Tìm ra cơ chế khiến người mắc COVID-19 trở bệnh nặng
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Trung Quốc đứng đầu đã xác định được cơ chế hoạt động phân tử có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các trường hợp mắc COVID-19.
Hình minh họa virus SARS-CoV-2 được trưng bày bên ngoài trung tâm khoa học khu vực ở Oldham, Anh hồi tháng 8/2020
Phát hiện này được kỳ vọng có thể đưa ra manh mối để tìm ra các phương hướng điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 ở thể nặng.
Nghiên cứu trên, vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Science Signaling, cho thấy sự hợp nhất của các tế bào phổi bị nhiễm coronavirus có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng viêm, do đó kích hoạt các dòng tín hiệu miễn dịch trong phổi, là nguyên nhân chính gây tổn thương phổi ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng.
Video đang HOT
Các nhà khoa học từ Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Đại học Y khoa Liên hiệp Bắc Kinh cùng những cộng tác viên của họ đã phân tích các mẫu bệnh phẩm cơ thể của những người tử vong do mắc COVID-19. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối tương quan giữa các trường hợp COVID-19 thể bệnh nặng và sự hợp nhất của các tế bào biểu mô phổi được gọi là tế bào phổi, cũng đã được quan sát thấy ở khỉ và các tế bào nuôi bị nhiễm virus.
Sau đó, các nhà khoa học kiểm tra các tế bào thận phôi người biểu hiện protein đột biến của virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 hoặc bị nhiễm virus gây viêm miệng và nổi mụn nước mang protein đột biến.
Kết quả, các tế bào thận kết thúc hợp nhất và hình thành các tế bào mới với nhiều nhân và các vi nhân cực nhỏ, kích hoạt cảm biến DNA trong chất lỏng tế bào, và sau đó đến lượt cảm biến này thu nhận một loại protein kích hoạt sự các gen mã hóa interferon loại I, vốn giúp điều chỉnh hoạt động hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nhà khoa học Liu Xiaoman, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết: “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy cơ chế hợp nhất các tế bào khí trong phổi của bệnh nhân COVID-19 có thể tăng cường sản xuất interferon và các cytokine khác, do đó làm trầm trọng thêm bệnh”.
Chuyên gia: có thể buộc phải đặt lại tên cho biến thể phụ của Omicron
Biến thể phụ BA.2 của Omicron không những lây lan với tốc độ nhanh hơn các biến thể trước đó, mà còn có thể gây bệnh nặng hơn, cũng như chặn đứng được một số vũ khí chủ lực hiện có trong điều trị Covid-19.
Không thể phát hiện BA.2 bằng phương pháp xét nghiệm PCR hiện có. Ảnh REUTERS
Đài CNN hôm 18.2 dẫn kết quả thu được từ phòng thí nghiệm ở Nhật Bản cho thấy BA.2 sở hữu những đặc điểm có thể cho phép nó gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đó, bao gồm Delta.
Và như phiên bản gốc của Omicron, BA.2 chứng tỏ năng lực vượt qua phần lớn hàng rào miễn dịch đến từ vắc xin phòng Covid-19. Tin vui là mũi nhắc khôi phục được sự bảo vệ, giảm đến 74% nguy cơ mắc bệnh nặng nếu không may nhiễm biến thể phụ.
BA.2 cũng chống được một số liệu pháp điều trị bệnh Covid-19, bao gồm sotrovimab, loại kháng thể đơn dòng hiện được dùng cho các bệnh nhân mắc Omicron.
Báo cáo được đăng trên cổng thông tin bioRxiv trong lúc chờ được bình duyệt.
"BA.2 dường như nguy hiểm hơn BA.1 (Omicron) và có lẽ lây lan mạnh hơn, gây bệnh nặng hơn", Đài CNN dẫn lời tiến sĩ Daniel Rhoads của Trung tâm Y khoa Cleveland ở bang Ohio. Ông Rhoads là một trong những chuyên gia đã nghiên cứu báo cáo nhưng không tham gia trực tiếp.
BA.2 có nhiều đột biến so với chủng xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc). Biến thể phụ này sở hữu hàng chục điểm khác nhau về di truyền so với Omicron, biến nó thành dòng riêng biệt so với Alpha, Beta, Gamma và Delta.
Nhà nghiên cứu Kei Sato của Đại học Tokyo, nhóm thực hiện báo cáo, cho rằng dựa trên những phát hiện mới, có lẽ đã đến lúc không nên xem BA.2 là biến thể phụ của Omicron. Đồng thời, thế giới cần theo dõi sát sao diễn biến của nó.
"Như có lẽ các bạn cũng biết, BA.2 được gọi là phiên bản tàng hình của Omicron", chuyên gia Sato lưu ý. Đó là do nó không lộ diện trong các kết quả xét nghiệm PCR. Vì thế, các phòng thí nghiệm cần phải thực hiện thêm một bước nữa để giải trình tự gien nếu muốn xác định một người mắc BA.2 hay không.
"Điều đầu tiên nhiều nước cần làm là nghĩ ra phương pháp mới để phát hiện BA.2", chuyên gia Nhật cho biết. Theo ông, có lẽ chúng ta đang đối mặt một biến thể mới, cần một cái tên mới từ bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho nó.
Chiều 15/2: Cả nước đã tiêm gần 186,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 32 triệu mũi 3 Theo thống kê đến chiều ngày 15/2, cả nước đã tiêm gần 186,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 32 triệu mũi 3; TP HCM dự kiến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 970.000 trẻ từ 5-11 tuổi. Chỉ còn 8 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12- 17 tuổi dưới 80% Thống...