Tìm thấy các nữ chiến binh là nguyên mẫu của truyền thuyết hoa Mộc Lan
Các nhà khảo cổ học Mông Cổ đã tìm thấy xác của hai nữ chiến binh cổ đại, trong đó phần xương sọ cho thấy hai chiến binh này đã từng luyện cưỡi ngựa và bắn cung.
Hài cốt của nữ chiến binh nhiều tuổi hơn (bên trái) cùng người chồng. Hai bộ hài cốt này được tìm thấy ở địa điểm khảo cổ ở Airagiin Gozgor, tỉnh Orkhon, phía Bắc Mông Cổ.
Hai phụ nữ này sống vào thời kỳ Tiên Ty, khoảng năm 147 đến 552 sau Công nguyên. Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động chính trị và chính là hoàn cảnh để bản trường ca hoa Mộc Lan ra đời.
Các nhà khảo cổ học ở Trường đại học bang California, Mỹ, nhận định có thể hai phụ nữ này rất khỏe mạnh, dẻo dai vì vào thời kỳ Tiên Ty, phụ nữ cũng được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa, đất đai, lãnh thổ không khác gì nam giới. Nhiều nhà sử học cho rằng Mộc Lan gắn liền với thời kỳ Tiên Ty. Có rất nhiều nghiên cứu về trường ca Mộc Lan và nghiên cứu lần này càng khẳng định điều đó.
Trong trường ca này, Mộc Lan gia nhập quân đội để cha cô khỏi phải đi lính, nhưng vào thời đó, Trung Quốc không có chế độ quân dịch bắt buộc. Hơn nữa, trường ca này cũng nói rằng Mộc Lan chiến đấu cho các thủ lĩnh Mông Cổ. Mặc dù vậy, các tác giả người Trung Quốc là những người đầu tiên ghi lại trường ca này, đó có thể là lý do vì sao truyền thuyết này được coi là câu chuyện của người Trung Quốc.
Video đang HOT
Nghiên cứu này được tiến hành ở cả Trung Quốc và Mông Cổ trong suốt 16 năm qua. Trong cuộc khai quật khảo cổ một nghĩa địa ở Airagiin Gozgor, thuộc tỉnh Orkhon, phía Bắc Mông Cổ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hài cốt của hai nữ chiến binh. Bốn năm qua, các nhà nghiên cứu đã phân tích phần xương còn lại của 29 người cổ đại thuộc hàng có vai vế được chôn ở nghĩa địa này (16 nam, 10 nữ và 3 người chưa xác định) và phát hiện ra những dấu vết của việc cưỡi ngựa, bắn cung và chấn thương trong thời gian dài.
Cụ thể là, ở những điểm có cơ bám vào xương thì những dấu vết này lớn hơn, chứng tỏ cơ được sử dụng cho những việc nặng nhọc, như là bắn cung. Các chỉ dẫn về vận động lặp đi lặp lại trên ngón tay cái cũng khẳng định người này sử dụng cung tên và có các kiểu chấn thương cột sống thường gặp ở người cưỡi ngựa.
Trong khi nhiều đàn ông và người lớn có các dấu hiệu của việc bắn cung và cưỡi ngựa và một số phụ nữ thì hoặc bắn cung hoặc cưỡi ngựa, thì hai nữ chiến binh này có dấu hiệu của cả hai hoạt động.
Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khảo cổ học Christine Lee, nói rằng “có thể họ là những người rất tài giỏi, họ làm những việc mà nam giới cũng làm. Vì thế chúng ta có thể suy ra rằng họ đã có chút gì đó gọi là bình đẳng giới”.
Dù dưới bất kỳ hình thức nào, bình đẳng giới cũng vô cùng quan trọng vào thời đó ở châu Á. Ở nước láng giềng Trung Quốc khi đó, phụ nữ rất yếu thế. Người phụ nữ chuẩn mực không tham gia các việc lớn và phục tùng quyết định của người đàn ông trong nhà. Trong khi đó ở Mông Cổ, cụ thể là ở phía Bắc Mông Cổ thì phụ nữ không như vậy.
Nền văn hóa Mông Cổ không có chữ viết cho đến tận thời của Thành Cát Tư Hãn (năm 1162 đến 1226), nhưng các nền văn hóa khác, trong đó có Trung Quốc, Triều Tiên và Ba Tư đã có chữ viết và ghi lại cuộc sống người Mông Cổ. Vào khoảng những năm 900 sau Công nguyên, phụ nữ Mông Cổ được sống tự do trong khi điều này không có trong các nền văn hóa khác cùng thời.
Mông Cổ đã có các nữ hoàng chỉ huy quân đội và tiếp đón các sứ thần của Giáo hoàng. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng được thừa kế tài sản và quyết định chọn ai làm chồng. Nhà khảo cổ học Lee nói rằng “nếu từ thời năm 900 sau Công nguyên mà họ đã độc lập như vậy thì tôi cho rằng chúng ta có thể suy ngược lại, ít nhất là vài trăm năm trước đó, họ cũng như vậy, bởi vì sự độc lập ấy phải bắt nguồn từ đâu đó.”
Bà Lee cũng nhấn mạnh rằng người Trung Quốc đã tuyên truyền về phụ nữ Mông Cổ rằng việc phụ nữ nắm quyền là điều kinh khủng, những phụ nữ đó được tự do quá mức, không đoan trang và là những người vợ xấu xa. Thực chất, người Trung Quốc miệt thị tất cả những người sống ở bên kia biên giới phía Bắc.
Trong hai nữ chiến binh được tìm thấy, một người hơn 50 tuổi và người kia khoảng 20 tuổi. Có thể họ tập luyện bắn cung và cưỡi ngựa vì những kỹ năng này cần thiết cho cuộc sống vào thời kỳ bất ổn chính trị mà sau đó là sự sụp đổ của triều đại nhà Hán ở Trung Quốc vào năm 220 sau Công nguyên.
Hai người này đều không có dấu hiệu của vết thương do chiến tranh. Điều này có thể do họ thuộc dòng dõi cao quý và không phải tham gia các cuộc chiến đấu trên chiến trường.
Tranh cãi về "đường phố Mặt trời" tôn vinh Hoàng đế Octavian
Các nhà khoa học ở Torino (Ý) phát hiện ra rằng trong một vài ngày mỗi năm, Mặt trời mọc thẳng hàng với một trong những con đường chính của thành phố được xây dựng từ khoảng năm 28 trước Công nguyên (BC).
Nhà vật lý Guido Cossard, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu khảo cổ học Valdostan đã phát hiện ra hiện tượng này trên một con phố, ngày nay được gọi là Via Giuseppe Garibaldi. "Hiện tượng chỉ có thể được nhìn thấy trong một hoặc hai ngày vào đầu tháng 2. Nó chỉ hiển thị trong vài phút, từ khoảng 8 giờ đến 8 giờ 5 phút. Không nhiều người biết về hiện tượng này" - ông Cossard nói.
Hiện tượng mọc thẳng hàng là có chủ ý và các nhà xây dựng cổ xưa của thành phố Torino đã xây dựng con đường để Mặt trời mọc trực tiếp dọc theo nó vào ngày mùng 5/2, ngày mà các ghi chép cổ đề cập rằng Hoàng đế La Mã Octavian (còn gọi là Augustus) được trao danh hiệu Pater Patriae, có nghĩa là "cha của đất nước". Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, hiện tượng này có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và không có chủ đích, giống như Manhattanhenge ở thành phố New York.
Các ghi chép cổ có viết rằng vào ngày 5/2 của năm 2 BC, thượng viện La Mã đã phong tặng danh hiệu "Pater Patriae" cho Octavian. Vào thời điểm đó, ông đã là người cai trị duy nhất của Đế chế La Mã trong vòng 28 năm, sau khi đánh bại Marc Antony và Cleopatra vào năm 30 BC.
Tuy nhiên, có một vấn đề với việc liên kết sự kiện này với con đường Mặt trời; Via Giuseppe Garibaldi được xây dựng vào khoảng năm 28 BC, khoảng 26 năm trước khi Octavian nhận được danh hiệu nổi tiếng của mình. Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học lưu ý rằng không có lễ hội hay lễ kỷ niệm lớn nào khác được biết đến diễn ra vào ngày 4 - 5/2. Hơn nữa, danh hiệu của Octavian có thể không có mối liên hệ đặc biệt đáng nhớ nào với ngày mà Octavian nhận được nó. Trong khi danh hiệu "Pater Patriae" được trao cho Octavian vào năm thứ 2 BC, thì danh hiệu này có thể đã từng được sử dụng sớm hơn nhiều, Cossard cho biết.
Các học giả không tham gia nghiên cứu nói rằng, họ không tin danh hiệu này đã được sử dụng trong năm 28 BC và được ăn mừng vào thời ngày 5/2. Nhưng có thể có một lý do nào khác cho hiện tượng Mặt trời mọc thẳng hàng này, có thể là Torino được thành lập vào hoặc gần ngày 5/2 và hiện tượng có thể đã đánh dấu sự thành lập của thành phố.
Trong khi các nhà sử học có thể sẽ tiếp tục còn tranh luận về việc liệu hiện tượng này xảy ra là có chủ đích hay không, có một điều chắc chắn rằng, vẻ đẹp của nó là không phải bàn cãi.
"Cả một đời tôi chưa chứng kiến điều gì kinh khủng như vậy": Ong "sát nhân" giết chết 50 người mỗi năm ở Nhật Bản đã chính thức tới Hoa Kỳ Những kẻ sát nhân khổng lồ đến và hủy diệt nhiều tổ ong tại Washington. Những con ong mật bị tàn sát, xác nằm chất chồng hàng ngàn con, đầu lìa khỏi cổ. Vào một ngày của tháng 11/2019, Ted McFall (Blaine, Washington, Mỹ) mở nắp thùng xe tải, kiểm tra các tổ ong mình nuôi. Ngay từ khi nhìn vào cửa kính,...