Tìm thấy 38 bức phác thảo xúc động về bộ đội cụ Hồ
Sau sự kiện trao trả cuốn sổ “ Lá thư xuân” cho người thân một người lính Việt Nam, nhóm dự án về liệt sỹ Việt Nam của Úc mới phát hiện thêm 38 bản vẽ phác họa về bộ đội cụ Hồ trong trận chiến năm 1966.
38 bức phác thảo này được vẽ bằng chì than, ghi lại công tác huấn luyện và không khí sinh hoạt của một đơn vị bộ đội. Những bức vẽ tái hiện cảnh họp chi bộ, tập bắn, đào địa đạo, đánh máy chữ và cả giây phút các chiến sỹ cùng ngồi nấu trà…
Sau trận chiến ngày 18/8/1966 tại Long Tân – phía Nam thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu), quân đội Úc đã thu được rất nhiều tài liệu của chiến sĩ Việt Nam và gửi về Cục tình báo của Hoa Kỳ, trong đó có 38 bức phác thảo nói trên.
Theo ghi nhận của phía Úc và cả phía Việt Nam thì Long Tân là 1 trận đánh lớn. Phía Việt Nam có 2 lực lượng tham gia, gồm bộ đội chủ lực là Trung đoàn 275 (E 275) – 1 trong 3 trung đoàn của sư đoàn 5 – lực lượng chủ lực của miền Đông Nam Bộ và bộ đội địa phương của Bà Rịa Vũng Tàu (gồm tiểu đoàn 445 ( D445) và tiểu đoàn 440 ( D440)). Trong ngày giao tranh 18/8, có 397 lính Việt Nam bị chết.
Một bức phác họa tái hiện về không khí phòng triển lãm của đơn vị bộ đội
46 năm sau trận chiến Long Tân, ông Derrill De Heer – một thành viên thuộc nhóm dự án Liệt sĩ Việt Nam thuộc trường Đại học Tổng hợp New South Wales kết hợp với Học viện Quốc phòng Úc thông báo, năm 2011, có 1 cựu binh Úc từng tham chiến tại Việt Nam đã liên hệ với nhóm của ông Derrill nhờ tìm thân nhân hoặc chủ nhân của cuốn Sơ yếu lý lịch tên là Phan Thành Nhơn.
Đầu tháng 3/2012, phía ông Derrill đã mời MARIN – một Trung tâm thông tin về liệt sĩ của Việt Nam tham dự cuộc trao di vật đầu tiên này cho mẹ của liệt sĩ Phan Thành Nhơn là bà Nguyễn Thị Hiếu hiện đang sinh sống tại Đồng Nai.
Sau sự kiện trên, song song với việc tìm thông tin về nơi chôn cất chiến sĩ Việt Nam, phía Úc đã phát động toàn nước Úc tìm và trao trả đi vật chiến tranh cho phía Việt Nam. Nhóm ông Derrill De Heer đã tìm kiếm tài liệu di vật và họ đã phát hiện ra 38 bản vẽ phác thảo về bộ đội Việt Nam. Nhóm hoạt động này mong có thể tìm chủ nhân hay thân nhân của chủ nhân những bức phác thảo để trao trả lại. Trong trường hợp không tìm được chủ nhân hay thân nhân họ sẽ tặng lại cho 1 viện bảo tàng nào đó của Việt Nam.
Được biết, nhiều năm qua, nhóm hoạt động trong dự án Liệt sĩ Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc tìm và xác định tọa độ chôn cất các chiến sĩ Việt Nam để cung cấp thông tin cho phía Việt Nam. Tính đến thời điểm này, họ đã xác định có 4.000 cuộc đụng độ và xác minh được thông tin về hơn 4.000 liệt sĩ Việt Nam cung cấp cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung tâm MARIN.
Video đang HOT
Dưới đây là một vài hình ảnh trong số 38 bức phác thảo về bộ đội cụ Hồ được nhóm hoạt động của Úc tìm thấy sau trận chiến Long Tân:
Bức phác họa về một buổi họp chi bộ
Công tác huấn luyện, chuẩn bị vũ khí, đào địa đạo và chiến đấu
Hình ảnh một thư ký ngồi đánh máy chữ
Các chiến sỹ vui cùng các em nhỏ ở địa phương
Sau giờ thao trường là khoảng khắc thư giãn, riêng tư của những người lính cụ Hồ
Theo Dantri
Nét đẹp giữa đời thường
Em Nguyễn Văn Thuận, sinh năm 1994, thường trú tại xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ gắn với đồng ruộng, Thuận có 3 anh em nhưng em gái đã mất còn lại một em.
Đại úy Nguyễn Quốc Khánh đến thăm hỏi gia đình ông Lê Hữu Khoa,
thương binh hạng 1/4 ở cụm 559, xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội
Sống trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên từ bé Thuận vừa học vừa tham gia lao động sản xuất với ước mơ sau khi tốt nghiệp THPT sẽ trở thành anh bộ đội Cụ Hồ. Em đã đăng ký vào trường Sỹ quan Lục quân I. Cuối tháng 6-2012 nhận được giấy báo thi, cả gia đình đều mừng nhưng nỗi lo cứ hằn trên khuôn mặt của bố mẹ Thuận vì không có đủ tiền cho con đi thi đại học.
Biết được những điều mà bố mẹ đang trăn trở, Thuận đã động viên bố mẹ yên tâm, em sẽ sửa sang lại chiếc xe đạp cà tàng của gia đình đang sử dụng và đạp xe đến địa điểm thi. Như vậy vừa biết đường về Hà Nội, vừa biết đường đến trường Sỹ quan Lục quân I. Với suy nghĩ rất đơn giản nhưng quyết tâm cao, 13h ngày 29-6, Thuận tạm biệt gia đình với hành trang là 2 bộ quần áo, giấy báo thi, vài cuốn sách để ôn thi, một chai nước đun sôi để nguội được bỏ trong chiếc túi vải đã sờn cùng với chiếc xe đạp cà tàng hành quân về xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, Hà Nội là địa điểm thi theo giấy báo thi của trường Sỹ quan Lục quân I.
Sau 20 giờ đạp xe từ Yên Thành, Nghệ An, vượt qua khoảng 270km, đến 10h trưa 30-6, em đã đến xã Liên Ninh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km và cách địa điểm thi gần 70km. Do vừa mất ngủ, vừa mệt nên Thuận dừng lại hỏi đường. Đúng lúc ấy Đại úy Cảnh sát phụ trách xã Liên Ninh, CAH Thanh Trì, Hà Nội - Nguyễn Quốc Khánh, sau ca trực đang trên đường nắm tình hình địa bàn để bàn giao cho đồng đội thấy một thanh niên người cao, gầy, đen trũi, nét mặt mệt mỏi, Đại úy Khánh liền hỏi cháu ở đâu đến Hà Nội, cần tìm nhà ai.
Được em Thuận kể lại hành trình đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học của mình, Đại úy Khánh xúc động trước nghị lực của một thanh niên hiếu học nên đã động viên Thuận gửi xe đạp lại và mình sẽ dùng xe máy chở Thuận đến địa điểm thi. Trước sự nhiệt tình và trách nhiệm của Đại úy Khánh, Thuận hơi do dự, nhưng được một số người xã Liên Ninh nói rằng: "Chú Khánh là cảnh sát khu vực được bà con ở đây quý lắm, chú Khánh sẽ đưa cháu đi, còn xe đạp chúng tôi sẽ cất cho, nếu mất chúng tôi sẽ bắt đền chú Khánh".
Tất cả đều cười vui và Thuận đã lên xe máy để Đại úy Khánh chở đến huyện Thạch Thất. Vừa đi vừa hỏi đường về địa điểm thi là trường THPT Hai Bà Trưng thuộc xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, Đại úy Khánh gặp bác Nguyễn Thị Năm, ở xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, cách địa điểm thi của Thuận 4km. Sau khi nghe Đại úy Khánh hỏi đường và tâm sự về ý chí và nghị lực của cháu Thuận, bác Năm vui vẻ nói với Đại úy Khánh "Nếu chú tin tôi thì chú đưa cháu Thuận về nhà tôi ở, tôi sẽ bố trí cho cháu nơi ăn, chốn nghỉ để cháu ôn thi những ngày còn lại và tôi sẽ cho con trai tôi đã tốt nghiệp đại học đưa cháu đi thi". Đại úy Khánh thở phào nhẹ nhõm vì đã tìm được nơi ăn, chốn nghỉ cho cháu Thuận. Bữa cơm trưa hôm ấy của gia đình bác Năm với Đại úy Khánh, cháu Thuận thật là ấm cúng, tràn đầy tình cảm giữa thí sinh nghèo hiếu học với chiến sỹ công an vì nhân dân phục vụ và tấm lòng nhân hậu của người dân Thủ đô.
Theo ANTD
Vẽ chân dung Bác Hồ bằng tem Thể hiện sự kính yêu, ngưỡng mộ Bác Hồ theo cách của riêng mình, ông Lâm Thành Ron ở xã Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi đã cất công sưu tầm tem để ghép chân dung Bác. Anh lính có thú sưu tầm tem Rời quân ngũ đã 40 năm, nhưng ông Ron vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên làm "Bộ...