Tìm ra cách chặn đứng tác nhân dẫn đến 1/3 số ca tử vong do ung thư
Hội chứng suy giảm sức khỏe (Cachexia) xuất hiện ở ít nhất 50% bệnh nhân ung thư. Đáng chú ý, đây được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1/3 số ca tử vong do ung thư.
Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Y khoa Nebraska đã xác định được con đường truyền tín hiệu chủ chốt, có chức năng điều khiển quá trình phá hủy cơ bắp, thường gặp ở bệnh nhân ung thư.
Cachexia là hội chứng đặc trưng của nhiều bệnh lý mạn tính như HIV, suy thận và đặc biệt là ung thư. Người mắc Cachexia sẽ bị giảm cân bất thường, chán ăn và teo cơ, dẫn đến việc người bệnh bị suy giảm sức khỏe. Cachexia xuất hiện ở ít nhất 50% những người bị ung thư, gây suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Đáng chú ý, đây được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1/3 số ca tử vong do ung thư. Tuy nhiên, hiện vẫn có rất ít phương thuốc để điều trị Cachexia.
“Tìm ra cách để chống lại Cachexia ở các bệnh nhân ung thư một cách hiệu quả là nhiệm vụ rất cấp thiết đối với ngành y học thế giới lúc này”, GS Pankaj K. Singh, đại diện nhóm nghiên cứu, nhận định. Cần biết rằng, cơ bắp rất quan trọng đối với vận động, sức mạnh và sức khỏe, đồng thời nó cũng là một kho chứa axit amin của cơ thể. Càng mất nhiều cơ bắp thì các vấn đề gặp phải sẽ càng nghiêm trọng. Cụ thể, mất 10% khối lượng cơ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng; mất 20% khiến cơ thể yếu đi và chậm lành vết thương; mất 30% khiến một bệnh nhân quá yếu để ngồi; mất 40% có thể dẫn đến tử vong.
Trong nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân ung thư tuyến tụy, nhóm tác giả đã phát hiện ra rằng, cơ bắp của các bệnh nhân đang mắc hội chứng Cachexia sản xuất lượng enzyme SIRT1 thấp hơn thông thường. Trong thí nghiệm trên chuột, những cá thể mắc ung thư tuyến tụy cũng ghi nhận hiện tượng này. GS Singh và cộng sự nhận thấy, khi họ can thiệp để đưa lượng SIRT1 trở về bình thường, những chú chuột đã không còn mắc hội chứng Cachexia.
“Việc mất đi SIRT1 đã khiến các tế bào cơ sản xuất nhiều hơn enzyme NOX4, loại enzyme có khả năng tạo ra độc tố dẫn đến sự phân rã của cơ bắp. Bằng cách xử lý chuột với GKT137831, loại thuốc ức chế enzyme NOX4, chúng tôi đã có thể ngăn ngừa sự phân rã cơ và kéo dài sự sống cho những chú chuột mắc ung thư tuyến tụy” – GS Singh nhận định.
Hiện tượng enzyme NOX4 tăng lên về hàm lượng cũng được ghi nhận ở các bệnh nhân đã mắc hội chức cachexia do ung thư tuyến tụy. Do đó, nhóm tác giả cho rằng, có thể sử dụng GKT137831 để điều trị hiện tượng hao hụt cơ do ung thư. Được biết, GKT137831 trên thực tế là loại thuốc được phát triển để điều trị tiểu đường type 2 và hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. Nếu giả thiết trên của nhóm tác giả là đúng, GKT137831 sẽ có thêm 1 công dụng mới ngoài mục đích ban đầu mà nó được hướng đến.
“Nghiên cứu của chúng tôi đã khám phá được vai trò của SIRT1-NOX4 trong điều trị cachexia ở các bệnh nhân ung thư. Kết quả thu được cũng đã mở ra một hướng đi mới để chống lại hiện tượng suy mòn của các bệnh nhân ung thư” – GS Singh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Những điều cần biết về vaccine viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh lý cấp tính, gây nên nhiều biến chứng khác nhau do làm tổn thương hệ thần kinh trung ương. Do bệnh chưa có thuốc đặc trị, nên tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là cách hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh và các hậu quả của bệnh.
1. Vì sao cần tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm, gây tổn thương nặng nề cho người mắc do nó làm tổn thương cơ quan thần kinh trung ương. Tuổi mắc bệnh càng nhỏ thì mức độ tổn thương càng lớn. Những hậu quả nặng nề có thể gặp do bệnh để lại kể đến như chậm phát triển trí tuệ, động kinh, khó hòa nhập, sống thực vật,... Bệnh có tính chất cấp tính, lây từ người qua người thông qua muỗi đốt, các hoạt động tiếp xúc thông thường giữa người bệnh và người lành không làm lây nhiễm bệnh.
Mặc dù đã được phát hiện từ rất lâu (1935), tuy nhiên cho đến ngày nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Do đó cho đến nay, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản vẫn là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh cho trẻ và cho tất cả mọi người.
Tiêm phòng vaccine Viêm não Nhật Bản là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh
2. Lịch tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ như thế nào
Theo các khuyến cáo hiện nay, vaccine viêm não Nhật Bản nên được tiêm sớm cho trẻ khi trẻ 12-15 tháng để đảm bảo hiệu quả miễn dịch. Lịch tiêm chủng các mũi vaccine viêm não Nhật Bản như sau:
- Mũi đầu tiên: Khi trẻ 12-15 tháng
- Mũi thứ 2: Sau mũi đầu tiên 1-2 tuần
- Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 năm
Sau đó tiêm nhắc lại vaccine viêm não cho trẻ mỗi 3 năm 1 lần.
Đối với các trẻ lớn hơn 5 tuổi nhưng được tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm bù đủ các mũi cơ bản, và tiêm nhắc lại sau đó 5 năm 1 lần.
3. Trường hợp nào có thể hoãn tiêm vaccine viêm não Nhật Bản?
Tất cả các trẻ khi đáp ứng đủ các yêu cầu về sức khỏe và độ tuổi thì đều nên được tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản để phòng bệnh. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt thì trẻ có thể được hoãn tiêm chủng nhật bản, chẳng hạn như:
- Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính, viêm nhiễm,...
- Trẻ đang sốt, tiêu chảy,...
- Trẻ đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
- Trẻ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, gan, phổi, ung thư,...
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV, bệnh bạch cầu,...
Do đó, trẻ cần phải được kiểm tra lại trước khi tiêm chủng để xác nhận đáp ứng đủ các tiêu chí về sức khỏe cần thiết, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Lưu ý chăm sóc trẻ sau tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản
Sau tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên cho trẻ ở lại địa điểm tiêm chủng trong ít nhất 30 phút để theo dõi sau tiêm chủng, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm nếu có. Khi cho trẻ về nhà cần phải tiếp tục theo dõi trẻ thêm trong vòng ít nhất 24h tại nhà.
Cần phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, mặc quần áo thoáng mát và vệ sinh thân thể sạch sẽ để đề phòng bội nhiễm. Ngoài ra cũng tuyệt đối không được đắp bất kỳ gì lên vết tiêm của trẻ tránh gây bội nhiễm.
Trẻ sau tiêm chủng có thể có sốt, cha mẹ có thể sử dụng lau mát để hạ sốt vật lý cho trẻ nhẹ. Nếu sốt cao thì có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt nhưng phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ về chủng loại và liều lượng. Trẻ cũng có thể bị đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, nhưng thường là nhẹ và sẽ hết sau 1-2 ngày.
Cần lưu ý phát hiện một số dấu hiệu của phản ứng nặng sau tiêm chủng như khó thở, khò khè, chân tay lạnh, tím tái, co giật, li bì, vật vã, sốt cao và quấy khóc liên tục,... để đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất cấp cứu kịp thời.
Có thể nói rằng, với một căn bệnh nguy hiểm và chưa có điều trị đặc hiệu như viêm não Nhật Bản thì cách tốt nhất chính là sử dụng vaccine viêm não Nhật Bản để phòng bệnh. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng vaccine và cho con đi tiêm đầy đủ tại các cơ sở y tế.
Từ vụ teo cơ do tiêm filler trị thâm, nàng lưu ngay những lời khuyên này từ bác sĩ Gần đây, câu chuyện một hot girl gặp biến chứng teo cơ sau khi thực hiện tiêm filler để trị vết thâm do muỗi đốt đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của dân mạng. Vậy cụ thể tiêm filler có thể gây teo cơ không? Có thể trị thâm da bằng phương pháp nào an toàn hơn? Lời giải đáp nằm...