Tìm ra danh tính “người đẹp váy đỏ” bí ẩn trong ảnh cổ
Cô thiếu nữ có mái tóc vàng bồng bềnh, thường mặc váy áo đỏ xuất hiện trong những bức ảnh màu đầu tiên của nhân loại – cô đã luôn khiến người ta tò mò về danh tính thực sự. Giờ đây, sau 102 năm, người ta đã có thể trả lời câu hỏi – cô là ai.
Cô thiếu nữ vốn được biết tới với cái tên “ Christina” từng xuất hiện trong một bộ ảnh màu được chụp từ cách đây 102 năm, người ta đã vừa lần ra danh tính đích thực của cô. Cô gái mặc váy đỏ bí ẩn ấy có tên đầy đủ là Christina Elizabeth Frances Bevan. Ở thời điểm thực hiện những bức ảnh chân dung tuyệt đẹp còn lưu lại cho tới hôm nay, Christina mới 16 tuổi.
Sau này, Christina sống thọ tới năm 84 tuổi, bà qua đời năm 1981, chưa từng một lần kết hôn và không có con cái. Từ lâu nay, những người nghiên cứu lịch sử nhiếp ảnh đã luôn đặt dấu hỏi về danh tính cô gái có mái tóc vàng bồng bềnh, thường diện những bộ đồ có sắc đỏ, xuất hiện trong những bức ảnh “đẹp như mộng” của nhiếp ảnh gia Mervyn O’Gorman.
Những bức ảnh từng được chụp ở vịnh Lulworth, hạt Dorset, Anh năm 1913. Trong suốt hơn 100 năm qua, người ta đã luôn cho rằng Christina chính là con gái của nhiếp ảnh gia Mervyn O’Gorman.
Giờ đây, người ta mới biết rằng Christina là con gái của một người bạn chơi với nhiếp ảnh gia O’Gorman. Cha cô thực ra là một nhà triết học có tiếng ở trường Đại học King’s (London). Ngay khi những bức ảnh màu chụp Christina được biết tới, người ta đã luôn tò mò về cô gái.
Các học giả đã luôn tò mò về danh tính thật sự của cô gái chỉ được biết tới với cái tên ngắn gọn “Christina”. Sau khi xuất hiện trong những bức ảnh màu tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia Mervyn O’Gorman, Christina đã hoàn toàn biến mất, không để lại dấu tích nào.
Christina (giữa) đang ở tuổi 16 khi xuất hiện trong những bức ảnh chụp năm 1913 của nhiếp ảnh gia O’Gorman. Trong bức ảnh này, mái tóc vàng của cô gái được tết lại và cô không xuất hiện trong những trang phục mang sắc đỏ thường thấy. Xuất hiện bên cạnh Christina là mẹ và em gái. Bức ảnh này của O’Gorman trước đây chưa từng được biết tới.
Những bức ảnh màu do nhiếp ảnh gia O’Gorman thực hiện năm 1913 ghi lại nhan sắc của cô thiếu nữ Christina được xem là những bức ảnh màu cổ nhất còn tồn tại cho tới hôm nay. Những bức ảnh hiện thuộc quyền sở hữu của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh và đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Truyền thông Quốc gia Anh.
Christina nằm trong số những người đầu tiên xuất hiện trong những bức ảnh màu cổ nhất lịch sử nhiếp ảnh. Dù sự xuất hiện của Christina để lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ cho người xem nhưng cô gái đã không trở nên nổi tiếng, ngược lại, cô hoàn toàn biến mất.
Ban đầu, người ta tưởng Christina là con gái của nhiếp ảnh gia O’Gorman, nhưng thực tế, vợ chồng ông không có con. Mới đây, một kỹ sư nghỉ hưu có tên Stephen Riddle (73 tuổi) đã liên lạc với Viện bảo tàng Truyền thông Quốc gia Anh để trao lại một số tấm ảnh khác của nhiếp ảnh gia O’Gorman vốn được cha vợ ông lưu giữ.
Video đang HOT
Những bức ảnh này được chụp ở cùng thời điểm với bộ ảnh chân dung “cô gái mặc váy đỏ”, tuy vậy, chưa từng được biết đến trước đây. Điều quan trọng nhất là dưới những tấm ảnh này, nhiếp ảnh gia O’Gorman đã đề cập đến những cái tên như “Edwyn và Daisy Bevan cùng với các con Anne và Christina”.
Kỹ sư kiêm nhiếp ảnh gia Mervyn O’Gorman đã chụp hình cô thiếu nữ Christina với những bộ đồ mang sắc đỏ ấn tượng. Ở thời điểm thực hiện những bức ảnh màu nổi tiếng này, Mervyn O’Gorman 43 tuổi.
Bức ảnh đen trắng chụp cận c ảnh chân dung cô thiếu nữ Christina.
Những bức ảnh mới xuất hiện lại này cũng do chính Mervyn O’Gorman thực hiện ở cùng thời điểm với những bức ảnh chân dung nổi tiếng của ông, ở phần chú thích ảnh, O’Gorman có đề cập tới những cái tên như “Daisy Bevan” (mẹ của Christina) và “các con của chị” – Anne và Christina – đang “ngồi ngắm những chú chim”.
Ba mẹ con trong một bức ảnh chụp ở vịnh Lulworth. Cô em gái của Christina – Anne Cornelia Favell Bevan sinh năm 1898, qua đời năm 1983, không như chị, Anne về sau có kết hôn và sinh hai người con.
Mẹ của hai cô gái – bà Daisy Bevan – sinh năm 1870. Bà kết hôn với ông Edwyn Bevan năm 1896.
Trong một bức ảnh khác cũng chưa từng được thấy trước đây, em gái của Christina – cô bé Anne đang ngồi trên lưng ngựa ở bên ngoài ngôi nhà của gia đình Bevan. Bức ảnh có chú thích – “Anne cưỡi con Victor dưới sự hướng dẫn của một ông cụ, Edwyn và Daisy đứng ngoài cửa căn nhà của họ ở số 6 đường đê Chelsea, 1913″.
Sau khi danh tính thật sự của Christina được hé lộ, người ta đã biết thêm đôi điều về “cô gái váy đỏ”, rằng Christina sinh ra ở London ngày 8/3/1897, qua đời năm 1981, thọ 84 tuổi. Sinh thời, Christina không kết hôn và không sinh con.
Trong hơn 100 năm nay, những bức ảnh chụp Christina trong những bộ trang phục mang sắc đỏ đã luôn thu hút sự quan tâm của công chúng và các nhà nghiên cứu lịch sử nhiếp ảnh. Christina nằm trong số những người đầu tiên xuất hiện trong những bức ảnh màu.
Ngôi nhà nơi gia đình Bevan ở chỉ cách nhà của nhiếp ảnh gia O’Gorman 2 phút đi bộ, vì vậy, hai gia đình có mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Về phần nhiếp ảnh gia O’Gorman, ông sinh năm 1871, sau khi tốt nghiệp Đại học, ông trở thành một kỹ sư điện, O’Gorman đặc biệt có sở thích với xe hơi và từng là phó chủ tịch Câu lạc bộ Xe hơi Hoàng gia Anh.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
Nga đẩy mạnh xây dựng quân sự tại nhóm đảo tranh chấp với Nhật
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 9/6 hạ lệnh cho quân đội nước này đẩy mạnh công tác cây dựng cơ sở quân sự và dân sự tại các đảo phía nam quần đảo Kuril ở Thái Bình Dương, nơi Mátxcơva và Tokyo từ lâu đã có tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. (Ảnh: RT)
Báo giới Nga dẫn lời Bộ trưởng Shoigu đưa ra tuyên bố trên tại thành phố Vladivotok thuộc miền viễn đông Nga khi đang thị sát tại quân khu miền đông, Bộ Quốc phòng Nga thông báo và không nêu thêm chi tiết.
Tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Kuril (theo cách gọi của người Nga) và Lãnh thổ phương Bắc (theo cách gọi của người Nhật), luôn là cái gai trong mối quan hệ giữa hai nước kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Quần đảo Kuril, nằm ở vùng Sakhalin của Nga, hình thành nên một biển đảo núi lửa kéo dài 1.300 km từ Hokkaido, Nhật Bản, tới Kamchatka, Nga, phân chia biển Okhotsk với Bắc Thái Bình Dương.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, quân đội Liên Xô nắm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Kuril nhưng Nhật vẫn đòi quyền sở hữu 4 hòn đảo ở cực nam là Kunashir, Iturup, Shikotan, và Habomai - được gọi chung là Lãnh thổ phương Bắc.
Hiệp ước hòa bình San Francisco giữa các lực lượng đồng mình và Nhật Bản năm 1951 nói rằng Nhật Bản phải từ bỏ quyền sở hữu các hòn đảo Kuril, nhưng cũng không công nhận chủ quyền của Liên bang Xô Viết đối với quần đảo Kuril.
Tranh chấp chủ quyền nhóm đảo giữa Nga và Nhật khiến hai nước không thể ký hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc tình trạng đối đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
Trong những năm gần đây, Mátxcơva từng nhiều lần kịch liệt phản đối sau khi chính quyền Nhật Bản tiến hành những chuyến thăm tới các đảo này, đồng thời đẩy mạnh công tác xây dựng tại đó. Lập trường của phía Tokyo là Lãnh thổ phương Bắc là một phần không thể thiếu của lãnh thổ Nhật Bản và rằng Nga phải chuyển giao các đảo này về cho phóa Nhật.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Nước Nga yên bình qua những bức ảnh đen trắng Nhiếp ảnh gia Misha Maslennikov mới đây đã chia sẻ những tấm ảnh đen trắng đầy ấn tượng ghi lại những khung cảnh yên bình và những câu chuyện cuộc đời con người tại xứ sở bạch dương. "Tôi đặt cuộc đời mình vào trong những bức ảnh. Đối với tôi, nhiếp ảnh là câu chuyện về những trải nghiệm nghệ thuật của...