Tìm ra gen giúp loài kỳ nhông tái sinh các bộ phận cơ thể
Loại kỳ giông được gọi là axolotl, trông bề ngoài giống như người ngoài hành tinh luôn bí ấn với các nhà khoa học bởi chúng có thể tái sinh nhiều bộ phận của cơ thể.
Khi mất một chi, một phần của trái tim, hoặc thậm chí phần lớn của bộ não thì chúng vẫn có thể mọc lại.
Vì con người sở hữu các gen tương tự như axolotl, các nhà nghiên cứu cho biết, một ngày nào đó họ có thể khám phá ra cách kích hoạt chúng để giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương hoặc tái tạo mô.
Ông Parker Flowers, cộng tác viên sau tiến sĩ trong phòng thí nghiệm Crews, Đại học Yale, Mỹ cho biết, loài kỳ nhông này có thể tái tạo gần như mọi bộ phận cơ thể khi gặp bất kỳ tổn thương nào mà không giết chết nó.
Nếu các nhà khoa học có thể tìm thấy cơ sở di truyền cho khả năng tái sinh của axolotl, họ có thể tìm cách khôi phục các mô bị tổn thương ở người. Nhưng các nhà khoa học đã gặp cản trở trong nỗ lực giải mã bộ gen loài này bởi axolotl có bộ gen lớn nhất trong số các loài động vật, lớn hơn 10 lần so với con người.
Hiện tại, ông Flowers và đồng nghiệp đã tìm cách khéo léo phá vỡ bộ gen phức tạp của loài này để xác định ít nhất hai gen liên quan đến tái sinh. Nghiên cứu của họ vừa được công bố trên tạp chí eLife.
Sự ra đời của các công nghệ giải trình tự mới và công nghệ chỉnh sửa gen đã cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra một danh sách hàng trăm “ứng cử viên” gen có thể chịu trách nhiệm tái tạo chân tay. Tuy nhiên, kích thước khổng lồ của bộ gen axolotl vốn được tạo ra bởi các khu vực rộng lớn của các đoạn DNA lặp đi lặp lại đã gây khó khăn cho việc điều tra chức năng của các gen đó.
Cựu sinh viên Lucas Sanor, và đồng tác giả đầu tiên của ông Flowers đã sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa gen trong một quy trình gồm nhiều bước để tạo ra các dấu hiệu có thể theo dõi 25 gen nghi ngờ có liên quan đến tái tạo chân tay. Phương pháp cho phép họ xác định hai gen trong cơ chế tế bào và phân tử thúc đẩy sự hình thành phôi bào và tái tạo chi của axolotl.
Ông Flowers nhấn mạnh rằng nhiều gen như vậy có thể tồn tại. Vì con người sở hữu các gen tương tự như loài kỳ nhông này nên các nhà khoa học hy vọng một ngày nào đó họ có thể khám phá ra cách kích hoạt gen để giúp con người tăng tốc độ chữa lành vết thương hoặc tái tạo mô.
HOÀNG DƯƠNG
Theo nhandan.com.vn/Scitechdaily
Các nhà khoa học xác định hai gene chính để tái sinh của "khủng long 6 sừng" Axolotl
Kỳ giông Axolotl, hay còn gọi là kỳ giông Mexico, khủng long 6 sừng, có đặc tính tái sinh rất kì lạ đã khiến chúng trở thành một trong những loài kỳ giông được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2018 bộ gene của chúng, dài hơn 10 lần so với con người, trở thành bộ gene dài nhất chưa được giải trình tự. Tuy nhiên, hiểu được chức năng của các gene liên quan đến khả năng tái sinh axolotl đã chứng minh một thách thức đối với các nhà khoa học, vì chúng được chứa trong các chuỗi DNA dài lặp đi lặp lại.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đã phát triển một nền tảng sàng lọc mới để có khả năng khắc phục vấn đề này và đưa khả năng áp dụng quy trình tái tạo này cho con người một bước gần hơn.
Nền tảng sàng lọc mới lạ của các nhà khoa học liên quan đến việc tạo ra các dấu hiệu để theo dõi 25 gene được nghi ngờ có liên quan đến tái tạo chân tay của kỳ giông axolotl. Nó tái sinh hầu hết mọi thứ sau khi xảy ra các chấn thương, Parker Flowers, đồng tác giả và là giáo sư sinh học phân tử, tế bào và phát triển tại Đại học Yale, cho biết.
Từ phương pháp tiếp cận nhiều bước mới được công bố, các nhà nghiên cứu của Yale đã phát hiện ra hai gene, catalase và fetuin-b, cần thiết cho sự tái tạo tế bào ở các chi và tái tạo một phần đuôi.
Các nhà khoa học hiện hy vọng rằng một ngày nào đó thông tin được thu thập từ bộ gene của kỳ giông axolotl sẽ dẫn đến các đặc tính tái tạo được áp dụng ở người, chẳng hạn như trong việc khôi phục các mô bị hỏng.
Axolotl được mô tả là cá đi bộ ở Mexico, được coi là cực kỳ nguy cấp kể từ năm 2006. Tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều, nhưng đã được nhân giống để nghiên cứu từ năm 1863, và sự phổ biến của chúng hiện nay chủ yếu được nuôi làm thú cưng. Ở Việt Nam hiện đã được du nhập như một loài sinh vật cảnh mới.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Thả cá, phóng sinh ồ ạt dịp lễ Tết - tạo phúc hay gây tội? Dù có mục đích ban đầu tốt đẹp, phóng sinh trong các dịp lễ Tết ngày càng bị thương mại hóa và có thể gây hại nhiều hơn lợi, đặc biệt đối với môi trường. Phóng sinh là nghi thức không thể thiếu với gia đình chị Lê Thị Hà Thanh (32 tuổi, Quảng Bình) trong các dịp lễ Tết. Vào ngày Tết...