Tìm nhà thầu thi công nút giao Đại Ninh, cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết
Ban Quản lý dự án 7 (QLDA 7) vừa mở thầu lựa chọn đơn vị thi công gói thầu XL03 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết.
Ông Hoàng Tuấn Khoát, PGĐ Ban QLDA 7 công bố mở gói thầu XL03 cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết. Ảnh:N.A
Chiều 21/12, Ban QLDA 7 cho biết đã tổ chức mở thầu (đề xuất tài chính) gói thầu XL03 thuộc dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết ( Bình Thuận).
Ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó giám đốc ban QLDA 7 cho biết, gói thầu XL03 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) thi công đoạn Km168 000 – Km185 400, nút giao Đại Ninh ( huyện Bắc Bình, Bình Thuận) có chiều dài hơn 17km. “Sau khi có kết quả đấu thầu, các đơn vị trúng thầu phải bắt tay ngay vào công việc để triển khai thi công”, ông Khoát cho hay.
Video đang HOT
Các thùng tài liệu được kiểm tra kỹ niêm phong trước khi mở thầu
Theo quan sát của PV, các thùng chứa hồ sơ chứa tài liệu của các đơn vị dự thầu đều được mở niêm phong dưới sự chứng kiến của đại diện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng Công trình giao thông (Bộ GTVT) và các đơn vị có liên quan.
Dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết có 4 gói thầu xây lắp và 4 gói thầu tư vấn, 4 gói thầu bảo hiểm công trình. Liên danh nhà thầu tham dự mở thầu là các đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng… đã từng tham gia nhiều dự án trọng điểm quốc gia.
Như vậy, tính đến nay, tuyến cao Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã khởi công 3 gói thầu XL02 và XL04 (ngày 4/11) và gói thầu XL01 (30/9). Thời gian dự kiến hoàn thành chấm thầu khoảng một tuần, dự kiến gói thầu XL03 sẽ được khởi công đầu tháng 1/2021.
Thi công trên công trường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết.
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết dài 100,8km nằm trên địa phận tỉnh Bình Thuận, có điểm đầu tại Km134 00 (trùng điểm cuối dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo). Điểm cuối tại Km235 00 (kết nối vào cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây).
Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, giai đoạn 2 đầu tư mở rộng thành 6 làn xe.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến triển khai xây dựng trong quý I/2023
Dự kiến, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn I) qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được triển khai xây dựng trong quý I/2023.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các bộ, ngành và UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị có ý kiến về Tờ trình số 174/TTr-UBND ngày 20/10/2020 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 30/10 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Theo Tờ trình số 174/TTr-UBND ngày 20/10/2020 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo hình thức PPP (hợp đồng BOT). Dự án có tổng chiều dài 53,7km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 34,2km và 19,5km qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm đầu nối với tuyến tránh QL1A đoạn tránh TP Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai TP Bà Rịa (QL 56).
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được triển khai góp phần giải tỏa áp lực giao thông trên Quốc lộ 51.
Dự án xây dựng 7 nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy, 4 cầu vượt đường ngang và 19 cầu đường ngang vượt đường cao tốc.
Tổng diện tích đất sử dụng để xây dựng dự án khoảng 588,5ha. Tổng mức đầu tư dự kiến 19.012 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị 9.115 tỷ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khoảng 5.985 tỷ đồng. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai sẽ phối hợp lập khung chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện.
Về cơ cấu vốn, ngân sách Trung ương hỗ trợ 6.770 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động 12.242 tỷ đồng và vốn tạm ứng từ ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Tờ trình cũng nêu rõ phương án tài chính thanh toán vốn cho nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư thanh toán toàn bộ chi phí đầu tư, thực hiện đầu tư, duy tu bảo dưỡng công trình, chi phí hoạt động trong suốt thời gian khai thác dự án. Nhà đầu tư thu hồi vốn thông qua thu phí, mức thu phí theo biểu giá quy định của Nhà nước. Trạm thu phí đặt trên tuyến đường mở mới phải đảm bảo lợi ích cho người dân khi tham gia giao thông.
Doanh thu thu phí để tính toán hoàn vốn cho dự án được xác định trên cơ sở dự báo lưu lượng xe. Thời gian thu phí dự kiến 24 năm 6 tháng (sẽ được xác định cụ thể trong bước đàm phán; ký kết hợp đồng dự án). Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Dự kiến sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, quý I/2023 dự án sẽ triển khai xây dựng, bàn giao và đưa vào khai thác năm 2025.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, khi hoàn thành, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51, tạo liên kết nhanh về giao thông của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến đường này còn kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành; đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải; sân bay Long Thành... góp phần hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc Việt Nam trong những năm tới đây.
Tháo dỡ trạm dừng chân trên đèo Đại Ninh Trạm dừng chân Panorama xây dựng trái phép trên đèo Đại Ninh, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình bị cưỡng chế tháo dỡ, ngày 27/8. Trạm dừng chân rộng hơn 2.000 m2 do bà Nguyễn Thị Huê, trú tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ Sông Lũy, đất hành lang đường bộ...