Tìm ra câu trả lời cho bí ẩn của quái vật Tully cổ đại
Quái vật Tully được biết đến là một trong sinh vật cổ đại gây nhiều tranh cãi nhất vì trong nhiều thập kỷ qua vẫn chưa có ai giải thích được nó chính xác thuộc loài nào.
Hình ảnh mô phỏng quái vật Tully.
Thực tế có rất ít sinh vật cổ xưa gây tranh cãi như quái vật Tully, một sinh vật kỳ lạ có kích cỡ bằng quả bowling với đôi mắt được gắn vào hai đầu của cuống mắt dài kỳ dị, sống cách đây khoảng 307 triệu năm.
Cho đến mới đây, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, mỗi người có một cách khác nhau để xác định sinh vật dưới nước kỳ lạ này, có thể những câu hỏi làm các nhà khoa học đau đầu về quái vật Tully đã được giải mã: Đó là một loài động vật có xương sống.
Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã phân tích dư lượng hóa chất còn sót lại trên tàn tích hóa thạch của quái vật Tully và so sánh chúng với tàn dư hóa học trên các động vật có xương sống cùng động vật không xương sống khác từ ngôi nhà cổ của các quái vật ở vùng mà ngày nay là Mazon Creek ở đông bắc Illinois.
Victoria McCoy, trợ lý giáo sư thỉnh giảng khoa học địa chất tại Đại học Wisconsin-Milwaukee, và các đồng nghiệp của cô đã thực hiện một phương pháp nghiên cứu hóa học thay vì sử dụng giải phẫu hóa thạch của quái vật Tully.
Kể từ khi nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư Francis Tully phát hiện ra hóa thạch của quái vật này vào năm 1958, các nhà nghiên cứu nhìn đã rất khó giải thích sinh vật này chính xác thuộc loài nào khi nó có các đặc điểm của… tất cả các loài bao gồm động vật có xương sống, động vật không xương sống, ốc sên không vỏ, một loại giun, không xương cá và động vật chân đốt, hoặc cũng có thể là một thành viên của một nhóm bao gồm côn trùng, nhện và tôm hùm.
“Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ chỉ sử dụng giải phẫu sẽ không bao giờ đủ để kết thúc cuộc tranh luận nên đã xem xét ở góc độ hóa học của hóa thạch quái vật Tully để hiểu những mô khác nhau được tạo ra như thế nào”, Victoria McCoy cho biết.
Để xác định xem quái vật Tully là động vật có xương sống hay động vật không xương sống, nhóm nghiên cứu đã quyết định xem liệu hóa thạch của nó có giữ lại tàn dư của chitin, một chuỗi dài các phân tử đường tạo nên các mô cứng hơn, giòn hơn trong xương của động vật không xương sống, hoặc tàn dư của protein tạo nên keratin và collagen được tìm thấy ở động vật có xương sống.
Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật quang phổ Raman, đây là một kỹ thuật quang phổ phân tử, sử dụng sự tương tác của ánh sáng với vật chất để hiểu rõ hơn về cấu tạo hoặc đặc tính của vật liệu. Phương pháp này này không gây hại cho hóa thạch liên quan đến việc bắn tia laser vào mẫu vật. Năng lượng của laser làm cho các liên kết hóa học khác nhau trong mẫu vật rung động. Bằng cách vẽ biểu đồ các tỷ lệ này, các nhà khoa học có thể xác định loại hợp chất nào có mặt.
Victoria McCoy chia sẻ: “Thật khó để xác định một hợp chất. Nhưng miễn là bạn biết loại hợp chất nào tạo nên những chất trong mẫu của bạn, điều đó đủ để phân biệt động vật có xương sống với động vật không xương sống”.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét 32 điểm khác nhau trên 20 hóa thạch, bao gồm ba mẫu vật của quái vật Tully và 17 động vật cổ đại khác. Kết quả cho thấy Tully là sinh vật có xương sống.
“Quái vật Tully tất cả các mô của nó mà chúng tôi đã phân tích được tạo thành từ protein và không có mẫu nào trong số chúng được tạo thành từ chitin. Vì vậy, đó thực sự là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy quái vật Tully thực tế là một động vật có xương sống”, Victoria McCoy nhấn mạnh.
Phát hiện này phù hợp với một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Nature cho thấy quái vật Tully là một loài cá không xương trong cùng dòng với cá mút đá thời hiện đại.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn nhận được những phản biện. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đó chưa phải là kết quả cuối cùng về danh tính thực sự của quái vật Tully.
Đơn cử là việc sử dụng quang phổ Raman với vật liệu địa chất phức tạp là không đơn giản. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thống kê, Shuhai Xiao, giáo sư địa chất học tại Virginia Tech, nói. Tuy nhiên, Xiao nói thêm rằng việc thu thập và phân tích dữ liệu quang phổ Raman có khả năng cung cấp những hiểu biết mới về nghiên cứu các hóa thạch có vấn đề, chẳng hạn như quái vật Tully.
Sẽ rất hữu ích nếu phân tích bao gồm nhiều mẫu vật hơn, cả quái vật Tully và các động vật cổ xưa không kém khác từ Mazon Creek, Steven Jasinski, nhà cổ sinh vật học khác tại Bảo tàng bang Pennsylvania nhận định.
Loài sinh vật cổ đại có hình dáng chẳng giống ai khiến các nhà khoa học tranh cãi 60 năm mà vẫn chưa có kết quả
Trí tưởng tượng của con người rất phong phú nhưng có lẽ nhưng có lẽ vẫn phải chịu thua mẹ thiên nhiên bởi có những sinh vật thời cổ đại mà ngay cả tưởng tượng chúng ta cũng không thể hình dung ra được hình dáng đó.
Nhưng những sinh vật cổ xưa luôn là đề tài nóng bỏng và là nguồn tài nguyên vô giá cho trí tưởng tượng của con người, bởi động lực của sự tiến hóa có thể tạo ra rất nhiều sinh vật có hình dáng khác nhau mà đôi khi trí tưởng tượng của con người cũng không thể hình dung ra được hình dạng của chúng.
Và Tullimonstrum hay còn gọi là quái vật Tully (Tully Monste) có thể thách thức các giới hạn trí tưởng tượng của con người.
Tullimonstrum là một chi động vật đối xứng hai bên đã tuyệt chủng, chúng từng sống ở những vùng nước cửa sông nông lắm bùn ven biển nhiệt đới, vào thế Pennsylvania.
Chúng giống sự kết hợp các đặc điểm kỳ lạ của nhiều sinh vật hoàn toàn không liên quan tới nhau và dường chúng cũng không hề có mối liên hệ nào tới bất cứ các sinh vật còn lại từng tồn tại trên Trái Đất.
Đã hơn sáu mươi năm đã trôi qua kể từ khi phát hiện ra hóa thạch của chúng và quái vật Tully đã trở thành cơn ác mộng đối với các nhà cổ sinh vật học. Và cho tới tận ngày nay, chúng ta vẫn chưa thể khám phá ra được rốt cuộc thì chúng là loài sinh vật như thế nào.
Mùa hè năm 1955, Francis Tully đã phát hiện ra hóa thạch của chúng khi đang tập hợp các hóa thạch tại Mazon Creek fossil beds, Illinois, Hoa Kỳ.
Mazon Creek fossil beds là một kho tàng hóa thạch, nơi mà các xác chết của các sinh vật cổ đại bị chôn vùi trong bùn. Carbon dioxide được tạo ra khi vi khuẩn phá vỡ xác động vật và thực vật sẽ kết hợp với sắt hòa tan trong nước ngầm để tạo thành quặng sắt và bảo vệ các hóa thạch của sinh vật trong đó.
Tại Mazon Creek fossil beds, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều hóa thạch từ hơn 300 triệu năm trước, điều này rất quan trọng đối với nghiên cứu của các nhà cổ sinh vật học.
Thực tế, Tully là một thợ sửa ống nước, nhưng anh ta cũng là một thợ săn hóa thạch nghiệp dư khá lành nghề. Vào thời điểm đó, anh ta tìm thấy một mẫu hóa thạch vô cùng kì lạ bị tách làm đôi từ một đống đá phiến.
Hóa thạch của quái vật Tully.
Hình ảnh mô phỏng quái vật Tully.
Từ mẫu hóa thạch này, chúng ta có thể thấy đại khái rằng cơ thể của chúng có hình trụ nó và có đuôi hình thuôn đối xứng. Nếu chỉ nhìn vào phần này, có thể trông chúng khá giống với một con mực.
Nhưng khi nhìn vào đầu bên kia của hóa thạch, có thể thấy rằng chúng sở hữu một cái miệng dài và hẹp có những khe hở giống như răng. Đặc điểm này gợi nhớ đến cái miệng của loài bọ cạp biển Opabinia sống ở Kỷ Cambri.
Bọ cạp biển Opabinia regalis là một loài động vật chân đốt tuyệt chủng, được tìm thấy ở Middle Cambrian Burgess Shale Lagersttte của British Columbia, Canada. Nó phát triển mạnh mẽ từ 505 triệu năm trước đến 487 triệu năm trước trong Kỷ nguyên Cambri của kỷ nguyên cổ sinh.
Nhưng điều lạ lùng nhất mà quái vật Tully sở hữu lại là đôi mắt, nó được gắn vào hai đầu của cuống mắt dài, giống như đôi tai của nhân vật "Shrek" trong bộ phim hoạt hình cùng tên. Hai mặt trái và phải của cơ thể đều tồn tại những cái lỗ thẳng hàng được phân bố đối xứng với nhau.
Do đó, với sự kết hợp của rất nhiều đặc điểm kỳ lạ của nhiều sinh vật hoàn toàn không liên quan tới nhau, sinh vật này trở nên vô cùng kỳ lạ mà ngay cả vẻ ngoài của người ngoài hành tinh trong trí tưởng tượng của chúng ta cũng không thể kỳ dị được như vậy.
Francis Tully
Sau khi phát hiện ra mẫu hóa thạch này và vận dụng hết những kiến thức cũng như sự hiểu biết về các mẫu hóa thạch được tìm thấy trước đó, Francis Tully vẫn không thể tìm ra câu trả lời đây là hóa thạch của loài nào.
Bởi vậy ngay lập tức ông đã nhân ra rằng có điều gì đó bất thường, ít nhất đây có thể là hóa thạch của một sinh vật hoàn toàn mới hoặc loài nào đấy mà ông ta chưa biết.
Để tìm ra sự thật, Francis Tully nhanh chóng mang hóa thạch này đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago để tìm câu trả lời từ các chuyên gia. Nhưng thật không may, tất cả các nhà cổ sinh vật học ở đây đều phải bó tay. Giống như Tully, họ chưa bao giờ nhìn thấy sinh vật kỳ lạ này.
Hóa thạch quái vật Tully.
Trên thực tế, đối với một loài sinh vật mới, chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra chi và họ của chúng thông qua một vài sinh vật liên quan đã được biết trước đó. Nhưng hóa thạch bí ẩn này dường như không hề có bất cứ họ hàng nào trên thế giới này.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra bất cứ loại sinh vật nào được biết đến (dù đã tuyệt chủng hay không tuyệt chủng) có liên quan gì đến nó và có thể nói là "vô tiền khoáng hậu".
Cũng chính bởi vì không tìm được sự liên hệ với bất cứ sinh vật nào nên các nhà khoa học chỉ biết rằng chúng là một loại động vật và không biết phải xếp chúng vào nhóm sinh vật nào.
Kể từ đó, hóa thạch của sinh vật kỳ lạ này liên tục được tìm thấy và hiện có hơn 2.000 mẫu vật hóa thạch. Chúng được lưu trữ tại Bảo tàng Field ở Chicago với số lượng lớn tới mức chứa đầy trong bốn tủ lớn và mỗi tủ có 25 ngăn kéo, với mẫu lớn nhất dài tới 35 cm, và cá thể nhỏ nhất dài 8 cm.
Nhưng ngay cả khi những mẫu vật hóa thạch này được bảo quản tốt và nguyên vẹn, con người vẫn chưa thể nghiên cứu chúng. Vào thời điểm đó, mọi người chỉ có thể khôi phục hình ảnh gần đúng của chúng dựa trên những hóa thạch và biết rằng loài này sống ở đại dương vào Kỷ Than Đá hơn 300 triệu năm trước.
Hình minh họa mô tả cảnh tượng của Mazon Creek fossil beds vào Kỷ Than Đá 300 triệu năm trước.
Nhưng ngay cả khi không tìm thấy manh mối tiến hóa, sinh vật này vẫn phải có tên. Vì vậy, trong năm 1966, nhà cổ sinh vật học Eugene Richardson đã đặt tên cho chúng là Tullimonstrum.
Trong số đó, Tully tất nhiên là lấy theo tên của người phát hiện ra nó, Tully, cũng có một ý nghĩa khác trong tiếng Na Uy là hoang đường, không có thật, kỳ dị, và "monstrum" đại diện cho quái thú, quái vật. Ngoài ra, tên loài đầy đủ của nó là Tullimonstrum gregarium. "Gregarium" có nghĩa là phổ biến, thường thấy, được sử dụng để mô tả số lượng khổng lồ của hóa thạch quái vật Tully.
Nhà cổ sinh vật học Eugene Richardson và họa sĩ minh họa khoa học Tibor Perenyi đã tạo ra một mô hình của quái vật Tully.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi phát hiện ra hóa thạch đầu tiên của loài này, và đã có nhiều ý kiến đã được đưa ra về việc phân loại quái vật Tully. Ban đầu, các nhà cổ sinh vật học tin rằng nó thuộc về động vật thân mềm và là một loài ốc biển. Bởi vì hình dạng tổng thể của nó tương tự Pterotrachea - một chi phân loại của sên biển cỡ trung bình đến lớn, nhuyễn thể dạ dày.
Sau đó, dựa trên các dấu vết tương tự như các liên kết trong hóa thạch quái vật Tully, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nó thực sự là một loài động vật chân đốt. Ngoài ra, nó cũng đã được đề xuất rằng nó thuộc về chi Radiodonta, Conodont, v.v., nhưng không ai trong số họ có thể chứng minh cặn kẽ quan điểm của mình và ngay lập tức bị bác bỏ ý kiến.
Quái vật Tully (phía trên bên trái) so với một số sinh vật mà các nhà khoa học cho rằng nên xếp vào cùng chi với chúng.
Cho đến năm 2016, cuộc tranh cãi giống như cơn ác mộng này cuối cùng đã đạt được tiếng nói chung với một kết luận tạm thời. Vào thời điểm đó, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Yale đã kết luận rằng chúng là một tổ tiên của Lethenteron camtschaticum - cá mút đá.
Cá mút đá là một loài cá ký sinh không có xương hàm, nhưng miệng chúng lại có rất nhiều răng. Cái miệng đặc biệt này cho phép chúng ký sinh trên những con cá khác và hút máu để kiếm sống.
Lethenteron camtschaticum là loài cá mút đá không có hàm thuộc bộ Petromyzontiformes. Nó sinh sống ở các kiểu môi trường nước ngọt ven biển ở Bắc Cực. Một vài cá thể di cư để đẻ trứng, dành một phần cuộc sống của chúng trong đại dương. Đây là loài cá mút đá phổ biến nhất ở khu vực Bắc Cực.
Nhưng trên thực tế, miệng của quái vật Tully được dùng để săn mồi chứ không phải để hút máu ký sinh như cá mút đá, chúng bơi với cơ thể hình con thoi, đôi mắt của chúng vươn ra phát triển cho việc mở rộng tầm nhìn và có thể quan sát mọi thứ xung quanh tốt.
Dựa vào phần miệng thanh mảnh của quái vật Tully, chúng ta cũng có thể đoán được sinh vật này ăn như thế nào. Giống như một con mực, nó có thể tiếp cận con mồi từ từ và sau đó nhanh chóng kéo dài cái miệng thon dài của mình để kẹp chặt con mồi. Có lẽ chúng cũng sẽ đâm cái miệng dài kỳ lạ này xuống bùn dưới đáy biển để tìm kiếm những loài giun biển.
Vào thời điểm đó, nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu cẩn thận hơn 1.200 hóa thạch quái vật Tully. Ngay từ đầu, các nhà nghiên cứu đã bị thu hút bởi những đường kẻ màu sáng trông giống như những đường tiêu hóa trên cơ thể của chúng.
Nhưng khi nghiên cứu sâu hơn, họ lại nghĩ rằng đây không phải là đường tiêu hóa mà là tủy sống hay một dạng cột sống nguyên thủy. Bởi vì đường tiêu hóa nói không thể kéo dài đến cuối đuôi.
Kết quả kiểm tra quét hóa thạch cũng cho thấy răng của quái vật Tully và răng của cá mút đá khá giống nhau và được cấu tạo từ keratin. Điều này khác với răng của các loài cá và động vật chân đốt khác.
Nhìn vào kích thước của quái vật Tully, nó thực sự giống với cá mút đá. Mặc dù mắt và miệng của quái vật Tully rất kỳ lạ, các lỗ đối xứng trái và phải của chúng gần như tương đồng với các lỗ mang của cá mút đá. Bằng chứng mạnh mẽ nhất đến từ các tế bào melanophore có trong mắt của chúng. Cấu trúc này được cho là chỉ tồn tại trong mắt của động vật có xương sống.
Nghiên cứu năm 2016 đưa quái vật Tully vào dòng dõi tiến hóa của động vật có xương sống.
Vào thời điểm đó, bài báo này đã trực nói rằng quái vật Tully là một động vật có xương sống và nhiều phương tiện truyền thông cũng đưa ra những bài viết có tiêu đề "bí ẩn về quái vật Tully đã được giải quyết".
Nhưng ngồi vào vị trí động vật có xương sống vẫn chưa được ấm chỗ thì lại có một bài báo khác đưa ra quan điểm phản đối trong năm 2017.
Nhóm các nhà khoa học khác tin rằng quái vật Tully không phải là động vật có xương sống và họ đã lập luận bác bỏ từng quan điểm rằng quái vật Tully là động vật có xương sống.
Các nghiên phản bác lại cũng xuất hiện vào năm 2019. Như đã đề cập trước đó, melanosome được cho là tồn tại rộng rãi trong mắt của động vật có xương sống. Nhưng các động vật không xương sống khác trên hành tinh, như bạch tuộc và mực, thực sự cũng chứa melanosome. Chỉ là tỷ lệ kẽm so với đồng thấp hơn so với động vật có xương sống hiện đại. Nên điều đó cũng không thể khẳng định được quái vật Tully là động vật có xương sống.
Nghiên cứu mới năm 2019 đã phân tích tỷ lệ kẽm và đồng trong melanin trong mắt quái vật Tully và so sánh chúng với các loài khác sống trong đương đại. Người ta thấy rằng tỷ lệ kẽm và đồng trong mắt của quái vật Tully gần với động vật không xương sống.
Vì vậy, nghiên cứu này cho thấy quái vật Tully có lẽ không phải là động vật có xương sống. Tuy nhiên, nghiên cứu này không cho biết nên phân loại quái vật Tully vào nhóm nào.
Quay đi quay lại, thì cho tới nay quái vật Tull vần chỉ là quái vật Tully, một loài động vật vẫn còn tranh cãi và không thực sự thuộc về bất cứ nhóm nào.
Nhưng đây cũng là cách làm việc bình thường của khoa học. Bởi các nhà nghiên cứu sẽ luôn tiếp tục tìm câu trả lời và liên tục phản bác hoặc phản biện, tranh cãi bác bỏ hoàn toàn những quan điểm vốn có để tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất.
Theo Trí thức trẻ
Bí ẩn quái vật kì dị bậc nhất lịch sử Trái đất khi không thể xác định thuộc loài nào Các nhà khoa học thậm chí không thể phán đoán xem sinh vật cổ đại Tullimonstrum (còn được gọi là quái vật Tully) là động vật có xương sống hay không xương sống. Trước đó hóa thạch của Tully có niên đại khoảng 300 triệu năm tuổi được phát hiện ở tầng hoá thạch Mazon Creek ở Illinois, Mỹ. Hình ảnh được cho...