Tìm ra sinh vật đầu tiên sống không cần thở
Đây là loài động vật đầu tiên trên Trái Đất được chứng minh là không có bộ gen ty thể (bộ gen dùng để xác đinh nòi giống và nhận dạng) và không có cách nào để thở.
Các nhà khoa học đã tìm ra một loại ký sinh trùng có tên gọi Henneguya salminicola, đây là loài đầu tiên không có bộ gen hô hấp. Loại sinh vật này ký sinh trên cá, chúng bám vào vật chủ nhưng lại không hề nín thở.
Ký sinh trùng H. salminicola được nhìn dưới kính hiển vi có màu xanh nước biển và “đôi mắt” trông như sinh vật ngoài hành tinh. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
H. salminicola có đặc điểm giống với ký sinh trùng thuộc nhóm myxozoa – một loại ký sinh siêu nhỏ bơi dưới nước, họ hàng xa với loài sứa. Các nhà khoa học cho rằng H. salminicola có thể là một sinh vật tiến hóa ngược của tổ tiên loài sứa. Chúng tiến hóa từ sinh vật đa bào về đơn bào.
Theo nghiên cứu được công bố hôm qua (24/2) trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Science, loài sinh vật này đã mất các mô, tế bào thần kinh, cơ và rất nhiều thứ, thậm chí giờ còn mất cả khả năng thở.
Bào tử của ký sinh trùng H. salminicola có màu xanh lá và phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
Việc giảm kích thước di truyền đem lại nhiều lợi ích cho loài sinh vật này. Chúng có thể phát triển nhanh và mạnh hơn do có bộ gen nhỏ nhất trong thế giới động vật. Trong khi các loại ký sinh trùng khác cùng họ có thể lây bệnh và giết chết toàn bộ vật chủ thì H. salminicola lại tương đối lành tính.
Cá bị nhiễm H. salminicola được gọi là cá bị “bệnh sắn”. Khi H. salminicola tách ra khỏi vật chủ của nó (một con cá) thì trông nó giống như một đốm đơn bào.
Nhìn qua kính hiển vi, những bào tử này trông giống các tế bào tinh trùng màu xanh, với đuôi và đôi mắt hình bầu dục trông như người ngoài hành tinh. Những “đôi mắt” này tuy không chứa nọc độc nhưng khi cần thiết sẽ giúp ký sinh trùng bám vào vật chủ. Đây được coi là tính năng duy nhất không bị mất đi trong quá trình tiến hóa thu nhỏ của loài sinh vật kỳ lạ này.
Video đang HOT
Thế giới động vật đa dạng và có xu thế tiến hóa gen ngày càng phức tạp hơn để thích nghi với nhiều môi trường sống. Nhưng đây lại là một sinh vật đi ngược lại hoàn toàn.
Vậy làm thế nào mà H. salminicola hấp thụ năng lượng nếu nó không thể thở? Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết chúng có thể nhập protein trực tiếp từ vật chủ như một số ký sinh trùng khác hoặc một phương thức nào đó tương tự. Những câu hỏi về cách thức sống và hoạt động cơ thể của loài sinh vật này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Theo
Khám phá những loài sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy Châu Nam Cực
Châu Nam Cực vốn là nơi rất ít người từng đặt chân đến nên những sinh vật nằm dưới đáy sâu tại đây đều được coi là độc nhất vô nhị.
Những sinh vật cực kỳ hiếm hoi này được phát hiện bởi Tiến sĩ Susanne Lochart trong chuyến đi tới Nam Cực của bà.
Nhờ thiết bị lặn chuyên dụng, Tiến sĩ Susanne Lochart dễ dàng tiếp cận tầng đáy của vùng biển ở Nam Cực.
Bà đã ghi lại một số hình ảnh về các loại sinh vật hết sức đặc biệt tại đây.
Thậm chí bà còn mang một số mẫu vật từ dưới đáy đại dương về nghiên cứu.
Soi trên kính hiển vi...
... và chụp lại hình ảnh một số loài sinh vật đặc biệt.
Loài sinh vật này được Tiến sĩ Susanne Lochart phát hiện ở độ sâu 420m.
Loài sinh vật này trông không khác gì một con giun.
Khó ai có thể tin "cành cây" này lại nằm sâu dưới đáy đại dương.
"Kén tằm" đặc biệt.
Dưới đại dương cũng có "nhện".
"Miếng thịt tua tủa tăm cắm vào" này cũng được lấy từ dưới đáy đại dương.
Cũng có những loài sinh vật dường như chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng của chúng ta.
Có lẽ nhiều người biết đến Châu Nam Cực với hình ảnh những chú cá voi...
... hay chim cánh cụt nhiều hơn.
Theo Trần Khánh/VOV
Kinh ngạc "cá lạ" có hàm răng giống người ở Argentina Sinh vật trông kỳ quái có hàm răng giống người được người dân địa phương phát hiện ở San Javier, Santa Fe phía đông bắc Argentina. Xác cá phổi Nam Mỹ ở cánh đồng Argentina Người phụ nữ tên Maria Julia Candotti, đang làm việc trên cánh đồng thì nhìn thấy xác sinh vật lạ cơ thể dài giống lương nhưng có làn...