Tìm ra loại nấm tiêu diệt muỗi truyền bệnh sốt rét
Một loại nấm biến đổi gene khiến 99% số muỗi mang mầm bệnh sốt rét được đưa vào thử nghiệm bị tiêu diệt.
Các nhà khoa học từ Đại học Maryland (UMD), Mỹ và Viện nghiên cứu IRSS ở Burkina Faso cho biết loại nấm tự nhiên Metarhizium pingshaense được chọn để kết hợp với DNA của một con nhện độc mạng phễu Australian Blue Mountains giúp nấm sinh ra chất diệt côn trùng Hybrid tăng khả năng làm chết muỗi và muỗi chết nhanh hơn.
Thử nghiệm được thực hiện trong một “mosquito sphere” ở Burkina Faso. Đây là một ngôi làng giả dựng khép kín gồm có những túp lều, cây cối, thực vật, những hồ nước nhỏ và nguồn thức ăn cho muỗi – bào tử nấm được dính lên một tấm vải cotton đen bằng hỗn hợp dầu và treo ở trong các buồng. Khi muỗi đậu trên tấm vải, chúng sẽ bị nhiễm nấm và chết dần.
Trong 1.500 con muỗi trưởng thành được thả vào khu vực thử nghiệm, kết quả chỉ có 13 con còn sót sau 45 ngày. “Chỉ đơn giản là bôi loại nấm biến đổi gene này lên một tấm vải và treo trên tường trong khu vực nghiên cứu đã khiến quần thể muỗi giảm mạnh trong vòng 45 ngày. Nấm có hiệu quả với cả muỗi có khả năng kháng thuốc chống côn trùng”, tiến sĩ Lovett, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Ảnh: Ridley Scott Associates/Malaria Must Die.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định loại nấm trên chỉ lây bệnh và tấn công loài muỗi, vì vậy không đe dọa đến các côn trùng khác. Bào tử của nấm lớn, nhớt dính, nhạy cảm với ánh sáng tia cực tím nên không thể lan truyền tự nhiên trong không khí được. Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn lo ngại loại nấm độc này có thể làm chết các sinh vật khác và làm mất cân bằng hệ sinh thái. Loại nấm này nên được sử dụng trong nhà, giống với các biện pháp diệt côn trùng hiện có, và không được thiết kế để nhân rộng trong tự nhiên.
Dù công nhận đây là bước tiến lớn trong công cuộc ngăn chặn bệnh sốt rét, tiến sĩ David Weetman, giảng viên cao cấp trường Liverpool School of Tropical Medicine (Anh) cho rằng nhóm nghiên cứu cũng cần phải xác nhận tính an toàn của loại nấm biến đổi gene này đối với vật nuôi và con người trong các thử nghiệm tương lai.
Trong khi đó, cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét đang bị đình trệ với khoảng 435.000 người chết vì sốt rét mỗi năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm bệnh được ghi nhận trên toàn thế giới đã tăng 3 triệu người trong năm 2017, so với tổng là 219 triệu ca.
Một phần nguyên do là muỗi ngày càng trở nên miễn nhiễm với các loại thuốc chống côn trùng phổ biến nhất, thúc đẩy các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để tìm biện pháp thay thế.
Phương Dung
Theo Telegraph/VNE
Kem chống nắng có thể làm hỏng nội thất ô tô
Theo hãng xe Mỹ, các sản phẩm bảo vệ da và chăm sóc sức khoẻ như kem chống nắng, dung dịch vệ sinh tay và xịt chống côn trùng... có thể chứa những hoá chất làm hỏng bề mặt nội thất ô tô.
Ford cho biết khi mùa hè đến, mọi người bắt đầu dùng kem chống nắng nhiều hơn và khi lái xe, kem sẽ dính vào các bề mặt của nội thất, như vôlăng, ghế ngồi, cần số..., khiến chúng nhanh hỏng hơn.
Theo hãng xe Mỹ, từ dung dịch vệ sinh tay cho đến kem chống nắng hay xịt chống côn trùng, ngay cả sản phẩm có vẻ như "lành" nhất cũng chứa hoá chất có thể gây hại nếu tiếp xúc với các bề mặt nội thất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần trong một năm.
Ví dụ, kem chống nắng thường chứa nhiều titanium oxide, hợp chất có thể phản ứng với nhựa và dầu tự nhiên có trong da, đặc biệt là dưới trời nóng. Trong khi đó, diethyltoluamide là hoạt chất phổ biến nhất có trong thuốc chống côn trùng.
Các kỹ sư của Ford đã tiến hành thử nghiệm độ bền vật liệu ở những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và phát hiện ra các trường hợp nội thất xe hỏng cực nhanh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi tìm hiểu, hãng kết luận rằng ethanol có thể là thủ phạm, và khả năng cao nhất là một dung dịch vệ sinh tay có chứa 80% ethanol.
Những thông tin này từ Ford dẫn tới băn khoăn là nếu các hoá chất này có thể phá huỷ nội thất nhựa và da của ô tô thì sẽ thế nào với da và sức khoẻ của chúng ta?
Theo vietnamnet.vn
Facebook siết quy định livestream Facebook vừa công bố siết chặt các quy định livestream dành riêng cho người dùng Facebook Live, với quy tắc 'đình chỉ 1 lần' nếu người dùng vi phạm. Vụ xả súng ở Christchurch buộc Facebook phải siết chặt quy định livestream - Ảnh: AFP Theo Forbes, Facebook cho biết, kể từ bây giờ khi một người nào đó chia sẻ liên kết...