Tìm sức hút cho gameshow truyền hình
Những năm qua các gameshow, truyền hình thực tế đã trở thành những “đặc sản” với khán giả xem đài.
Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật chung, các chương trình phải đối mặt với sự thoái trào, dừng sản xuất theo thời gian.
Đường Lên Đỉnh Olympia là một trong những chương trình có “tuổi thọ” cao nhất trong các chương trình truyền hình thực tế.
Chính thức có mặt trên các kênh sóng các đài truyền hình từ những năm 2012 – 2013, đến nay đã có hàng nghìn chương trình gameshow, truyền hình thực tế được sản xuất.
Về lĩnh vực giải đố, hỏi – đáp kiến thức có thể kể đến như Chiếc Nón Kỳ Diệu, Nhanh Như Chớp, Rung Chuông Vàng, Vua Tiếng Việt… Lĩnh vực ca nhạc, thể thao, hài kịch là Trò Chơi Âm Nhạc, Ơn Giời Cậu Đây Rồi, Ký Ức Vui Vẻ, Cầu Thủ Nhí… Hẹn hò, tình yêu có Người Ấy Là Ai, Bạn Muốn Hẹn Hò…
Đặc biệt, ở nội dung truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng trong những năm qua đã “chắp cánh” cho hàng loạt tài năng trẻ trở thành những “ngôi sao” mới của làng nghệ thuật Việt Nam. Như lĩnh vực âm nhạc là Giọng Hát Việt, Thần Tượng Bolero, Rap Việt… Người mẫu, thiết kế thời trang là Vietnam’s Next Top Model, Project Runway Vietnam…
Video đang HOT
Chương trình Ca Sĩ Mặt Nạ đang tạo sức hút với khán giả.
Có thể nói, chỉ với một vài thống kê nhỏ đã cho thấy các gameshow, truyền hình thực tế sau một thời gian hình thành, giờ đã trở thành những “đặc sản” không thể thiếu của các đài truyền hình. Chỉ cần mở tivi, kênh giải trí bất kỳ đều có đủ chương trình với nhiều hình thức khác nhau. Nhiều gameshow tạo sức hút riêng, được đông đảo khán giả đón nhận. Thậm chí với nhiều đài truyền hình như VTV, HTV, Vĩnh Long… luôn được ưu ái đưa vào phát sóng các chương trình ở các khung giờ “vàng”.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sau một thời gian tạo hiệu ứng gameshow Việt đều phải trải qua những bước thăng trầm và tình trạng thoái trào tất yếu sẽ xảy ra. Bởi thực tế những yếu tố mới, lạ trong các chương trình chỉ có thể thu hút được khán giả ở một, hai mùa đầu tiên, càng về sau, sức hút của chương trình càng giảm.
Ở đó, các chương trình được “Việt hóa” nhiều nhất là tìm kiếm tài năng, những sân chơi mà người chơi là các nghệ sĩ. Điều này dẫn đến tình trạng các cuộc thi ngày càng vắng bóng thí sinh tài năng, còn các sân chơi “nhẵn mặt” một số nghệ sĩ tham gia. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào các phiên bản nước ngoài cũng đang dần làm cho các chương trình mất điểm. Trong khi đó, các nhà sản xuất chương trình gameshow thuần Việt vẫn trong giai đoạn vừa làm vừa tìm tòi nên nhìn chung còn khá dè dặt, chưa mạnh dạn đầu tư những format mới lạ. Hầu hết các đơn vị sản xuất vẫn đang có tâm lý “nghe ngóng”, chờ đợi kiểm chứng về hiệu ứng khán giả cũng khiến nhà sản xuất chưa dám bứt phá.
“Người Ấy Là Ai” sau 4 mùa phát sóng vẫn tạo ra sức hút với khán giả truyền hình.
Thực tế cho thấy, đến nay chỉ còn một vài chương trình như Ai Là Triệu Phú, Đường Lên Đỉnh Olympia còn bền bỉ phát sóng, đa số chương trình khác đã dần thoái trào, có thời điểm “lép vế” hoàn toàn trước sự xuất hiện của gameshow nước ngoài.
Nhìn nhận về vấn đề này, nhà biên kịch Thanh Hương cho rằng, gameshow vẫn là một “món ăn” cần có của truyền hình, góp phần tạo sự đa dạng nhưng cần chất nhiều hơn lượng. Sự tinh tế, chuẩn mực và thu hút bằng sáng tạo hướng đến giá trị nhân văn, giải trí nhưng lịch sự, không phản cảm sẽ được lòng khán giả hơn.
Với sự “bùng nổ” của các gameshow, truyền hình thực tế không thể phủ nhận những “cuộc đua” gay cấn giữa các nhà đài, thậm chí trong nội bộ các đài truyền hình. Bởi việc thành hay bại của mỗi chương trình phụ thuộc rất nhiều vào số lượng người xem.
Thế nhưng, để tạo được niềm tin từ khán giả là điều không dễ dàng có được mà phải tạo dựng qua thời gian dài. Để gameshow khởi sắc luôn là những món “đặc sản” thì mỗi ekip sản xuất cần xây dựng niềm tin khán giả bằng những chương trình chất lượng, tinh tế, sự sáng tạo chứ không phải cóp nhặt để tạo phiên bản na ná nhau mà ai cũng có thể nhận ra.
Trấn Thành bày tỏ lý do vì sao hay khóc và có tên gọi "Thành Cry"
Liên tục bị khán giả chỉ trích vì "cứ lên gameshow là khóc", Trấn Thành đã lên tiếng giải thích.
Trấn Thành lên tiếng khi bị chỉ trích khóc quá nhiều. Ảnh: CTCC.
Trấn Thành hiện vẫn đang là ngôi sao được săn đón trong showbiz. Ở mỗi chương trình anh tham gia đều có sự quan tâm nhất định từ phía khán giả.
Sẽ chẳng có gì để phải tranh cãi khi liên tục gần đây nhiều khán giả cho rằng họ phát chán vì cứ lên gameshow là thấy cảnh Trấn Thành khóc. Thậm chí, trong họp báo ra mắt sản phẩm âm nhạc mới của ca sĩ Ali Hoàng Dương, anh cũng khóc.
Nhiều khán giả cho rằng, việc nghệ sĩ xúc động trước những màn trình diễn hay những câu chuyện ý nghĩa là không có gì lạ. Tuy nhiên, có không ít tình huống, nhiều người thấy nam MC bật khóc không hiểu lý do. Chính vì thế, nhiều khán giả còn đặt nickname cho anh là "Thành Cry" (tức Thành hay khóc).
Mới đây, Trấn Thành lên tiếng giãi bày. Nam nghệ sĩ cho biết, anh biết được hết những phản ứng của khán giả thời gian qua. Anh đồng ý nếu thấy khóc ở tần suất nhiều quá thì không thể trách khán giả phản ứng. Tuy nhiên, anh cho biết không thể kiềm chế được. Anh cũng đã từng nghĩ đến chuyện cố nín khóc, thử làm nhưng không được.
"Nick name "Thành Cry" là cái nick được đặt ra một cách dè bỉu nhất mọi thời đại. Nó là biểu tượng của sự mỉa mai về một đứa mít ướt, diễn lố về cảm xúc. Và thưa quý vị, tôi có thấy những điều đó. Việc tôi khóc xảy ra một cách dĩ nhiên, như kiểu tới mùa mưa thì trời cứ thế mà mưa. Nó thường xuyên đến mức làm người ta phát bực, khó chịu, chướng mắt và thậm chí... phản cảm" - nam MC nói.
Trấn Thành khóc ở "Ca sĩ mặt nạ". Ảnh: CTCC.
Trấn Thành lý giải và đặt vấn đề thêm: "Khi tôi nghe một ca sĩ hát, trong đầu tôi có câu chuyện mà họ kể. Tôi hình dung được mối tình dang dở đó, ký ức đau buồn đó. Tôi xót xa.
Không chỉ như thế, trước mắt tôi là một đồng nghiệp hay và tài năng, vì một lý do nào đó mà họ phải ngừng lại sự nghiệp, hay đánh mất cảm xúc trong một thời gian dài. Hôm nay, họ tái sinh, thăng hoa trong âm nhạc. Tôi mừng cho hiện tại của họ, xót cho quá khứ của họ và hy vọng cho tương lai của họ nên nước mắt chảy ra.
Khi bạn nghe một đứa em thân với mình (khá đẹp trai, sống tử tế, rất cố gắng để làm nghề và hát rất hay) thành thật thốt ra với khán giả: "Tôi không đủ tiền để làm 1 cái MV ra hồn", nếu bạn là tôi, nước mắt bạn có ứa ra không?".
Anh cũng phủ nhận việc khóc quá nhiều là để diễn xuất. Bởi theo Trấn Thành, khi khóc mũi vừa nghẹt, phấn son trôi và lên hình rất xấu. Hơn nữa, anh không thể diễn trong thời gian dài như thế để bị khán giả ghét. Anh thừa nhận không giỏi trong việc kiểm soát cảm xúc, nhưng luôn hạnh phúc và tự hào vì sự nhạy cảm này.
"Với tôi, nó (tức việc dễ xúc động) là món quà từ thượng đế. Nó giúp tôi thăng hoa trong nghệ thuật để kể chuyện được bằng những góc nhìn mà người khác ít thấy. Nó giúp tôi tránh xa khỏi sự vô tâm, lãnh cảm và thờ ơ trước mọi thứ xảy ra với mình, dạy tôi biết cách yêu thương những người xung quanh dù lạ hay quen. Giữ cho trái tim của một người nghệ sĩ luôn đủ ấm để lan tỏa tình yêu thương", Trấn Thành chia sẻ.
Anh cũng nhắn nhủ công chúng đừng xem việc ai đó cảm động trước một điều gì đó trong cuộc sống là bất thường. Và, mọi người có thể tin anh hoặc không, có thể tiếp tục yêu thích anh hoặc không, hoặc có thể đặt cho anh nhiều nickname khác nhưng anh vẫn sẽ như vậy. Theo Trấn Thành, anh mệt mỏi trong việc cố gắng không khóc để làm vừa lòng tất cả.
Lê Dương Bảo Lâm lần đầu khóc nghẹn ở '2 ngày 1 đêm', nguyên nhân vì 1 người Thường xuyên pha trò lầy lội ở "2 ngày 1 đêm" nhưng Lê Dương Bảo Lâm lại rơi nước mắt trong tập cuối cùng khiến khán giả xúc động. Tập cuối 2 ngày 1 đêm để lại cho khán giả nhiều cảm xúc với những tâm sự lần đầu được chia sẻ của các thành viên sau khi trải qua chặng hành trình...