Tìm thấy 6 người còn sống sau đắm tàu ở Indonesia
Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA) ngày 30/8 cho biết một tàu chở hàng đã cứu được sáu nạn nhân trong vụ chìm tàu chở người tị nạn ở ngoài khơi Eo biển Sunda của Indonesia hôm 29/8 vừa qua, nhưng không có dấu hiệu gì của 144 người khác trên tàu.
Vị trí chìm tàu trên bản đồ. (Nguồn: Google Maps)
Tàu APL Bahrain đã phát hiện ra những người này sau khi họ đã ngâm mình dưới nước biển gần một ngày và các nhân viên cứu hộ Indonesia đã chấm dứt nỗ lực tìm kiếm.
“Chúng tôi xác nhận rằng sáu người sống sót đã được một tàu chở hàng cứu,” một người phát ngôn của Cơ quan an toàn biển Australia (AMSA) nói với AFP, đồng thời cho biết không rõ bao nhiêu người vẫn còn dưới biển.
“Tới giờ, không có thông tin gì về những người sống sót. Những người đã gọi cứu hộ nói có 150 người trên tàu và tàu gặp trục trặc động cơ.”
Video đang HOT
Cơ quan tìm kiếm cứu hộ quốc gia Indonesia (Basarnas) nhận được tín hiệu cấp cứu từ AMSA vào đầu ngày thứ Tư khi chiếc tàu gặp nạn phát đi tín hiệu cầu cứu ở vùng biển giữa Java và Sumatra, cách đảo Christmas của Australia 220 hải lý.
Basarnas đã cử hai tàu cứu hộ cảnh sát và hai trực thăng tới hiện trường nhưng họ trở về không tìm thấy gì. AMSA tiếp tục yêu cầu tàu Bahrain, tình cờ đáp lại tín hiệu cứu hộ, hỗ trợ họ tiến hành một cuộc tìm kiếm rộng hơn.
Thuyền trưởng tàu Bahrain nói thủy thủ đoàn của ông nghe thấy những tiếng la hét khi tàu đang dò tìm ở eo biển Sunda trong bóng tối.
“Chúng tôi tìm kiếm một cách có thứ tự. Lúc đó tôi nghĩ mình đã sắp bỏ cuộc thì nghe thấy tiến động và nhìn thấy họ dưới nước”, thuyền trưởng Manuel Nistorescu nói với báo Sydney Morning Herald. “Tôi đã cử thủy thủ đoàn ra đưa họ về, không dễ dàng… Trời rất tối.”
Ông cho biết những người được cứu khỏe mạnh và kể lại rằng máy bơm trên tàu của họ đã ngưng hoạt động khiến con tàu bị nhấn chìm dưới nước.
“Họ bị chết máy và nước tràn vào, và máy bơm để bơm nước ra bị hỏng, và chiếc tàu chìm. Đó là những gì họ nói với tôi,” Nistorescu cho biết.
Bộ trưởng an ninh nội địa Australia Jason Clare xác nhận sáu người đã được cứu và bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về những người vẫn còn mất tích, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
“Chúng tôi rất lo sợ cho rất nhiều người nữa”, ông Clare nói, đồng thời cho biết những người sống sót có khả năng sẽ được đưa tới Indonesia. “Đừng đánh giá thấp việc tìm ra người giữa biển khơi.”
AMSA cho biết ba tàu chở hàng khác vẫn đang ở hiện trường trong khi hai tàu tìm kiếm của Indonesia cũng đã lên đường.
Tàu hải quân Australia HMAS Maitland cũng sẽ tới hiện trường trong ngày hôm nay và hai máy bay P3 Orion cũng sẽ tham gia chiến dịch.
Australia đang phải đối phó với làn sóng những người vượt biên bằng đường biển, nhiều người sử dụng Indonesia làm trạm trung chuyển, trên những chiếc tàu không bảo đảm được điều kiện an toàn.
Caberra trong tháng này thông báo 300 người này đã thiệt mạng trên đường tới Australia và gần như mỗi ngày hải quân Australia đều bắt gặp và chặn những tàu này lại./.
Theo TTXVN
Tổng thống Syria ban hành sắc lệnh cải tổ nội các
Ngày 16/8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ban hành một sắc lệnh cải tổ nội các, bổ nhiệm ba bộ trưởng mới đứng đầu các Bộ Tư pháp, Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. (Nguồn: TTXVN)
Theo sắc lệnh trên, ông Saad Assalam al-Nayef sẽ phụ trách Bộ Y tế thay thế ông Wael al-Halqi, người được chỉ định làm Thủ tướng cách đây một tuần sau khi người tiền nhiệm của ông là Riad Hijab chuyển sang phe đối lập và hiện đang tỵ nạn ở Jordan.
Bộ Công nghiệp sẽ do ông Adnan Abdu as-Sahni đứng đầu và Bộ Tư pháp do ông Najem Hamad al-Ahmad đảm nhiệm.
Ngoài ra, Tổng thống Assad cũng bổ nhiệm ông Mohammad Akkad làm Tỉnh trưởng tỉnh miền Bắc Aleppo, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đã trở thành chiến trường chính trong cuộc xung đột hiện nay giữa quân đội chính phủ và phe đối lập ở Syria.
Trong diễn biến mới nhất, truyền hình nhà nước Syria đưa tin các đơn vị quân đội đang tiến hành một chiến dịch lớn tại tỉnh Aléppô và đã tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố. Phe đối lập cho biết quân chính phủ đã huy động pháo hạng nặng trong chiến dịch này.
Liên quan đến quyết định của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đình chỉ tư cách thành viên của Syria, ngày 16/8, truyền thông nhà nước Syria đã lên tiếng chỉ trích, đồng thời cáo buộc OIC là cơ quan phục vụ "chủ nghĩa thực dân của phương Tây".
Trước đó, cùng ngày, khi bế mạc hội nghị khẩn cấp ở thánh địa Mecca của Arập Xêút, OIC đã tuyên bố đình chỉ tư cách thành viên của Syria và bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực tại đây.
Phản ứng về việc này, nhật báo Tishrin cáo buộc OIC là "luật sư của ma quỷ," và các thành viên của OIC ủng hộ "các phần tử khủng bố," trong khi tờ Al-Baath của đảng cầm quyền mô tả hội nghị này là "hội nghị của chủ nghĩa cực đoan."
Trong phản ứng của mình, Iran cũng chỉ trích quyết định của OIC là "không công bằng vì điều này trái với Hiến chương của OIC."
Phát biểu với hãng thông tấn IRNA, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi cho rằng "Syria lẽ ra phải được mời tham dự hội nghị này để bảo vệ mình"./.
Theo TTXVN
Ecuador chính thức trao quy chế tỵ nạn cho ông chủ WikiLeaks Phản ứng trước quyết định này, Thuỵ Điển cho rằng lý do mà Ecuador đưa ra là không thoả đáng, trong khi đó, Anh đã bày tỏ sự thất vọng trước quyết định của Ecuador. Poster ủng hộ Assange bên ngoài sứ quán Ecuador ở London (Ảnh: Getty Images) Trong bản tin sáng ngày 16/8, hãng thông tấn nhà nước Mexico NOTIMEX dẫn...