Tìm phòng trọ ở Hà Nội để nhập học, tân sinh viên uất nghẹn với muôn kiểu đắng cay mang tên ‘nơi ở mới’
Trước thềm năm học mới, không ít tân sinh viên đã mang trong mình sự ngỡ ngàng đến uất nghẹn khi trải nghiệm những đắng cay, tủi hờn từ nơi ở mới.
Ghi nhận của phóng viên Gia đình & Xã hội những ngày đầu tháng 9, nhiều tân sinh viên mang trong mình tâm trạng háo hức có mặt tại Hà Nội để chuẩn bị cho ngày khai giảng, chính thức trở thành sinh viên Đại học.
Thế nhưng, khi sự háo hức đang hiển hiện trên từng khuôn mặt thì nhiều tân sinh viên phải chịu những đắng cay mang danh “nhà trọ”, “phòng trọ”.
Em Minh Nguyệt (SN 2005, ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) là trường hợp điển hình ngậm đắng nuốt cay khi bị “bùng” tiền cọc phòng trọ 1 triệu đồng.
Theo Minh Nguyệt, người đàn ông tự nhận mình là chủ phòng trọ tên là Huy Hoàng. Vì có nhiều người hỏi phòng trọ nên người này đã yêu cầu em đặt cọc tiền phòng 1 triệu đồng.
Nguyệt cho biết, để chuẩn bị lên Hà Nội nhập học vào ngày 6/9, em đã dành thời gian khoảng nửa tháng để tham khảo, tìm phòng trọ trên các hội nhóm cho thuê phòng/nhà trọ. Sau nhiều ngày tham khảo, tìm kiếm Nguyệt tìm được 1 phòng trọ ưng ý tại địa bàn quận Cầu Giấy với giá cho thuê là 2,5 triệu đồng/tháng.
“Sau khi bàn với một người đàn ông tự nhận là con trai chủ nhà, người này đã cho số của chủ nhà để em liên lạc. Bố em đã chủ động liên lạc với người chủ nhà thấy thuyết phục, giá cả hợp lý nên quyết định thuê trọ. Người này yêu cầu cọc tiền để giữ phòng vì bảo bận đi công tác 7 ngày sau mới về. Chú này gửi gia đình em hợp đồng thuê nhà và bảo em đi photo hợp đồng ra để đợi khi chú về thì hai bên ký hợp đồng”, Nguyệt cho hay.
Theo Nguyệt, sau khi chuyển khoản đặt cọc tiền phòng trọ, mọi thông tin liên lạc giữa hai bên đều bị chặn. Ảnh: NVCC
Video đang HOT
Cũng theo Nguyệt, dù đã thống nhất sẽ ký hợp đồng nhưng ngày hôm sau, người tự nhận là chủ nhà yêu cầu gia đình Nguyệt cọc 1 triệu đồng. Thế nhưng, sau khi gia đình Nguyệt chuyển tiền đặt cọc, cũng là lúc mọi liên lạc giữa hai bên đều bị chặn.
Lường trước những tình huống “hét” giá nhà trọ trên trời so với chất lượng thực tế, Trần Châu Ngọc (SN 2005, ở Văn Lâm, Hưng Yên) đã quyết định lên Hà Nội trước thời điểm chính thức nhập học khoảng 2 tháng để đi tìm nhà trọ, tìm việc làm thêm và làm quen với cuộc sống ở Thủ đô.
Châu Ngọc cho biết: “Vì có xe máy để di chuyển nên em xác định tìm nhà trọ cách xa trường Đại học Quốc gia Hà Nội khoảng 4 – 5km, miễn sao đạt tiêu chí tiện, thoáng và rẻ. Em sớm tìm được phòng trọ không khép kín với giá 2,5 triệu đồng/2 người/tháng. Tuy nhiên, em thấy có rất nhiều vấn đề xảy ra, có thể là do mới bắt nhịp với cuộc sống mới ở Thủ đô mà em chưa lường hết được”.
Một phòng trọ ở Hà Đông có diện tích rất nhỏ nhưng được người rao “hét” giá đến 3,8 triệu đồng/tháng. Châu Ngọc cho rằng, mức giá này là quá áp lực với một tân sinh viên tự lập như Ngọc. Ảnh: NVCC
Ngọc cho biết, đầu tiên là giá dịch vụ phòng trọ. Vì muốn tự lập, Ngọc chỉ nhận tiền chu cấp của bố mẹ trong tháng đầu tiên, từ tháng thứ 2 ở Hà Nội, Ngọc muốn xoay sở cuộc sống ở Thủ đô bằng tính tiền lương làm thêm của mình.
Vì phí dịch vụ cao (100.000 đồng/người/tháng tiền wifi; 100.000 đồng/người/tháng tiền nước; 4.000 đồng/kWh điện, 100.000 đồng/người/tháng nước), nên Châu Ngọc rất muốn chuyển nơi ở mới với giá dịch vụ thấp và ổn định hơn.
Tuy nhiên, Châu Ngọc không thể tìm được phòng trọ nào phù hợp với giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá phòng trọ hiện tại.
“Em đã nhiều lần tìm phòng trọ, giá ít nhất là 3 – 3,5 triệu đồng/tháng. Chưa kể tiền cọc khá chát. Với một người con gái đi làm thêm đến tận khuya mới dược vài đồng lương đủ sống thì thực sự chúng em rất bất lực. Em chỉ muốn tìm một phòng trọ cho 2 người với mức giá từ 1 – 1,5 triệu đồng/người thôi. Mức giá này rất phù hợp với sinh viên mà khó khăn vô cùng”, Ngọc trải lòng.
Chi trả cuộc sống sinh hoạt tại Thủ đô bằng chính đồng tiền làm thêm, Châu Ngọc mong muốn: “Các bên thuê trọ đừng “hack” giá nữa, bởi gia đình thuần nông, bố mẹ em đã rất vất vả để cho chúng em ăn học, cũng vì thương bố mẹ mà tự lập, mà bươn trải ở Hà Nội và chi trả mọi thứ cho cuộc sống ở thành thị, chúng em rất áp lực”.
Với kinh nghiệm nhiều năm sinh sống ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Xoan (33 tuổi, tạm trú tại Thanh Xuân) đã dành nhiều thời gian nhắn gửi tâm tư của mình lên các hội nhóm “tân sinh viên”.
Chị Xoan cho biết: “Hầu hết các em tân sinh viên ở ngoại tỉnh, bố mẹ có làm nông nghiệp hay Nhà nước cũng không thể có nhiều tiền để dành cho các con đáp ứng được cuộc sống với những “cơn bão giá” ở Hà Nội. Do đó, tôi luôn khuyên các em ở ghép hoặc ở ký túc xá, hoặc trọ xa trường học, xa trung tâm nội thành ra để “né” các cơn sốt phòng trọ. Khi cơn sốt hết, các em có thể chuyển trọ để ổn định nơi ở mới gần trường học hơn”.
Theo chị Xoan, một điều quan trọng hơn cả là các tân sinh viên tuyệt đối không được chuyển khoản cọc nhà/phòng trọ để giữ nơi ở khi chưa qua xem phòng trực tiếp. Những đầu mối yêu cầu cọc phòng, chắc chắn có đến 90% là lừa đảo.
Hà Nội: Ăn bánh tráng Hoàng Bèo, thực khách kinh hoàng khi phát hiện sâu xanh bò lổm ngổm trên đĩa rau sống
Đưa con trai đi nhập học, bố mẹ vô tình bỏ quên con ngay giữa đường
Câu chuyện hài hước về một gia đình ở Malaysia bỏ quên con trai khi đang trên đường đưa chàng thiếu niên đi nhập học đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Theo đó, tân sinh viên Ahmad Syakir Luqman (ở Terengganu, Malaysia) đã bắt đầu hành trình con đường đến Trường đại học Hồi giáo Quốc tế của mình vô cùng trắc trở xen lẫn hài hước.
Vì là con trai út, thế nên khi anh chàng đậu đại học, ai nấy đều vui mừng, mong muốn cùng đến trường trong ngày Ahmad làm thủ tục.
Cả nhà lên hai chiếc ô tô, bắt đầu hành trình từ quê nhà Terengganu đến Pahang (khoảng cách 340km). Dọc đường đi, hai chiếc xe dừng lại tại một trạm dừng chân để một số người tranh thủ đi vệ sinh. Xong xuôi, mọi người tiếp tục hành trình mà chẳng hay "nhân vật chính" Ahmad không hề lên bất kỳ chiếc xe nào.
Cậu thiếu niên ngơ ngác khi biết cả gia đình đã lên xe và đi trước.
2 chiếc xe cứ thế chạy bon bon trên đường cho đến khi Syakir Luqman gọi điện vào số máy của mẹ với giọng điệu vô cùng hốt hoảng: "Cả nhà đâu rồi? Con vẫn đang ở chỗ nghỉ mà?"
Lúc này, mọi người mới tá hỏa phát hiện ra "nhân vật chính" đã bị bỏ quên trên đường. Lúc đó, Syakir Luqman đi vệ sinh, đến lúc quay lại thì không còn thấy xe của gia đình đâu nữa.
Đoạn clip được anh trai Syakir Luqman lên mạng xã hội kèm dòng chia sẻ: "Khoảnh khắc mẹ tôi nhận ra con trai không còn ngồi ở băng ghế sau". Anh cũng bày tỏ rằng may là cậu em trai có mang theo điện thoại di động, nếu không thì có lẽ cả nhà lái xe đến thẳng trường đại học rồi.
Cả nhà dở khóc dở cười khi biết "nhân vật chính" chưa hề lên xe.
Được biết, Syakir Luqman đã gặp được 1 tài xế tốt bụng cho cậu quá giang đến chỗ gia đình đứng chờ. Bởi 2 xe của người thân đang ở cao tốc nên không thể quay lại đón cậu.
Xem thêm: Bé gái 10 tháng tuổi tử vong vì thứ hạt có khả năng "ngậm nước"
Cuối cùng, sau 20 phút, Ahmad đã đến được chỗ gia đình mình.
Rất may cậu chàng đã mang theo điện thoại cá nhân.
Sự việc khiến tân sinh viên này "tức cành hông", đăng liền lên mạng xã hội để "bêu rếu" cả gia đình. Câu chuyện hài hước này thu hút hơn 3 triệu lượt xem. Nhiều người còn trêu: "Cho mẹ nhập học thay Ahmad cũng được mà?!".
Quả là một kỷ niệm nhớ đời!
Tân sinh viên hoang mang khi mới nhập học 1 tháng đã tiêu hết 20 triệu Đại học là một cánh cửa mới, rộng lớn hơn đối với các bạn sinh viên, là giai đoạn các bạn bắt đầu phải tự lập hơn. Trong số đó, vấn đề chi tiêu cũng khiến nhiều bạn tân sinh viên phải đau đầu suy nghĩ, không biết nên mua những gì để vừa đủ để phục vụ cho sinh hoạt lại vừa...