Tìm ra nguyên nhân khiến Trái đất đột ngột hạ nhiệt độ 13.000 năm trước
Khoảng 13.000 trước, thế giới đã thoát khỏi Kỷ băng hà cuối cùng. Tuy nhiên, sau đó nhiệt độ Trái đất bất ngờ giảm trở lại.
Đây là một bí ẩn cho đến mới đây các nhà khoa học cho rằng đã tìm ra câu trả lời.
Hang Halls ở Texas chứa những bằng chứng liên quan đến bí ẩn nhiệt độ Trái đất bất ngờ giảm mạnh.
Giáo sư Alan Brandon của Đại học Houston đã nghiên cứu trầm tích từ hang Halls ở trung tâm Texas. Hang động đã lưu giữ những bằng chứng về sụt giảm nhiệt độ khoảng 3 độ C của Trái đất.
Brandon cho biết ông đã tìm thấy dấu vết của kim loại quý hiếm được cho là tàn dư từ các vụ phun trào núi lửa. Đây không phải là lần đầu tiên những kim loại như osmium, iridium và bạch kim, được tìm thấy nhưng các nhà nghiên cứu trước đây đã cho rằng chúng có nguồn gốc từ ngoài vũ trụ.
“Công trình nghiên cứu cho thấy các bằng chứng liên quan đến việc nhiệt độ Trái đất bị hạ không phải là duy nhất mà xảy ra đến 4 lần trong khoảng thời gian từ 9.000 đến 15.000 năm trước”, Brandon tuyên bố.
Các vụ phun trào núi lửa lớn liên quan với tỷ lệ đồng vị osmium đã khiến Brandon và các tác giả khác kết luận núi lửa chính là nguyên nhân khiến Trái đất lạnh đi chứ không phải là một tiểu hành tinh nào tấn công Trái đất cả. Thực tế, núi lửa có thể có tác dụng làm ấm hoặc làm mát đối với nhiệt độ của hành tinh, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng núi lửa phun trào đã tạo ra một lớp tro bụi khổng lồ ngăn ánh sáng Mặt trời chiếu xuống. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh hàng chục nghìn năm trước. Sự kiện này được gọi là Younger Dryas, một trong những bí ẩn lớn nhất trong suốt thời gian dài từng khiến các nhà nghiên cứu đau đầu tìm lời giải.
Tìm thấy lỗ đen gần nhất với Trái đất
Nghiên cứu mới được công bố trên Astronomy & Astrophysics cho biết các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một lỗ đen mới chỉ cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng.
Quan sát được lỗ đen là không đơn giản nên các nhà khoa học làm việc tại Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) ở Chile đã phải sử dụng phương pháp suy luận dựa trên chuyển động của các ngôi sao gần đó để tìm ra lỗ đen mới.
Tìm thấy lỗ đen gần nhất với Trái đất
Nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm ra điểm mấu chốt trong quỹ đạo kỳ lạ của hai ngôi sao gần nhau trong không gian của một hệ thống có tên HR 6819. Cả hai đều ở trong cùng một hệ thống và có khối lượng, kích thước tương tự nhau, nhưng chúng hoạt động lại khác nhau. Một trong hai ngôi sao đang quay rất nhanh, đến nỗi nó gần như cách xa nhau.
Thomas Rivinius, một nhà khoa học ESO, người đứng đầu nghiên cứu cho biết rằng ngôi sao còn lại lại không quay nhiều.
Trong nhiều năm, các nhà thiên văn học đã rất tò mò về hệ thống hai ngôi sao này. Một số nhà nghiên cứu nghĩ tới một vật thể thứ ba phải ở gần đó khiến hai ngôi sao này di chuyển giống như chúng.
Và cho tới vừa qua, sau nhiều năm suy đoán, Rivinius và nhóm của mình đã quyết định có một cái nhìn khác. Họ theo dõi chuyển động của các ngôi sao và đo xem chúng chao đảo trong không gian như thế nào.
Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng các ngôi sao dường như đang quay xung quanh một thứ khác, một vật thể được cho lớn gấp bốn lần Mặt trời của chúng ta. Nhưng thoạt nhìn, có vẻ như không có gì ở trung tâm của hệ thống này. Điều đó có nghĩa là nó hoặc đang xoay quanh một ngôi sao siêu khó nhìn hoặc đó chính là một lỗ đen vô hình.
Để thu hẹp các lựa chọn, Rivinius và nhóm của mình đã tìm ra ngôi sao mờ nhất có thể tồn tại với khối lượng đó nhưng cuối cùng không thể tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của một vật thể tối như vậy.
"Chúng tôi có thể loại trừ bất kỳ loại ngôi sao nào có khối lượng đó ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, nếu có một thứ gì đó với khối lượng đó trong hệ thống, thì đó phải là một lỗ đen", Rivinius khẳng định.
Hệ thống này đủ gần Trái đất để các ngôi sao gần lỗ đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng thực tế thì 1.000 năm ánh sáng vẫn còn một khoảng cách rất lớn và lỗ đen này không gây nguy hiểm cho Trái đất.
Lỗ đen trong hệ thống này nhỏ hơn so với một số lỗ hổng khác tồn tại trong vũ trụ. Lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta được cho là gấp 4,6 triệu lần khối lượng Mặt trời, cách khoảng 26.000 năm ánh sáng.
"Tìm thấy một lỗ đen rất gần với Trái đất có nghĩa là có thể còn có nhiều lỗ đen nhỏ hơn nữa được trên khắp vũ trụ và thậm chí cả thiên hà của chúng ta. Chúng tôi chỉ biết vài chục hố đen, nhưng chúng tôi nghi ngờ có thể có một tỷ hố đen khác trong thiên hà", Rivinius cho biết.
Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời WOH G64 - sao lùn đỏ khổng lồ lớn nhất vũ trụ nằm cách Trái Đất 160.000 năm ánh sáng có đường kính 2,14 tỷ km và nặng gấp Mặt Trời 25-30 lần. Kiều Anh/VOV.VN (biên tập)