Tìm nguyên nhân của ‘quả cầu tuyết Trái đất’
Khoảng 700 triệu năm trước, trên Trái đất xảy ra vài sự kiện khác thường, dẫn đến tình trạng cả hành tinh (hoặc phần lớn hành tinh) bị băng giá bao phủ.
Trái đất đã từng bị băng giá bao phủ.
Hiện tượng này xảy ra vào thời kỳ Tiền Cambri, còn giả thuyết có tên là “ Quả cầu tuyết Trái đất“. Hiện giờ các nhà khoa học vẫn tranh luận về nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng băng khủng khiếp như vậy.
Chúng ta vẫn nghĩ rằng nếu không có đủ ánh nắng Mặt trời thì Trái đất sẽ biến thành thế giới băng giá. Nhà khoa học Constantin Arnscheidt ở Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho rằng không nhất thiết phải có lượng bức xạ Mặt trời lớn hơn một mức nào đó. Thay vào đó, chỉ cần có sự sụt giảm nhiệt độ đột ngột cũng có thể khởi động được quá trình, thậm chí cả khi nhiệt độ ở điểm cuối cùng (trước khi sụt giảm) đủ cao để giữ cho hành tinh không bị đóng băng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc Trái đất bị lạnh đi. Mặt trời có thể bị che lấp, còn các núi lửa có thể phun đầy lưu huỳnh điôxít lên bầu trời. Mỗi một sự thay đổi như vậy gây ra sự phản hồi (feedback – quá trình xảy ra khi một phần đẩu của hệ thống được chuyển trở lại làm một phần của đầu vào, tức là một phần của chuỗi tín hiệu nguyên nhân).
Một số dạng phản hồi, chẳng hạn như quá trình phong hóa, có thể chống lại sự giảm nhiệt độ. Một số dạng phản hồi khác, chẳng hạn như sự mở rộng của các chỏm băng vùng địa cực, lại thúc đẩy quá trình sụt giảm nhiệt độ. Nếu hiện tượng sụt giảm nhiệt độ chiếm ưu thế trên toàn cầu, có thể dẫn đến quá trình “bùng phát” băng giá trong đó nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ ở thời điểm bắt đầu lạnh giá.
Nhà khoa học Arnscheidt chứng minh được rằng các yếu tố thúc đẩy sẽ chiếm ưu thế khi các thay đổi diễn ra đột ngột. Nếu quá trình xảy ra chậm chạp, sẽ không có hiệu ứng quả cầu tuyết Trái đất. Các nhà khoa học ở MIT cũng giới thiệu mô hình, trong đó sự sụt giảm 2% lượng ánh năng Mặt trời trong khoảng thời gian dưới 10.000 năm khởi động chuỗi phản hồi, dẫn đến việc băng giá bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh. Đây chỉ là mô hình cơ bản – việc phân tích các yếu tố bổ sung có thể giúp đánh giá chính xác thời gian đóng băng.
“Cần đặt giả thiết rằng các thay đổi địa chất nhanh, do sự thay đổi lượng bức xạ Mặt trời chính là nguyên nhân gây ra các giai đoạn băng hà” – ông Arnscheidt nói.
Phát hiện này dẫn đến một nhận định quan trọng: Sự nóng lên toàn cầu là nguy hiểm không chỉ bởi tình trạng cả hành tinh nóng lên, mà còn bởi tốc độ của quá trình nóng lên này.
Hành tinh bọc kim cương sở hữu "tài sản kếch xù" nhất vũ trụ
Giàu có chẳng kém hành tinh bọc kim cương là hành tinh mưa đá quý HAT-P-7b, nằm trong chòm sao Thiên Nga. Đây được xem là những "rich kid" trong vũ trụ rộng lớn.
Hành tinh kim cương 55 Cancri E cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, được biết đến là hành tinh giàu có nhất vũ trụ. Được cấu tạo chủ yếu là carbon và với sức ép cũng như nhiệt độ bề mặt lên tới 2.400 độ C, hành tinh này được cho là được bao phủ toàn là kim cương.
Sở hữu "tài sản kếch xù" chẳng kém là Hành tinh mưa đá quý HAT-P-7b nằm trong chòm sao Thiên Nga, cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng. Hành tinh này cho những cơn mưa san hô và hổ phách nhờ có nhôm oxit (corundum) kết tủa với hàm lượng cao trong không khí.
Nằm cách Trái Đất 62 năm ánh sáng, hành tinh có màu xanh đậm tuyệt đẹp này được gọi là hành tinh mưa kính. Sở dĩ mang màu sắc huyền ảo bởi bởi bầu khí quyển lạ lùng ở đây được tạo nên chủ yếu là các phân tử silicate.
Toàn bộ hành tinh băng giá được bao phủ một lớp băng dày, không có bất kỳ sự sống nào có thể tồn tại. Vì cách quá xa ngôi sao mà nó quay quanh nên hành tinh này có nhiệt độ bề mặt là âm 220 độ C
Độc đáo không kém hành tinh kim cương là Gj-504b - hành tinh màu hồng duy nhất được phát hiện ngoài vũ trụ. Nó quay quanh một ngôi sao ở khoảng cách xa gần gấp 9 lần khoảng cách giữa sao Mộc và Mặt Trời, luôn tỏa nhiệt và phát sáng nên có màu sắc lạ.
Sự hình thành của hành tinh Hd 106906 đến nay vẫn là một bí ẩn. Hành tinh nằm trong chòm Nam Thập Tự cách Trái Đất 300 năm ánh sáng này quay quanh một ngôi sao cách nó 96 tỷ km, gấp 20 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và sao Hải Vương.
Tres-2b được gọi là hành tinh đen hơn than, là một ngoại hành tinh vô cùng tăm tối khi chỉ có 1% ánh sáng chiếu đến. Ánh sáng được phản chiếu lên nó có màu đỏ nên hành tinh này có một màu sắc vô cùng ghê rợn.
Gliese 581c là một ngoại hành tinh nằm cách Trái Đất 20 năm ánh sáng, có 2 nửa nóng chảy và băng giá, có khả năng sự sống giống hành tinh của chúng ta. Năm 2008, con người đã gửi tín hiệu tới Gliese 581c và năm 2029, thông điệp đó sẽ đến hành tinh này.
Ngoài vũ trụ tồn tại rất nhiều hành tinh độc đáo khác nữa, trong đó có những hành tinh còn..."già" hơn vũ trụ. Số tuổi ước tính của Psr B1620-26 B là 13 tỷ năm, được hình thành sau vụ nổ Big Bang gần 1 tỷ năm, quay quanh một chòm sao đông đúc gồm hơn 100.000 ngôi sao.
Phát Hiện Trái Đất Thứ 2 Chứa Đầy Kim Cương. Nguồn: Youtube
Năm thành tựu không gian của Liên Xô có thể bạn chưa biết Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa người lên vũ trụ, còn Mỹ là nước đầu tiên đưa người lên Mặt trăng. Tuy nhiên, có những thành tựu chinh phục không gian của Liên Xô trước đây nhưng không phải ai cũng biết đến. Chuyến bay đầu tiên tiếp cận Mặt trăng Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa một vệ...