Tìm ra biện pháp phòng ngừa tổn thương gan do Paracetamol
Dùng thuốc không đúng cách, đặc biệt là paracetamol có thể tăng nguy cơ tổn thương gan. Phòng ngừa tổn thương gan do paracetamol là cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua!
Nhận biết cách phòng ngừa tổn thương gan do sử dụng paracetamol
Paracetamol phá hủy tế bào gan như thế nào?
Hầu hết thuốc đưa vào cơ thể đều được gan xử lý khử độc, trong đó có cả paracetamol (acetaminophen). Gan sẽ chuyển hóa paracetamol tạo thành những alkyl rất nhỏ là N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI). Tiếp đó NAPQI được tạo liên kết bền vững với các nhóm sulfhydryl của glutathione hoặc một hợp chất sulfhydryl như N-acetylcysteine, để tạo ra các phức hợp không độc và được thải trừ qua thận. Nhưng nếu dùng paracetamol liều cao hoặc kéo dài thì nồng độ NAPQI trong gan tăng lên, cơ thể không kịp khử độc gây tổn thương nặng cho các tế bào gan, làm tăng men gan.
Dùng quá liều paracetamol có thể dẫn đến tổn thương gan
Dấu hiệu tổn thương gan do paracetamol
Tổn thương gan do paracetamol giai đoạn đầu có thể không phát hiện được vì các dấu hiệu rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác. Tuy nhiên, khi tổn thương gan ở mức độ nặng sẽ xuất hiện các dấu hiệu:
Ăn không ngon, không thèm ăn, dẫn đến giảm cân;
Buồn nôn và nôn;
Video đang HOT
Đau bụng;
Vàng da có thể kèm vàng mắt;
Mệt mỏi, li bì, kém tỉnh táo, dần mất phản xạ thần kinh.
Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan tăng đột biến.
Cách sử dụng paracetamol đúng cách để phòng ngừa tổn thương gan
Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn được ghi trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bao giờ uống thuốc quá liều so với quy định, liều tối đa cho người lớn là 4g/ngày. Liều dùng với trẻ em là 10 – 15 mg/kg, không quá 60 mg/kg trong 24 giờ.
Khi sử dụng thuốc cho trẻ, chỉ nên dùng loại thuốc paracetamol dành riêng cho trẻ em, dùng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc tính theo đúng cân nặng.
Nếu sử dụng thuốc dạng lỏng thì cần dùng dụng cụ đo chuyên dụng, không được sử dụng thìa cà phê hay thìa canh để đo và phải lắc đều thuốc trước mỗi lần sử dụng. Khi sử dụng thuốc dạng sủi bọt hãy hòa tan 1 viên thuốc hoặc gói thuốc trong nước, khuấy đều hỗn hợp và uống hết ngay.
Riêng dạng thuốc paracetamol đặt hậu môn không được uống và trước khi đặt thuốc nên rửa tay thật sạch, nên đi tiêu rồi mới đặt thuốc để có kết quả tốt nhất. Mỗi liều sử dụng nên cách từ 4-6 tiếng, tránh sử dụng quá gần nhau, kể cả khi chưa hạ sốt để tránh gây ngộ độc gan.
Khi nào cần ngưng sử dụng thuốc?
Bạn cần ngưng dùng thuốc paracetamol ngay nếu vẫn bị sốt sau 3 ngày sử dụng, vẫn bị đau sau 5-7 ngày điều trị, cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ, các triệu chứng bệnh ngày càng nặng. Cách tốt nhất là nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây sốt, viêm đau để được điều trị phù hợp.
Cần dùng thuốc paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, tránh lạm dụng thuốc
Bảo vệ gan bằng thuốc Đông Y thế hệ 2
Sử dụng thuốc Tây, đặc biệt là thuốc paracetamol kéo dài là một trong các nguyên nhân gây tổn thương tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan dẫn đến các dấu hiệu ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, nóng trong, mụn nhọt…
Lúc này, để giải độc tố, bổ gan, tái tạo gan, nên dùng thuốc Đông y. Từ lâu, thuốc Đông y đã được dùng để điều trị các bệnh về gan như viêm gan, suy giảm chức năng gan.
Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại được đánh giá cao bởi hiệu quả lâu dài, an toàn, không gây ra nhiều tác dụng phụ như dùng thuốc Tây. Tuy vậy, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách hay các bài trên mạng thì khó mà có hiệu quả vượt trội.
Tuy hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, điều trị viêm gan và suy giảm chức năng gan là một ví dụ.
Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất tại nhà máy dược hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Đỉnh của dịch, số ca nhập viện do sốt xuất huyết tăng nhanh
Từ tháng 9 đến tháng 12 là cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Bắc. Hiện tại đang là giai đoạn đỉnh dịch nên số bệnh nhân bị bệnh không ngừng gia tăng.
Chiều ngày 10/10, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, hiện tại Khoa Virus- Ký sinh trùng của BV có 70 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị. Nâng tổng số bệnh nhân bị sốt xuất hiện từ tháng 9/2019 đến nay là 472 trường hợp.
Theo TS.BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng, tháng 9 đến tháng 12 hàng năm thường là cao điểm của dịch bệnh này ở miền Bắc. Do đó, hiện đang là giai đoạn đỉnh dịch nên số bệnh nhân bị bệnh không ngừng gia tăng.
Cũng theo bác sĩ Giang, bệnh nhân không chỉ ở Hà Nội mà còn đến từ cách tỉnh lân cân. trong số các bệnh nhân mắc SXH đang điều trị, không ít ca biến chứng nặng. Đặc biệt, có một số ca biến chứng gây suy đa tạng, tổn thương gan, sốc.
Các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết
Còn theo Sở Y tế Hà Nội, trong tháng 8/2019, Hà Nội ghi nhận từ 200 ca đến 300 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì tháng 9/2019, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng lên từ 400 đến 500 ca/tuần, xuất hiện tại tất cả các quận, huyện, thị xã. Trong khi đó, từ đầu tháng 10 đến nay, trên địa bàn thủ đố có những cơn mưa, dấy lên nỗi lo ngại về dịch sốt xuất sẽ tiếp tục lan mạnh trở lại, đặc biệt là những khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trường xây dựng.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, do đó phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt, lau mát khi sốt cao. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến BV thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn, chính vì thế, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết là vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ; không nên trữ nước trong nhà; tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi; phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Một số loại thuốc gây tổn thương gan Thuốc dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, có một số loại thuốc tác dụng phụ của chúng có thể làm tổn thương gan, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng thuốc... Thuốc dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, có một số loại thuốc tác dụng phụ của chúng có thể làm tổn thương gan, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng...