Tìm ra điểm yếu trong lớp màng của coronavirus
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy màng bảo vệ của coronavirus mỏng hơn nhiều so với các loại virus như HIV.
Đây là điều thuận lợi giúp các nhà miễn dịch học dễ dàng hơn trong việc tạo ra vắc-xin, vì hóa ra virus SARS-CoV-2 dễ bị tổn thương hơn.
“Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, chúng tôi thấy rằng trên bề mặt của coronavirus có nhiều protein gai hơn, chúng được sử dụng để gắn vào các tế bào và xâm nhập vào bên trong các tế bào này”, các nhà nghiên cứu viết.
Những gai này được phủ bằng polysacarit, được gọi là glycans, là chất có nhiệm vụ ngụy trang các protein của virus, giúp chúng lẩn trốn hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Sau đó, các nhà khoa học đã xây dựng được bản đồ cấu trúc của các glycan chuyên cung cấp thông tin quan trọng về khả năng tiếp cận bề mặt của protein virus đối với kháng thể, đây là một bước quan trọng trong quá trình phát triển vắc-xin.
Video đang HOT
Mặc dù được bao phủ bằng một lớp màng như vậy, tuy nhiên coronavirus vẫn còn nhiều chỗ sơ hở, các nhà khoa học sẽ phải tác động vào những điểm yếu này.
Ví dụ, các virus tương tự như HIV phải liên tục tránh tiếp xúc với hệ thống miễn dịch, vì vậy chúng có một lớp glycans thực sự dày đặc, hoạt động như một lá chắn. Nhưng trong trường hợp coronavirus, mật độ glycan thấp hơn, đồng nghĩa với việc hệ thống miễn dịch sẽ gặp ít trở ngại hơn trong việc vô hiệu hóa virus bằng kháng thể.
Các nhà khoa học nhận định, điều này cũng giúp gia tăng cơ hội tạo ra vắc-xin sớm.
Ánh sáng cực tím có khử được virus corona không?
Mọi người ở khắp nơi đều nỗ lực thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus corona, trong đó có việc làm sạch tay, khử khuẩn các bề mặt và đồ vật xung quanh.
Tuy nhiên, việc tăng cường khử khuẩn đang tạm thời dẫn đến sự thiếu hụt các chất khử khuẩn.
Do không có đủ các chất khử khuẩn nhân tạo, nhiều nơi đang chuyển sang tìm hiểu và sử dụng nhân tố diệt khuẩn có trong tự nhiên, đó là ánh sáng cực tím hay tia cực tím (UV). Chiếu xạ UV từ lâu đã được sử dụng để tiệt trùng các đồ dùng và phòng ốc, vì thế hiện nay câu hỏi mà nhiều người quan tâm là nó có diệt được virus corona không?
Ánh sáng cực tím khử vi sinh vật bằng cách nào?
Virus không tự sinh sản được, nhưng chúng có vật chất di truyền là DNA (deoxyribonucleic acid - là một phân tử cực kỳ quan trọng đối với không chỉ con người, mà đối với hầu hết các sinh vật khác) hoặc RNA (Ribonucleic acid là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gene). Chúng sinh sản bằng cách bám vào tế bào và tấn công DNA của tế bào. Một số virus làm chết tế bào để chúng có thể sinh sản, hay còn gọi là chu trình tan, còn một số khác thì nhập vào tế bào và sinh sản theo mỗi lần tế bào phân chia, hay còn gọi là chu trình tiềm tan.
Nếu bạn đã từng bị cháy nắng thì đấy chính là trải nghiệm để bạn biết ánh sáng UV diệt virus ra sao, đó là ánh sáng UV có thể làm hỏng DNA. Một phân tử DNA được tạo thành từ hai sợi liên kết với nhau bởi bốn ba-zơ, adenine (A), cytosine (C), guanine (G) và thymine (T). Các ba-zơ này giống như một bảng chữ cái, và trình tự của chúng chính là hướng dẫn cho tế bào sinh sản. Ánh sáng UV có thể làm cho các ba-zơ hợp nhất với nhau gây xáo trộn chuỗi DNA, giống như "thọc gậy bánh xe" vậy. Trình tự DNA bị xáo trộn thì không thể sao chép đúng nữa. Đây chính là cách mà ánh sáng UV tiêu diệt virus - phá hủy khả năng sinh sản của chúng.
Ánh sáng UV có diệt được virus corona không?
Virus corona gây Covid-19 là một chủng mới, vì thế hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu về khả năng kháng ánh sáng UV của virus này. Cho dù chưa có kết luận chính xác, nhưng nhiều công ty sản xuất thiết bị UV đang gia tăng doanh số và các bệnh viện cũng sử dụng robot được trang bị ánh sáng UV để khử trùng các phòng bệnh, thậm chí có cả khẩu trang cũng được tiệt trùng bằng ánh sáng UV.
Trước đây, các nghiên cứu về SARS và MERS cho thấy ánh sáng UV có thể khống chế các virus này, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi tác dụng của UV trong việc khử virus corona mới.
Chỉ có điều đừng làm sạch tay bằng một chiếc đèn chiếu tia UV. Như đã nói ở trên, chiếu xạ UV cũng có thể làm hỏng DNA của con người, gây ra các vấn đề về sức khỏe như ung thư da hoặc đục thủy tinh thể ở mắt.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, một quang phổ đặc biệt của tia cực tím là UV-C xa có thể vô hiệu quá vi khuẩn mà không gây hại cho da của động vật có vú. Đó là vì tia này được các vật liệu sinh học hấp thụ rất mạnh nên nó không thể xuyên qua ngay cả các lớp ngoài cùng của da hoặc mắt người. Tuy vậy, vì vi khuẩn và virus có kích thước vô cùng nhỏ nên UV-C xa có thể xuyên thấu và vô hiệu hóa chúng.
Nghiên cứu cũng cho thấy đèn chiếu UV-C xa có thể loại bỏ cả các virus sống trong không khí mà không gây hại cho con người, và vì thế chúng ta có thể hình dung một thế giới mà ở đó các cổng an ninh sân bay hay cổng bệnh viện đều lắp đặt buồng diệt khuẩn bằng tia UV.
Hiện nay bạn có thể yên tâm bỏ điện thoại vào buồng khử khuẩn bằng tia UV, nhưng để vệ sinh cơ thể, hãy dùng xà phòng và nước sạch nhé.
Phạm Hường
Xâm lấn lãnh thổ của "sát thủ đầm lầy", trăn Miến Điện bị cá sấu hạ gục Đoạn video ghi lại trận đại chiến sinh tử giữa cá sấu mõm ngắn và trăn Miến Điện. Theo nội dung đoạn video, một con trăn Miến Điện xâm lấn vào lãnh thổ của cá sấu mõm ngắn đã bị "sát thủ đầm lầy" cắn ngang người. Ngay sau đó, "sát thủ đầm lầy" vô hiệu hóa chiêu thức quấn siết của trăn...