Tìm ra cách điều khiển sét bằng tia laser?
Một nhóm khoa học quốc tế đã tạo ra tia laser, nhờ đó có thể học cách điều khiển tia sét, thay đổi quỹ đạo và thu hút nó đến một nơi nhất định.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) và UNSW ở Canberra đã tạo ra một “cơn giông bão thu nhỏ” bằng cách sử dụng một cặp bản phẳng song song, trên đó tích điện. Khi nó đạt đến giá trị phá vỡ, một tia sét nhỏ xuất hiện trong một khu vực ngẫu nhiên của một tấm và đánh vào một khu vực ngẫu nhiên của tấm kim loại thứ hai.
Các nhà vật lý đã sử dụng các hạt dẫn graphene được dẫn hướng bằng laser trong mô hình thử nghiệm.
Chùm tia laze làm nóng không khí, tạo ra một kênh có độ dẫn điện cao trong đó, như một loại dây dẫn, qua đó tia chớp lao tới. Chùm tia laze làm nóng các vi hạt và tạo ra một kênh dòng chảy cao qua đó dòng điện bắt đầu chảy. Như vậy, các nhà khoa học đã tìm ra cách làm cho tia sét di chuyển theo một hướng xác định.
Nhóm tác giả nghiên cứu tin rằng khám phá này sẽ cho phép kiểm soát chính xác đường đi của phóng điện trong không khí. Những vụ phóng điện đã được thuần hóa như vậy có thể hữu ích cho cả việc kiểm soát thời tiết và trong công nghiệp hoặc y học.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo phát hiện này trong bài báo khoa học đăng trên tạp chí Nature Communications.
Cá chình điện hung dữ xé toang đầu bạch tuộc
Cá chình điện tỏ ra là một kẻ thiện chiến khi liên tiếp khiến bạch tuộc biển phải dè chừng.
Clip cá chình điện hung dữ xé toang đầu bạch tuộc:
Đại chiến biển khơi vốn nguy hiểm và đáng sợ không kém gì những cuộc vật lộn ở trên cạn, không chỉ vậy ở dưới biển còn đáng sợ hơn nhiều lần bởi nơi đó tồn tại những sinh vật khủng khiếp.
Cá chình điện (lươn điện) sống ở vùng Amazon, với đặc trưng là các cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện với xung điện lên tới 700 volt.
Chúng phát hiện những con mồi xung quanh mình bằng xung điện nhỏ hơn.
Nhà khoa học James Collin đã ghi lại hình ảnh đại chiến kinh hoàng giữa cá chình điện và một con bạch tuộc dài 2m tại vùng vịnh thuộc California.
Một con cá chình điện có thể dài 2,4 m và nặng gần 23 kg, lớn hơn nhiều so với con bạch tuộc của chúng dưới nước.
Tiếp cận con mực, dòng điện với hiệu điện thế lên tới 650V được phóng ra khiến con bạch tuộc choáng váng. Chúng trốn vào các rặng san hô nhưng điều đó đã trở nên vô nghĩa khi dưới biển, cá chình quả thực như một "đại ca".
Nhà nghiên cứu Jason Gallant của đại học bang Michigan quan sát con cá chình và cho hay: "Loài cá điện thường biểu hiện gene giống nhau, có chức năng mã hóa các protein cấu trúc có thể cách điện đối với cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện.
Trên thực tế, chúng tôi chưa thực sự tìm ra nguyên nhân cá chình điện không chịu ảnh hưởng trước chính dòng điện chúng phóng đi".
Tìm ra bằng chứng thuyết phục cho lý thuyết "Mặt trời là một hành tinh rỗng"? Những người có đam mê tìm kiếm người ngoài hành tinh tin rằng họ đã phát hiện ra hai UFO đi ra từ Mặt trời. Điều này đã dẫn tới nhiều thuyết âm mưu kết luận rằng Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao rỗng. Trong khi các nhà khoa học khẳng định chắc chắn rằng Mặt trời về cơ bản...