Tìm ra loài cá sống ở độ sâu lớn nhất dưới đáy đại dương
Các nhà khoa học đã phát hiện một loài cá sống ở độ sâu lên đến 8 km tại rãnh Mariana – sâu nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hawaii (Mỹ), Đại học Newcastle (Anh) và Đại học Washington (Mỹ) đã phát hiện ra một loài cá sống ở độ sâu khoảng 8 km so với mặt biển sau khi khảo sát rãnh Mariana ở phía tây Thái Bình Dương. Loài cá mới này có tên khoa học là Pseudoliparis swirei.
Cá Pseudoliparis swirei sống ở độ sâu 8 km tại rãnh Mariana. Ảnh: Graffio Tech.
“Đây là loài cá sống ở khu vực sâu nhất của đại dương, và chúng tôi rất vui mừng khi nó có một cái tên chính thức” – Mackenzie Gerringer, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Vùng nước sâu dưới đáy đại dương là nơi có điều kiện sinh sống rất khó khăn do thiếu ánh sáng, nhiệt độ lạnh và áp suất lớn tới mức gần như có thể nghiền nát mọi thứ. Loài cá Pseudoliparis swirei, trông khá yếu đuối để có thể sống trong một môi trường khắc nhiệt như vậy, tuy nhiên chúng đã làm được kỳ tích.
Pseudoliparis swirei có vẻ ngoài không có gì đặc biệt ấn tượng, như cá quỷ anglerfish hay những loài động vật sống dưới đáy biển sâu khác. Trông nó giống như một con nòng nọc với đầy chất nhờn bao quanh, cơ thể gần như trong suốt và không có vảy.
Thoạt nhìn có vẻ yếu ớt nhưng thực tế cá Pseudoliparis swirei lại là loài động vật ăn thịt chiếm ưu thế dưới đại dương sâu thẳm. Thức ăn của chúng thường là những động vật có vỏ và một số loài không xương sống khác.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng các chuyến thám hiểm trong tương lai sẽ khám phá ra nhiều sinh vật kỳ lạ hơn tại những khu vực sâu nhất của đại dương. “Chúng ta thường nghĩ đó là nơi có môi trường sống cực kỳ khắc nghiệt, tuy nhiên vẫn có một nhóm các loài sinh vật đang sống rất hạnh phúc ở đó” – Gerringer nói.
Quốc Hùng
Theo Khoa học & Phát triển
16 hình ảnh hùng vĩ của thế giới qua góc nhìn không gian
Trái đất luôn đẹp theo cách riêng tùy theo cách tiếp cận. Khoa học kỹ thuật tiến bộ giúp con người ngày càng có cơ hội khám phá trái đất nhiều hơn.
1. Bức tranh toàn cảnh sông Amazon.
Ảnh: BrightSide
2. Thực trạng phá rừng tràn lan hiện nay đnag đe dọa nghiêm trọng cuộc sống con người và động vật.
Ảnh: BrightSide
3. Một khách sạn được xây dựng giữa sa mạc tại Trung Quốc.
Ảnh: BrightSide
4. Mỏ kim cương khổng lồ mang tên Big Hole.
Ảnh: BrightSide
5. Một thiết kế khảm bên cạnh một con đường Arizona.
Ảnh: BrightSide
6. Cảnh quan mang hình ngôi sao độc đáo.
Ảnh: BrightSide
7. Mạng lưới kỳ lạ này thực ra là những mỏ dầu ở Argentina.
Ảnh: BrightSide
8. Vài thập kỷ trở lại đây, không ai có thể nghĩ rằng con người sẽ tạo ra cả những hòn đảo như Palm Island ở Dubai.
Ảnh: BrightSide
9. Quần thể với hình khối cân đối khi nhìn từ không gian.
Ảnh: BrightSide
10. Những cây gậy nhỏ bé này đã từng là một khu rừng trước khi chặt hạ.
Ảnh: BrightSide
11. Thiết kế thanh lịch của bến tàu tại Ả Rập.
Ảnh: BrightSide
12. Cảnh tượng đám cháy khủng khiếp tại Amazon.
Ảnh: BrightSide
13. Trạm tìm kiếm Kohnen ở Nam Cực.
Ảnh: BrightSide
14. Từng chút ô nhiễm đang đầu độc các đại dương.
Ảnh: BrightSide
15. Các ao kali ở Utah cso màu khác nhau cho thấy tình trạng bốc hơi khác nhau.
Ảnh: BrightSide
16. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
Ảnh: BrightSide
Theo viettimes.vn/BrightSide
Mặt Trời có thể giúp phân hủy rác thải đại dương Liệu rằng rác thải nhựa trong đại dương có thể tự "cháy"? Hình minh họa Suy nghĩ này có thể không quá xa vời so với thực tế. Một nghiên cứu gần đây trên Journal of Hazardous Materials cho thấy khi lấy bốn mẫu rác thải nhựa nhỏ khác nhau từ vùng biển của Bắc Thái Bình Dương và đặt chúng dưới thiết...