Tìm thấy báu vật gây chấn động, có thể viết lại lịch sử Trung Quốc
Các báu vật mới được tìm thấy ở Tứ Xuyên cho thấy dấu vết của một nền văn minh cổ đại chưa từng được biết đến, có khả năng viết lại lịch sử Trung Quốc.
Các cổ vật được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi ở thị trấn Quảng Nguyên, Tứ Xuyên, nhà chức trách Trung Quốc xác nhận trong cuộc họp báo hôm 20/3, South China Morning Post đưa tin.
Các quan chức và nhà nghiên cứu tin rằng các cổ vật này thuộc về một nền văn minh có trình độ phát triển cao, đã tồn tại trong hàng nghìn năm, nhưng đến nay chưa được ghi nhận trong lịch sử.
Một trong các cổ vật đáng chú ý là chiếc mặt nạ bằng vàng. Đây có thể là đồ vật được các tu sĩ sử dụng trong nghi lễ tôn giáo.
Mặt nạ bằng vàng tìm thấy ở di chỉ Tam Tinh Đôi. Ảnh: Xinhua .
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một số cổ vật bằng đồng lớn và lâu đời nhất thế giới tại di chỉ Tam Tinh Đôi, trong đó có “cây sự sống” cao tới 4 m.
Video đang HOT
Những cổ vật mới được khai quật là bằng chứng về một nền văn minh bí ẩn có nền kinh tế thịnh vượng và công nghệ tiên tiến từng tồn tại.
Trung Quốc bắt đầu khai quật quy mô lớn ở di chỉ Tam Tinh Đôi từ năm 2019. Đến nay, nước này đã tìm thấy hơn 500 đồ tạo tác được làm từ vàng, đồng, ngọc bích, ngà voi, có niên đại hơn 3.000 năm.
Cổ vật ở Tứ Xuyên không có mối liên hệ với nền văn hóa sau này của Trung Quốc. Các nhà khảo cổ đến nay cũng chưa giải mã được các ký hiệu có trên cổ vật.
Chất lượng và độ tinh xảo của các cổ vật này vượt xa đồ tạo tác chế tạo cùng thời ở những khu vực khác tại Trung Quốc, kể cả ở vùng Trung Nguyên, cái nôi của triều đại nhà Thương quanh đồng bằng sông Hoàng Hà.
Trung Nguyên từ lâu được cho là trung tâm của nền văn minh Trung Quốc, với trình độ phát triển cao hơn so với các khu vực lân cận bị coi là “man di”.
Tuy nhiên, các phát hiện mới ở Tam Tinh Đôi cho thấy nền văn minh Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với những gì đã được biết và có khả năng sẽ bị viết lại.
Một phần của cổ vật làm bằng đồng phát hiện tại Tam Tinh Đôi. Ảnh: Xinhua .
Zhao Congcang, nhà khảo cổ học tại Đại học Tây Bắc, Tây An, cho biết các đồ tạo tác ở Tam Tinh Đôi là phát hiện gây chấn động.
Không những vậy, một số đồ tạo tác tương tự được tìm thấy ở vùng quanh sông Trường Giang và các nước Đông Nam Á. Điều này cho thấy nền văn minh bí ẩn đã tham gia “giao thương với nhiều khu vực khác”.
Tứ Xuyên nằm tại một khu vực lòng chảo màu mỡ, tách biệt với phần còn lại của Trung Quốc bởi các rặng núi.
Khu vực này chỉ trở thành một phần của Trung Quốc sau cuộc xâm lăng của nhà Tần năm 316 trước Công nguyên. Tuy nhiên, không có ghi chép chính thức về Tứ Xuyên trước khi nhà Tần kiểm soát khu vực này.
Miệt mài khai quật đường ống dẫn khí, một nhóm người bất ngờ tìm thấy 'báu vật dưới lòng đất'
Niên đại của "báu vật" này lên đến 3.000 năm.
Các nhà nghiên cứu đến từ Bảo tàng của thành phố Odense, Đan Mạch vừa có một cuộc khai quật kéo dài 1 năm trên đường ống dẫn khí mà được cho là nơi tồn tại của một thành phố cổ đại.
Trong cuộc khai quật đó, họ đã tìm thấy một thanh kiếm có niên đại từ thời đồ đồng thứ IV cuộn quanh bằng vải dệt và được đặt trong một hố sâu. Theo những nhà khảo cổ học, thanh kiếm thời đại đồ đồng kỳ lạ có niên đại khoảng 3000 năm trước, nó được sử dụng như một thứ lễ vật dùng trong một dịp trọng đại.
Trong thời kỳ này, những đồ vật giá trị thường được vận chuyển tới từ Trung Âu hoặc thường được chế tác thủ công tại chính địa phương đó.
Chánh thanh tra Jesper Hansen đã phát biểu rằng đây là thanh gươm có một không hai do sự kết hợp cùng lúc nhiều vật liệu trong công tác chế tạo nó. Khác với những thanh gươm thông thường, nó được đúc từ 1,3 kg đồng còn tương đối nguyên vẹn cùng chuôi kiếm được làm từ gỗ, sừng và cả dây quấn.
(Nguồn: Odense City Museums).
Ngoài ra, việc thanh gươm được bảo quản một cách trọn vẹn cũng khơi dậy nên sự hiếu kỳ của giới khảo cổ học.
Các nhà khảo cổ học đã cẩn thận vận chuyển nó tới phòng thí nghiệm của bảo tàng để thuận tiện cho việc đánh giá và bảo quản.
Theo phát biểu mới nhất từ phía bảo tàng, thanh kiếm sẽ được tách rời hai phần thân kiếm và chuôi kiếm để tiện lợi cho việc nghiên cứu từng loại một. Ngoài ra, các vật liệu của thanh gươm như vải sợi, sừng hay gỗ sẽ được tiến hành lấy mẫu và định tuổi bằng cacbon-14 để có thêm thông tin chính xác nhất.
Những vật liệu kim loại còn lại sẽ được tiến hành nghiên cứu kỹ hơn để xác định chính xác thanh gươm được làm từ loại kim loại nào. Sau khi quá trình nghiên cứu và thẩm định kết thúc, thanh gươm bí ẩn này sẽ được lắp ráp lại và trưng bày tại bảo tàng văn hóa lịch sử Montergarden tại Odense, Đan Mạch.
Bí ẩn mộ cổ ngàn năm đầy vàng mang biểu tượng tình yêu Một khu mộ cổ tập thể được cho là của các quý tộc người Viking đã gây ngạc nhiên bởi những báu vật bằng vàng tinh xảo và độc đáo. Tại địa điểm khảo cố Aska, cách thủ đô Stockholm của Thụy Điển khoảng 36 km, các nhà khảo cổ đã khai quật được một sảnh tiệc lớn trong khu mộ cổ tập...