Tìm ra bằng chứng thuyết phục về Hạt của Chúa
Chỉ một ngày sau khi Giáo hội công giáo có Giáo hoàng mới, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu cho biết, họ đã có bằng chứng xác thực về sự tồn tại của Higgs-loại hạt được mệnh danh là Hạt của Chúa.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN)-tổ chức có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, đã công bố họ đã tìm thấy một loại hạt “có vẻ giống hạt Higgs” dù họ không mấy chắc chắn. Khi đó, tổ chức này cho biết còn cần thêm thời gian để kiểm chứng số liệu và chính thức xác nhận kết quả kể trên. Và ngày giới khoa học trông đợi đã đến.
Theo tờ Hutchnews (Mỹ), hôm qua CERN đã chính thức xác nhận hạt họ tìm ra là Higgs, hạt nhỏ dưới cấp nguyên tử (hạt nguyên tử) và được cho là yếu tố quyết định để tạo ra khối lượng cho vật chất.
“Thứ chúng tôi tìm được chính là hạt Higgs. Dù vậy, sẽ còn mất rất nhiều thời gian và nghiên cứu để biết được thực sự loại hại này là thế nào”, Joe Incandela, một nhà vật lý đứng đầu trong dự án quy tụ đến 3.000 nhà khoa học này của CERN cho hay.
Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới, nơi các nhà khoa học tìm ra Hạt của Chúa. Ảnh: Daily Mail
Được biết, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu đã phải bỏ ra 10 tỷ USD để tạo ra chiếc máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới tại biên giới Pháp-Thuỵ Sĩ để mô phỏng, tái hiện lại từ 1 phần nghìn tỷ đến 2 phần nghìn tỷ của một giây sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra. Kết quả thật đáng kinh ngạc khi thứ họ tìm được là hạt Higgs, thứ vốn dĩ đã được nhà vật lý người Anh Peter Higgs mô tả trong lý thuyết của ông từ năm 1964.
“Thứ chúng ta tìm được rất giống với những gì được nhà vật lý Peter Higgs mô tả. Nếu có sai khác thì chỉ một chút ít thôi”, ông Sean Carroll, một chuyên gia vật lý của Mỹ cho hay.
Video đang HOT
Hạt Higgs còn được gọi là Hạt của Chúa vì vai trò của nó trong vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỉ năm tạo nên vũ trụ của chúng ta. Giới khoa học tin rằng nếu không có các hạt Higgs, không chỉ loài người mà tất cả các nguyên tử trong vũ trụ đều sẽ không tồn tại. Việc tìm ra loại hạt này cũng đã giải đáp bí ẩn khiến giới khoa học bó tay từ bao lâu nay: tại sao vật chất lại có khối lượng?
Theo lý thuyết, hạt Higgs được hình thành từ vụ nổ kèm với lực vô hình được gọi là trường Higgs. Khi hạt Higgs va chạm với những hạt không có khối lượng khiến chúng di chuyển chậm lại và trở nên có khối lượng. Những hạt này sẽ liên kết với nhau, tạo nên các hành tinh trong đó có Trái đất của chúng ta.
Với việc CERN chính thức xác nhận đã tìm ra Hạt của Chúa, nhiều khả năng giải Nobel Vật lý năm nay sẽ khó lọt khỏi tay nhà vật lý Peter Higgs.
Theo 24h
Giáo dân vui sướng vỡ òa khi Vatican có Giáo hoàng mới
Hàng chục nghìn giáo dân đứng bên nhau trong buổi tối có mưa ở Vatican, để rồi vỡ òa trong niềm vui sướng khi thấy khói trắng bay lên từ Nhà nguyện Sistine.
Rừng ô san sát nhau tại Quảng trường St. Peter. Các giáo dân háo hức chờ đợi thời khắc lịch sử để biết ai sẽ là Giáo hoàng thứ 266.
19h07 tối qua theo giờ địa phương (1h07 sáng nay theo giờ Hà Nội), khói trắng bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine
1,2 tỷ giáo dân và hàng tỷ người không theo Công giáo đã đổ dồn sự chú ý về Vatican trong những ngày qua, để đợi chờ giây phút khói trắng bay lên, báo hiệu việc bầu chọn Giáo hoàng mới đã kết thúc.
Video: Khói trắng bay lên trên Nhà nguyện Sistine
Trước khi có khói trắng, ống khói của Nhà nguyện Sistine đã hai lần có khói đen bay lên. Điều này khiến cho các giáo dân càng thêm hồi hộp.
Các giáo dân, mang quốc kỳ của nhiều nước khác nhau, cùng vỡ òa trong niềm vui ở khoảnh khắc chứng kiến khói trắng bay lên.
Các lính gác người Thụy Sĩ bắt đầu diễu hành ngay sau khi khói trắng bay lên từ Nhà nguyện Sistine.
Hai lính gác Thụy Sĩ đứng trước ban công có rèm buông màu đỏ, nơi Giáo hoàng mới sẽ xuất hiện. Giáo hoàng Francis I có tên thật là Jorge Mario Bergoglio, mang quốc tịch Argentina.
Một góc Quảng trường St. Peter trong thời khắc lịch sử của những tín đồ Công giáo trên khắp thế giới.
Trời mưa và đêm tối không thể làm nguội niềm vui của những người có mặt tại Quảng trường St. Peter. Họ có thể sẽ có một đêm không ngủ sau những ngày chờ đợi sự xuất hiện của Giáo hoàng mới.
Theo VNE
Lý do các Hồng y phải họp kín Các thủ tục bầu giáo hoàng chứa đầy bí mật và hồi hộp hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 13, sau những lần bầu chọn người đứng đầu tòa thánh gay go và dài dằng dặc hàng năm trời. Thuật ngữ "Mật nghị" xuất phát từ từ Latin "với một chiếc chìa khóa", nhắc đến việc các hồng y phải cách...