Tìm ra cách chụp ảnh lỗ đen sắc nét hơn nhiều
Các nhà khoa học Harvard là những người vừa tuyên bố tìm ra cách chụp những bức ảnh sắc nét hơn về lỗ đen so với những hình ảnh mờ cũ có sẵn cho đến nay.
Năm ngoái, liên minh quốc tế gồm các nhà khoa học, người điều hành Kính thiên văn Chân trời Sự kiện (EHT) đã tiết lộ hình ảnh đầu tiên về bóng của lỗ đen. Ngay sau đó sự kiện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu khoa học.
Tiếp theo cho những thành công bước đầu, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiếp tục tính toán và dự đoán cấu trúc bên trong các lỗ đen gây ra bởi sự uốn cong ánh sáng cực kỳ hấp dẫn.
Tác giả chính Michael Johnson của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard và Smithsonian đã mô tả cách làm thế nào vòng xoáy photon xung quanh lỗ đen có thể là chìa khóa để mở khóa những bức ảnh sắc nét.
Video đang HOT
“Hình ảnh của một lỗ đen thực sự chứa một loạt các vòng tròn lồng vào nhau”, Johnson nói. “Mỗi vòng liên tiếp có cùng đường kính nhưng ngày càng sắc nét hơn vì ánh sáng của nó quay quanh lỗ đen nhiều lần hơn trước khi đến với người quan sát. Với hình ảnh EHT hiện tại, chúng ta đã thoáng thấy sự phức tạp đầy đủ sẽ xuất hiện trong hình ảnh của bất kỳ lỗ đen nào”.
Bằng cách xếp chồng các hình ảnh của một chuỗi con trong lỗ đen, một ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra một bức ảnh hoàn chỉnh sắc nét hơn nhiều về hình dạng của một lỗ đen.
“Điều thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên là trong khi các dây con lồng nhau hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường trên hình ảnh thì hình ảnh thậm chí hoàn hảo của chúng là những tín hiệu mạnh và rõ ràng cho các mảng của kính viễn vọng gọi là giao thoa kế.
Mặc dù việc chụp ảnh lỗ đen thông thường đòi hỏi nhiều kính viễn vọng phân tán, các dây con là hoàn hảo để nghiên cứu chỉ sử dụng hai kính viễn vọng cách nhau rất xa”, Johnson nhấn mạnh.
Trang Phạm
Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao nhị phân
Ngôi sao lùn trắng này có khối lượng bằng khoảng 0,325 lần Mặt Trời, có thành phần chủ yếu là helium.
Các nhà thiên văn học từ Đại học Sheffield của Anh hôm 16/3 công bố trên tạp chí Nature Astronomy, cho biết, lần đầu tiên phát hiện một ngôi sao lùn trắng bên trong hệ sao đôi, còn được gọi là sao nhị phân, có tên là SDSS J115219.99 024814.4, bao gồm hai ngôi sao đồng hành quay quanh nhau và định kỳ che khuất nhau khi quan sát từ Trái Đất.
Theo Tiến sĩ Steven Parsons, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Sheffield, ngôi sao lùn trắng này có khối lượng bằng khoảng 0,325 lần Mặt Trời. Nó có thành phần chủ yếu là helium, khác với hầu hết ngôi sao lùn trắng thông thường được tạo thành từ carbon và oxy. Nguyên nhân có thể do tác động của ngôi sao đồng hành.
Xung ánh sáng phát ra từ sao lùn trắng được chụp bởi máy ảnh tốc độ cao HiPERCAM. Ảnh: Phys
"Chúng tôi sử dụng chuyển động của hệ sao nhị phân và hiện tượng thiên thực để đo khối lượng và bán kính của ngôi sao lùn trắng, giúp xác định thành phần tạo nên nó", Parsons giải thích. "Điều thú vị là hai ngôi sao trong hệ thống nhị phân này đã tương tác với nhau trong quá khứ, dẫn đến sự chuyển vật chất qua lại giữa chúng".
Sao lùn trắng là phần lõi còn sót lại sau khi một ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân và chết đi. Việc phát hiện những thiên thể đặc biệt này có thể cung cấp những hiểu biết chính xác về cấu trúc và sự tiến hóa của những ngôi sao giống như Mặt Trời.
Bên cạnh sao lùn trắng, mới đây, dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng SpecULOOS giúp các nhà thiên văn học khám phá một hệ sao lùn nâu nhị phân mới trong chòm sao Thiên Bình.
Sao lùn nâu là những thiên thể đặc biệt trong vũ trụ. Chúng quá lớn để được coi là một hành tinh, đồng thời quá nhỏ để trở thành một ngôi sao. Trong nỗ lực tìm kiếm các ngoại hành tinh xung quanh một sao lùn nâu đã được biết đến, có tên là 2M1510A, các nhà thiên văn học quốc tế thuộc dự án SpecULOOS đã tình cờ phát hiện hệ sao lùn nâu nhị phân đặc biệt hiếm trong vũ trụ.
Ngay trong những quan sát thử nghiệm đầu tiên sau khi lắp đặt kính viễn vọng SpecULOOS tại một đài thiên văn ở Chile, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy sự suy giảm độ sáng bất thường của 2M1510A kéo dài khoảng 90 phút. "Điều này cho thấy thiên thực vừa diễn ra trên ngôi sao lùn nâu này", Tiến sĩ Michal Gillon, tác giả chính của dự án SpecULOOS cho biết.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Phát hiện thêm 139 hành tinh nhỏ ngay trong Hệ Mặt trời 139 hành tinh nhỏ, còn gọi là 'hành tinh vi hình' đã lộ diện trong vùng tối phía sau Sao Hải Vương, có thể là manh mối dẫn đến 'hành tinh thứ chín'. Các thiên thể đặc biệt đã được phát hiện nhờ Camera Năng Lượng Tối, một thiết bị tối tân được gắn trên Kính viễn vọng Victor Blanco tại Cerro Tololo...