Tìm thấy biến thể HIV độc lực cao có hơn 500 đột biến
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra một chủng HIV có độc lực cao ẩn náu ở Hà Lan trong nhiều thập niên qua.
Biến thể VB của virus HIV được phát hiện có đến hơn 500 đột biến. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST
AFP ngày 4.2 đưa tin các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra một chủng virus HIV mới có độc lực cao. Tuy nhiên, vì các phương pháp điều trị hiện đại vẫn hiệu quả, phát hiện này “không gây báo động”.
Phát hiện được công bố ngày 3.2 trên tạp chí Science. Theo đó, những bệnh nhân bị nhiễm “biến thể VB” có nồng độ virus HIV trong máu cao hơn 3,5-5,5 lần và hệ thống miễn dịch cũng yếu đi nhanh hơn so với những người bị nhiễm các biến thể khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng sau khi bắt đầu điều trị, khả năng phục hồi và sống sót của người có biến thể VB tương tự bệnh nhân nhiễm các biến thể HIV trước đó. “Không cần báo động vì sự xuất hiện của biến thể mới này”, AFP dẫn lời nhà dịch tễ học Chris Wymant của Đại học Oxford, tác giả chính bài báo, cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, biến thể VB có thể xuất hiện vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 ở Hà Lan, nhưng bắt đầu suy giảm vào khoảng năm 2010. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng 109 người bị nhiễm biến thể VB. Trong số này, chỉ 4 người sống bên ngoài Hà Lan, nhưng vẫn ở khu vực Tây Âu.
Công trình nghiên cứu trên cũng củng cố lý thuyết rằng virus có thể tiến hóa để có độc lực cao hơn. Ngoài VB, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 là một ví dụ gần đây của lý thuyết này. Do đó, việc phát hiện ra biến thể VB “là một lời cảnh báo chúng ta đừng bao giờ quá tự tin và cho rằng virus sẽ có độc lực giảm dần”, ông Wymant nói thêm.
Virus HIV phát triển không ngừng. Gần như trong mỗi bệnh nhân HIV đều có một chủng virus khác nhau. Biến thể VB mới nhất được phát hiện có hơn 500 đột biến.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể xác định được đột biến di truyền nào trong biến thể VB đã khiến độc lực của virus tăng lên. Các nhà khoa học cũng hy vọng các nghiên cứu trong tương lai sẽ có thể làm được điều này.
Tiêm vaccine nhanh nhất, tập trung ưu tiên giảm ca COVID-19 nặng, giảm tử vong
Biến chủng Omicron đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lây lan, làm tăng gánh nặng lên hệ thống y tế và tử vong.
Video đang HOT
Do đó nhiệm vụ trước mắt cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng quản lý rủi ro; tập trung ưu tiên mục tiêu giảm ca nặng, giảm tử vong.
Nguy cơ biến chủng Omicron lây lan trên diện rộng rất cao
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhất là việc ứng phó với biến chủng mới Omicron; việc lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác phòng, chống dịch cho biết biến chủng Omicron xuất hiện từ tháng 11/2021 với độ lây nhiễm cao hơn nhiều so với chủng Delta, lây lan đối với cả người tiêm đủ 2 mũi vaccine, tăng nguy cơ quá tải hệ thống y tế và tử vong nhiều người.
Đến nay có hơn 120 nước đã ghi nhận các ca nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, Chính phủ cho biết đến nay dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các tỉnh, thành phố đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với số ca nhiễm mới khoảng 15.000 ca/ngày tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nguy cơ biến chủng Omicron lây lan trên diện rộng rất cao
Báo cáo của Chính phủ cho biết Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh nhiễm biến chủng Omicron; nguy cơ Omicron lây lan trên diện rộng là rất cao. Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả do biến chủng Omicron và thậm chí sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron.
Báo cáo của Chính phủ cũng dẫn thông tin của Tổ chức y tế thế giới cho biết: biến thể Delta và Omicron là mối đe dọa kép làm gia tăng các ca mắc từ đó dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng lên đột biến, tiếp tục gây áp lực lớn lên các nhân viên và hệ thống y tế.
Nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa sự xâm nhập và lây lan của biến chủng Omicron, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh, nhất là các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận biến thể mới. Đến nay tất cả trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đã phát hiện đều được quản lý, theo dõi y tế chặt chẽ, phù hợp.
Cơ bản đảm bảo kịp thời các loại thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19
Theo báo cáo của Chính phủ, với mục tiêu giảm ca chuyển nặng, giảm tử vong, người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế một cách sớm nhất, Chính phủ đã chỉ đạo chủ động các phương án điều trị, trong đó tăng cường năng lực (về nhân lực, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm...) ngay tại cơ sở, thiết lập hệ thống hồi sức, chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở (xã, phường, thị trấn), tại nhà; bảo đảm các trường hợp nhiễm vi rút đều được theo dõi y tế, chăm sóc sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất; trong đó tập trung kiểm soát các trường hợp nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và giảm thiếu đến mức tối đa các trường hợp tử vong.
"Theo thống kê sơ bộ, số tử vong đã giảm từ khoảng 300-350 ca/ngày (thời kỳ đỉnh dịch) xuống còn trên 200 ca/ngày; chủ yếu là những người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) là người chưa tiêm vaccine. Số ca bệnh nặng giảm sâu (giảm đến 2/3) so với thời kỳ đỉnh dịch (tháng 8, 9/2021)"- báo cáo của Chính phủ thông tin.
Về thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, theo Chính phủ, đến nay, cơ bản đã đảm bảo kịp thời nhu cầu đối với các loại thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, ban hành các cơ chế, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu, cấp phép và nghiên cứu, sản xuất thuốc trong nước.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 30/12/2021 với các cơ chế đặc thù về quản lý thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách về phòng chống dịch.
Năm 2022: Vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và trách nhiệm của người dân là yếu tố quyết định trong cuộc chiến chống COVID-19
Sáng 5/1: Hơn 6.600 ca COVID-19 nặng; Họp xem xét cấp số đăng ký 4 loại thuốc có hoạt chất Molnupiravir điều trị F0
Tiêm vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã về đích trước 6 tháng
51 tỉnh, thành sử dụng thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19 có kiểm soát
Theo báo cáo của Chính phủ, thực hiện phương châm "4 tại chỗ", Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết 79/NQ-CP ngày 22/07/2021 và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 để các địa phương, đơn vị chủ động mua sắm.
Riêng đối với các thuốc kháng virus thời gian qua Bộ Y tế đã huy động tối đa các nguồn lực để cung ứng thuốc theo nhu cầu điều trị. Đã cấp theo nhu cầu đề xuất của các địa phương các loại thuốc Thuốc Remdesivir, Favipirav, Molnupiravir .
Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia điều trị COVID-19 được thu phí
Biến chủng Omicron đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lây lan, làm tăng gánh nặng lên hệ thống y tế và tử vong. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch theo hướng quản lý rủi ro; tập trung ưu tiên mục tiêu giảm ca nặng, giảm tử vong.
Trong đó, các giải pháp được Chính phủ đưa ra trong công tác phòng chống dịch gồm: xã hội hóa nguồn lực phòng chống dịch, vaccine, thuốc điều trị COVID-19, chủ động sản xuất, nhập khẩu thuốc đặc hiệu và đề cao ý thức nhân dân...
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 được thu phí trong trường hợp người bệnh tự nguyện; trường hợp các cơ sở y tế tư nhân được cấp có thẩm quyền huy động tham gia chăm sóc và điều trị người nhiễm COVID-19 thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bảo hiểm y tế trên địa bàn.
Tăng trạm y tế, nhân viên y tế theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính tại các tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao và các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao phù hợp với yêu cầu y tế
Tập trung nâng cao năng lực điều trị nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong. Bảo đảm tất cả mọi người nhiễm virus SARS-CoV-2 đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, tất cả các bệnh nhân COVID-19 được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất.
Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất, hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong Quý I/2022. Chủ động có kế hoạch, phương án tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi đến 11 tuổi theo khuyến cáo của WHO.
Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng quản lý rủi ro; tập trung ưu tiên mục tiêu giảm ca nặng, giảm tử vong
Thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch trong dịp Tết nguyên đán, mùa lễ hội xuân Nhâm Dần, trong đó quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người, tổ chức lễ hội; kiểm soát chặt chẽ người đến và đi từ vùng có dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển trong dịp Tết...
Cùng với các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình phòng chống dịch COVID-19...
Nghiên cứu mới: Cứ 100 người Việt thì 3 người có đột biến ung thư di truyền Nghiên cứu trên quy mô lớn lần đầu tiên về tần suất mắc ung thư di truyền của người Việt được tạp chí quốc tế Frontiers in Oncology đăng tải "tiết lộ" nhiều thông tin đáng lưu ý. Mới đây, tạp chí ung thư quốc tế Frontiers in Oncology đã chấp thuận đăng tải nghiên cứu của Viện Di truyền Y học (Gene...