Tìm ra “thủ phạm” xả nước đen ngòm ra bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng
Sở Xây dựng phát hiện công trình do Công ty CP TMS Hotel Đà Nẵng làm chủ đầu tư xả thải ra môi trường và đã đình chỉ thi công dự án.
Nhiều khu vực gần các bãi tắm ở Đà Nẵng như Mỹ Khê, Thọ Quang… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước sinh hoạt từ các khách sạn, nhà hàng chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường.
Ngày 6.8, ông Lê Tùng Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết sau khi báo chí phản ánh tình trạng nước thải tràn ra khu vực biển gần bãi tắm Mỹ Khê, Sở Xây dựng đã cho người kiểm tra.
Lực lượng chức năng phát hiện, việc nước thải xả tràn ra biển tại cửa xả Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) có liên quan đến công trình khách sạn tại vị trí lô A3 đường Võ Nguyên Giáp (thuộc khu phức hợp đô thị, TMDV Royal Era 1 do Công ty CP TMS Hotel Đà Nẵng là đơn vị chủ đầu tư và Công ty cổ phần Xây dựng Hồng Trí Việt là nhà thầu thi công).
Nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường biển Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Công trình này được Sở Xây dựng cấp giấy phép ngày 26.6, với quy mô 2 tầng hầm và 25 tầng nổi. Tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư đang triển khai đào đất xây dựng hầm và bơm nước ra khỏi công trình vào hệ thống thoát nước thải tại khu vực.
Sở Xây dựng nhận thấy việc bơm nước hạ mực nước ngầm để thi công móng của dự án góp phần làm gia tăng lưu lượng cần xử lý của hệ thống thoát nước tại khu vực, làm quá tải hệ thống bơm nước thải của thành phố, gây hiện tượng tràn nước thải ra khu vực ven biển tại cửa xả thải Mỹ An.
Video đang HOT
Do chủ đầu tư đã tiến hành đấu nối xả thải khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, ngày 4.8 Thanh tra Sở Xây dựng đã lập biên bản đình chỉ thi công công trình.
Sở Xây dựng Đà Nẵng giao Đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn phối hợp UBND phường Mỹ An giám sát việc ngừng thi công công trình, kịp thời báo cáo các đơn vị chức năng trong trường hợp chủ đầu tư không chấp hành.
“Thanh tra Sở Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát xử lý vi phạm đối với trường hợp nêu trên và các trường hợp khác có liên quan việc đấu nối xả nước vào hệ thống thoát nước khi chưa được phép”, văn bản nêu.
Sở này cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Chi cục Môi trường, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thường xuyên kiểm tra việc xả nước không phép tại các công trình xây dựng vào hệ thống thoát nước thành phố, đặc biệt là khu vực ven biển, ven sông…
Theo Đoàn Nguyên (Zing)
Cho phép Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn xả nước thải sinh hoạt ra biển
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định cấp phép cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn được xả nước thải sinh hoạt trong xây dựng Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn vào nguồn nước ven bờ biển thuộc xã Hải Yên, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa ông Nguyễn Đức Quyền vừa ký quyết định số 396 /GP-UBND cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (điều chỉnh lần 1, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 203/GP-UBND ngày 2/6/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh).
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Lọc hóa dầu Nghi Sơn) được xả nước thải vào nguồn nước (nước thải sinh hoạt trong xây dựng Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn ), tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Nguồn nước tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ (khu vực xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia). Vị trí xả thải là công trình thu gom, trạm xử lý nước thải đặt trong khu đất được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BP 92323, tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Vị trí xả nước thải theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 độ, múi chiếu 3 độ, cửa xả ra vùng biển ven bờ xã Hải Yên, huyện Tĩnh Gia. Lưu lượng nước xả thải trung bình 200m3/ngày đêm; lưu lượng nước xả thải lớn nhất 600m3/ngày đêm. Nước thải được xả theo phương thức tự chảy kết hợp với bơm chuyển tiếp. Chế độ nước xả thải 24h/ngày đêm.
Chất lượng nước thải, giá trị thông số các chất ô nhiễm toàn bộ nước thải sinh hoạt trong xây dựng của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, được phép xả thải vào nguồn nước không vượt quá giá trị quy định tại QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
Giấy phép này có giới hạn đến ngày 2/6/2019. UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Lọc hóa dầu Nghi Sơn tuân thủ các nội dung quy định tại Điều 1 của giấy phép này, nếu có thay đổi phải được cơ quan cấp phép đồng ý bằng văn bản. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2, Điều 38 của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
Lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện quan trắc liên tục lưu lượng nước thải qua đồng hồ đo lưu lượng xả thải ở đầu ra sau bể khử trùng, trước khi đấu nối vào mương thoát nước chung của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn dẫn ra cửa xả vùng ven bờ biển; quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sinh hoạt xây dựng của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, trước khi xả vào vùng ven bờ biển xã Hải Yến với tần suất quan trắc 3 tháng/lần.
Quan trắc định kỳ chất lượng nước biển ven bờ tại vị trí cách điểm xả; các thông số quan trắc theo QCVN 10-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ với tần suất quan trắc 3 tháng/lần. Lập sổ theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện quan trắc nước thải và nước nguồn tiếp nhận.
Thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình, bảo đảm các thông số chất lượng nước thải luôn đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận; thực hiện đúng các cam kết như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp phép. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có bất kỳ thông số nào không đạt quy chuẩn và ngừng ngay việc xả nước thải để thực hiện các biện pháp khắc phục.
Đồng thời, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tài nguyên nước và môi trường các cấp; nếu có sự cố bất thường liên quan đến việc xả nước thải phải ngừng ngay xả thải, chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị cần thiết để sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước; đồng thời báo cáo kịp thời về Sở TN&MT Thanh Hóa, chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý.
Hàng năm trước ngày 15/12, Lọc hóa dầu Nghi Sơn tổng hợp báo cáo Sở TN&MT, UBND huyện Tĩnh Gia, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp về tình hình thu gom, xử lý nước thải, xả nước thải và các vấn đề phát sinh trong quá trình xả nước thải; các kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải và nguồn nước tiếp nhận theo quy định.
Tháng 9 vừa qua, tại vùng ven biển huyện Tĩnh Gia xuất hiện cá chết hàng loạt
Bên cạnh đó, Lọc hóa dầu Nghi Sơn được hưởng các quyền hợp pháp theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 2012 và các quyền lợi hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tĩnh Gia, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và các đơn vị liên quan, kiểm tra, giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt trong xây dựng của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với chất lượng nước thải sinh hoạt trong xây dựng của Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Trước đó, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng cấp phép cho việc súc rửa đường ống dẫn dầu. Sau khi nhận được văn bản của Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở TN&MT xem xét để phối hợp với Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT giải quyết các đề nghị của Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Tổng rà soát hệ thống xả thải quanh Hồ Tây UBND quận Tây Hồ vừa chỉ đạo các phòng ban và 8 phường liên quan thành lập tổ liên ngành tổng rà soát hệ thống xả thải của từng khu vực dân sinh, nhà hàng kinh doanh, dịch vụ... xung quanh Hồ Tây. Ngày 12/10, UBND quận Tây Hồ cho biết, quận này sẽ thành lập tổ liên ngành, thành phần bao gồm...