Tìm ra nguồn gốc ‘tàu do thám của người ngoài hành tinh’
Oumuamua, vật thể từng được nhà khoa học Avi Loeb của Đại học Harvard cho là “tàu do thám của người ngoài hành tinh”, đã để lộ nguồn gốc của nó thông qua sự vắng mặt của “chiếc đuôi”.
Nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), vừa được trình bày tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia Anh cho rằng việc Oumuamua lao qua gần Mặt Trời mà không hề “mọc đuôi” như các sao chổi và tiểu hành tinh khác là do đặc tính hóa học của nó, chứ không phải vì nó là một tàu vũ trụ.
Chính điều đó đã tiết lộ “quê hương” của vật thể từng bị nghi ngờ là sản phẩm của người ngoài hành tinh này: Khá gần chúng ta.
Oumuamua – Ảnh: NASA/ESO
Oumuamua đến từ một hệ sao khác, thể hiện rõ qua quỹ đạo và nhiều yếu tố dị biệt khác. Nhưng nó là gì vẫn là một câu đố lớn, nhất là hình dáng như điếu xì gà và không có đuôi của nó khiến giả thuyết “tàu do thám của người ngoài hành tinh” được khá nhiều người ủng hộ.
Theo tờ Space, các nhà khoa học Oxford cho rằng việc không có đuôi là do nó có quá nhiều nguyên tố nặng và lại quá ít nước.
Video đang HOT
Chiếc đuôi khí bụi của các sao chổi là do băng nước và một số nguyên tố nhẹ bốc hơi khi tiếp cận ngôi sao mẹ nóng bỏng của chúng ta.
Vì vậy, nó phải đến từ đĩa mỏng của Ngân Hà – tức thiên hà chứa Trái Đất Milky Way của chúng ta.
Đĩa mỏng chính là phần đĩa sáng rực rỡ mà chúng ta vẫn thấy ở mỗi thiên hà. Trái Đất cũng nằm trên đĩa mỏng này, vốn rất nhiều nguyên tố nặng, nhưng may mắn chúng ta ở nơi có nhiều nươc hơn.
Đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao thuộc đĩa mỏng sẽ rất dồi dào như carbon, sắt, ma-giê, silic, lưu huỳnh… và giỏi hút các nguyên tử oxy tự do để tạo thành carbonic thay vì để chúng kết hợp với oxy và tạo ra nước.
Trong khi đó, phần đĩa dày gần như vô hình, ít nguyên tố nặng lớn hơn rất nhiều và bao trùm một vùng không gian khổng lồ quanh đĩa ánh sáng mà nhiều người lầm tưởng là cả thiên hà.
Ngoài Oumuamua, các nhà khoa học cũng xem xét cả Borisov, một vật thể liên sao khác có đuôi, cũng đến từ đĩa mỏng nhưng ở nơi có nhiều nước hơn, có thể là một hệ sao giống nơi Trái Đất đang cư ngụ.
Các nhà khoa học vẫn tìm thêm bằng chứng và hy vọng sẽ tìm thấy khi có các vật thể liên sao khác bay đến gần chúng ta. Bởi lẽ vẫn có một rủi ro nhỏ rằng chúng không phải đến từ thế giới thiếu nước mà bị mất nước trên đường bay, chẳng hạn do tia vũ trụ.
Harvard - Lầu Năm Góc: "Tàu mẹ" ngoài hành tinh ẩn nấp gần chúng ta?
Nhà thiên văn học Harvard nổi tiếng và Giám đốc Văn phòng giải quyết dị thường toàn lãnh thổ (AARO) của Lầu Năm Góc cho rằng Trái Đất có thể đang bị theo dõi bởi người từ "quê hương ngoài hành tinh".
Thông tin được đưa ra trong một bản báo cáo chưa được đánh giá ngang hàng và công bố trên tạp chí khoa học, nhưng chỉ ra những khả năng hoàn toàn có thật dựa trên những hiểu biết gần đây về nguồn gốc của chúng ta - những "người ngoài hành tinh" đích thực.
Theo tờ Space, báo cáo này được thực hiện bởi nhà thiên văn học Avi Loeb của Đại học Harvard (Mỹ) và Giám đốc AARO Sean M. Krikpatrick. Đây không phải tài liệu chính thức của Lầu Năm Góc nhưng được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Oumuamua, vật thể được cho là tàu vũ trụ "trá hình" - Ảnh: SCIENCE NEWS
Từ lâu, giả thuyết rằng sự sống bắt nguồn từ không gian sâu đã được đưa ra và dần được chấp nhận, dựa trên các bằng chứng khoa học.
Theo đó, sự sống Trái Đất không tự phát sinh mà được gieo mầm nhờ các tiểu hành tinh và sao chổi đã va vào địa cầu sơ khai, mang theo các khối xây dựng sự sống từ các vườn ươm xa xôi.
Người Trái Đất đang dần xây dựng các phương tiện ngày một hiện đại hơn để khám phá các thế giới sinh sống được và săn lùng sự sống ngoài hành tinh, không có lý do gì nền văn minh ở "cố hương" của chúng ta - một hệ sao xa xôi nào đó - không làm điều tương tự và có thể là đã tiến xa hơn.
Từ lâu, tiến sĩ Loeb đã được biết đến với các nghiên cứu khẳng định rằng Oumuamua - vật thể liên sao được phát hiện năm 2017 - là tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh.
Ban đầu nó được cho là một sao chổi, nhưng cuối cùng gây ngạc nhiên bởi hình dạng như điếu xì gà, không thăng hoa khi đến gần Mặt Trời như sao chổi cũng như tăng tốc bất thường trên đường "bỏ chạy" khỏi hệ Mặt Trời.
Và trước khi Oumuamua ghé thăm vài tháng, có báo cáo về một hòn đá không gian nhỏ, đường kính 1 m, đã lao về phía Trái Đất. Điều đó khiến tiến sĩ Loeb phải suy nghĩ.
Trong báo cáo mới, hai nhà khoa học Loeb và Kirpatrick đã xem xét Hiện tượng dị thường không xác định (UAP, một dạng UFO) và cho rằng các tàu mẹ thăm dò đã từng đến Trái Đất mà không bị phát hiện bởi chúng chủ yếu thám sát bằng các tàu nhỏ được đưa khỏi tàu mẹ, quá nhỏ để phản chiếu đủ ánh sáng Mặt Trời và lộ ra trước ống kính thiên văn.
Được trang bị công nghệ phù hợp, các tàu nhỏ này - như những hạt bồ công anh được phát tán - có thể bay với tốc độ chậm lại trong bầu khí quyển Trái Đất để tránh bị đốt cháy và hạ cánh an toàn.
Nền văn minh ngoài hành tinh đó có thể cũng có mục đích giống NASA: Khám phá các hành tinh đá ngoài hệ sao của họ, có bầu khí quyển đủ tốt và nước dạng lỏng - tức dạng hành tinh có khả năng sinh sống.
Nền văn minh đó có thể đã suy vong nhưng tàu của họ - trên hành trình có thể kéo dài hàng thế kỷ đến hệ sao khác - vẫn hoạt động, giống như cách tàu quan sát Mặt Trời của NASA được hứa hẹn có thể vẫn hoạt động hàng tỉ năm sau khi con người biến mất.
Nóng: Phát hiện tàu mẹ của người ngoài hành tinh 'ghé thăm' hệ Mặt trời? Trong báo cáo mới đây của Cơ quan giải quyết các hiện tượng bất thường cho biết có một vật thể nhân tạo giữa các vì sao có khả năng là một tàu mẹ của người ngoài hành tinh đến thăm hệ Mặt trời. Vật thể có khả năng là tàu mẹ của người ngoài hành tinh này mang tên Oumuamua. Oumuamua được...