Tìm ra hợp chất tiêu diệt vi rút gây bệnh SARS và MERS
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết đã tìm ra một hợp chất có thể chống lại vi rút corona, loại vi rút gây hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông ( MERS) mà hiện chưa có thuốc chữa.
Các vi rút corona gây bệnh ở đường hô hấp trên và dưới ở người. Chúng là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp cảm lạnh. Một chủng nguy hiểm hơn của vi rút này được cho là có nguồn gốc từ dơi, đã gây nên dịch SARS trên toàn cầu năm 2002, giết chết gần 800 người.
MERS là một chủng mới được phát hiện ở Ả rập Xê út năm 2012 và được cho là bắt nguồn từ lạc đà. Là chủng gây chết người hơn nhưng ít lây hơn, cho đến nay vi rút này đã giết chết 193 người trong số 636 trường hợp xác nhận là bị nhiễm.
Nhưng mới đây một nhóm các nhà khoa học Thụy Điển và Thụy Sĩ đã tìm ra một hợp chất, được đặt tên là K22, tỏ ra ức chế khả năng vi rút lây lan ở người.
Đầu tiên họ nhân thấy là K22 có thể chống lại thể vi rút corona yếu có thể gây những triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, và sau đó phát hiện ra chất này có thể chống lại những chủng mạnh hơn, bao gồm SARS và MERS.
Trong bài báo trên tạp chí chuyên ngành “PLOS Pathogens”, các nhà khoa học giải thích rằng vi rút nhân lên trong tế bào niêm mạc hệ hô hấp.
Video đang HOT
Vi rút chiếm lấy màng ngăn cách các phần khác nhau của tế bào, định dạng lại chúng để tạo thành lớp vỏ bọc cho chính mình nhằm bắt đầu chu kỳ sinh sản mới.
Nhưng K22 phát huy tác dụng ngay ở giai đoạn sớm trong quá trình này, ngăn không cho vi rút chiếm quyền kiểm soát màng tế bào.
“Kết quả khẳng định rằng việc sử dụng màng của tế bào ký chủ là một bước thiết yếu trong vòng đời của vi rút,” các nhà nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu cho thấy “quá trình này rất nhạy cảm và có thể bị tác động bởi các thuốc chống vi rút”.
Họ cho rằng đại dịch SARS gần đây và dịch MERS hiện nay đồng nghĩa với việc cần cấp bách đầu tư cho việc thử nghiệm K22 ở bên ngoài phòng thí nghiệm và phát triển thành thuốc.
Hồi đầu tháng này, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới nhóm họp tại Geneva đã xác nhận rằng MERS đang lây lan nhưng đã đạt tới cấp độ tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Phần lớn các ca bệnh MERS và tử vong cho đến nay là ở Ả rập Xê út, nhưng vi rút đã nhập cảnh vào hơn mười nước khác trên thế giới. Tất cả những trường hợp này đều là người bị nhiễm bệnh ở Trung Đông.
Iran đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do MERS hôm thứ 5 tuần trước, và đã có 6 trường hợp mắc bệnh.
Cẩm Tú
Theo Channelnewsasia
Bộ Y tế khuyến cáo phòng lây nhiễm virus giống SARS
Tuyệt đối không ăn sữa, thịt lạc đà sống để tránh nguy cơ lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở Trung Đông - MERS, virus nguy hiểm giống dịch SARS tại Việt Nam trước đây.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ khi MERS khởi phát vào tháng 9/2012 đến nay đã có 200 trường hợp tử vong trong số 500 trường hợp mắc bệnh ở hơn 10 quốc gia. Những người mắc bệnh đa số ở Trung Đông hoặc do đi công tác Trung Đông về. Bệnh nhân có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, bao gồm ho, sốt, khó thở, đau nhức cơ thể và tiêu chảy. Bệnh tương đối ổn định trong nhiều tháng trước nhưng gần đây bất ngờ gia tăng trở lại.Nguyên nhân của hội chứng này là do một loại virus thuộc nhóm coronavirus gây ra. WHO cảnh báo loại virus này có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.
Lạc đà là nguồn lây nhiễm virus gây MERS sang người. Ảnh: science
Liên quan đến dịch bệnh này, Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khuyến cáo người dân nên ăn uống vệ sinh để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm MERS như sau:
1. Nguồn lây nhiễm virus này cho con người được xác định là từ lạc đà. Các động vật khác như dê, bò, cừu, trâu, lợn, các loài gia cầm đã được kiểm tra kháng thể đối với MERS-CoV, nhưng không phát hiện thấy có kháng nguyên của virus này.
2. Việc tiêu thụ sản phẩm lạc đà sống hoặc nấu chưa chín như sữa và thịt... ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm cao với một loạt các sinh vật có thể gây bệnh cho con người. Sản phẩm từ lạc đà đã được nấu hoặc thanh trùng là an toàn cho người tiêu dùng, nhưng cũng phải được xử lý cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo với các loại thực phẩm chưa nấu chín.
3. Những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao với việc nhiễm MERS-CoV. Vì vậy, những người này càng cần cẩn thận trong việc ăn thịt, sữa của lạc đà.
4. Cuối cùng, cần thực hành tốt các biện pháp an toàn thực phẩm, bao gồm không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn được chuẩn bị trong điều kiện mất vệ sinh; cần rửa kỹ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn; và duy trì vệ sinh cá nhân.
Hoàng Anh
Theo VNE
Tìm ra chất kháng coronavirus - bệnh lý về đường hô hấp Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Thụy Điển nghiên cứu cơ chế hoạt động của một chất mà họ đặt tên làK22, chất này có thể kháng lại coronavirus, chủng virus chưa có thuốc đặc trị tại thời điểm này liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp, cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Thụy Điển thông báo...