Tìm phương tiện bỏ chạy sau khi tông cụ ông lái xích lô tử vong
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đang tổ chức truy xét, điều tra một phương tiện đã bỏ chạy sau khi tông cụ ông lái xích lô tử vong.
Ngày 8/7, theo thông tin từ Công an huyện Vĩnh Linh, cơ quan này đang truy xét một phương tiện bỏ chạy khỏi hiện trường sau khi tông cụ ông lái xích lô dẫn đến tử vong.
Hiện trường vụ tai nạn.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h ngày 7/7, tại Km 736 200 trên quốc lộ 1A, thuộc tuyến tránh Hiền Lương, đoạn qua xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị), ông Nguyễn Văn Sơn (SN 1959, trú thôn Lê Xá, Vĩnh Sơn) điều khiển xích lô lưu thông theo hướng Vĩnh Linh – Đông Hà.
Khi đến địa điểm trên, ông Sơn bất ngờ bị một phương tiện (chưa rõ đặc điểm) đi phía sau, cùng chiều tông khiến ông Sơn văng xuống nền đường dẫn đến trọng thương, chiếc xe xích lô bị hư hỏng nặng.
Video đang HOT
Sau khi vụ việc xảy ra, phương tiện tông trúng ông Sơn đã bỏ chạy khỏi hiện trường.
Ông Sơn được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên đã tử vong vào trưa 8/7.
Nhận được tin báo, CSGT Công an huyện Vĩnh Linh đã có mặt tại hiện trường, phân luồng, điều tiết giao thông và điều tra làm rõ vụ việc.
Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện 2 mảnh vỡ màu trắng có chiều dài 50cm, rộng 18cm. Căn cứ các thông số trên mảnh vỡ, cơ quan chức năng nhận định có khả năng là của một loại ôtô tải.
Vụ ô tô kéo lê CSGT trên đường: Có dấu hiệu chống người thi hành công vụ
Từ năm 2020, xe đạp không phanh hoặc "phanh không ăn" có thể bị phạt đến 300.000 đồng
Đây là một quy định mới được nêu tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế cho Nghị định 46 năm 2016.
Theo đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nhiều mức phạt mới với người đi xe đạp.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nhiều mức phạt mới với người đi xe đạp. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng nếu điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng (điểm a khoản 2 Điều 18) trong khi đó trước đây không có quy định.
Phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng nếu không đi về bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng phần đường quy định (điểm a khoản 1 Điều 8). Trước đây chỉ bị phạt 50.000 đến 60.000 đồng.
Với hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của cảnh sát giao thông của người điều khiển xe đạp trước đây chỉ bị phạt 80.000 đến 100.000 đồng thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 8).
Ngoài ra, phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu vượt đèn đỏ (điểm đ khoản 2 Điều 8). Trước đây chỉ bị phạt 60.000 đến 80.000 đồng.
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lần đầu tiên Chính phủ quy định mức phạt đối với người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn; với mức phạt 80.000 đến 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Với một loại xe thô sơ khác là xích lô, Nghị định này cũng quy định trường hợp điều khiển xích lô chở khách, chở hàng không đảm bảo tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Hoàng Mai
Theo nguoiduatin.vn
Cấm triệt để lái xe uống rượu bia: Luật có hiệu lực, thực hiện ra sao? Để Luật đi vào cuộc sống, phải mạnh tay với các trường hợp vi phạm, xử lý đúng luật pháp, không có bất kỳ "vùng cấm" nào. Từ 1/1/2020, luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, quy định cấm triệt để việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ...