Tìm mọi nguồn lực xây dựng hạ tầng giao thông
Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) xác định “huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm” là 1 trong 2 chương trình đột phá.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần cho biết, tỉnh tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, đồng bộ để phục vụ phát triển công nghiệp. Trọng tâm là triển khai thực hiện chương trình đột phá huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Kết nối giao thông
Tỉnh lộ 830 hoàn thành đã tạo sự liên kết giao thông giữa Long An và TP.HCM. Ảnh: C.L
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được, thời gian qua kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh được quan tâm đầu tư từng bước hiện đại và đồng bộ, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông tại các huyện vùng kinh tế trọng điểm phục vụ phát triển công nghiệp. Hiện, các tuyến đường giao thông kết nối với TP.HCM đang được triển khai.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Long An, về đường bộ có các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ N2, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua. Trong tương lai gần, sẽ có đường vành đai 3, vành đai 4 TP.HCM cũng như đường sắt Sài Gòn – Trung Lương. Về đường thủy, có hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây gắn với Cảng Quốc tế Long An trên cửa sông Soài Rạp đã đi vào hoạt động.
Các tuyến đường thủy bộ này được xem là lợi thế quan trọng của tỉnh. Có thể thấy, tỉnh Long An đang huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ các thành phần kinh tế, cùng với ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa trong thời gian tới.
Theo đó, tỉnh Long An đang đầu tư, kêu gọi đầu tư các tuyến giao thông huyết mạch kết nối các khu, cụm công nghiệp với nhau, kết nối với TP.HCM, cảng Long An, tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, nhất là tại các huyện: Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa và TP.Tân An. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung mọi nguồn lực triển khai 3 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, là: Đường tỉnh 830, đường vành đai TP.Tân An và trục hạ tầng giao thông đô thị kết nối Long An – Tiền Giang – TP.HCM.
Video đang HOT
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện 14 công trình của chương trình đột phá về giao thông giai đoạn 2016-2020 là 3.725 tỷ đồng (không kể 3 công trình trọng điểm của đại hội X và công trình đường Tân Tập – Long Hậu với tổng nhu cầu vốn 4.985 tỷ đồng). Trong đó, chi ngân sách tỉnh cân đối để thực hiện chiếm 27%, ngân sách trung ương hỗ trợ 48%; vốn huy động từ các doanh nghiệp tham gia đóng góp chiếm 25%.
Các đơn vị thi công đang mở rộng, nâng cấp đường tránh TP.Tân An (Long An). Ảnh: C.L
Theo Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Cần Giuộc Trần Thanh Phong, việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông rất quan trọng để đạt mục tiêu đến năm 2020 Cần Giuộc trở thành huyện công nghiệp. Vì vậy, huyện tiếp tục phối hợp các sở, ngành tỉnh triển khai thi công các công trình trọng điểm, như: Đường Tân Tập – Long Hậu, Đức Hòa – Tân Tập, Tân Kim – Long Hậu. Đồng thời, kết nối ĐT 835 với ĐT 826C, xây mới cầu Ông Chuồng… từ đó, tạo thành hệ thống giao thông kết nối các khu, cụm công nghiệp, cảng Long An với TP.HCM và khu vực.
“Làm mới” toàn diện
Tại đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Rạnh cho rằng, cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “tập trung đầu mối”, “liên thông” giữa các ngành và địa phương liên quan, Long An cần hoàn thiện kênh cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, nhất là thông tin về môi trường, chính sách đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư… nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh.
Đặc biệt, tỉnh cũng tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và các quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên cơ sở bám sát quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, tỉnh sẽ phối hợp TP.HCM đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông quan trọng, như: Cầu Rạch Dơi, cầu Thầy Cai, ĐT 823… nhằm nâng cao tính tiện ích các công trình giao thông đối với các doanh nghiệp trên địa bàn 2 địa phương.
Theo Danviet
Sapa ngổn ngang, thị trấn du lịch bao giờ hết lở lói?
Bụi mù mịt khi trời nắng và lầy lội nước lúc mưa lâu trên những con phố lổn nhổn ổ voi, ổ gà... bức tranh hạ tầng giao thông Sa Pa đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo về sự thờ ơ của chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch.
Từ nhiều năm nay, người dân thị trấn Sa Pa đã sống chung với những con đường khúc khuỷu, lầy lội lổn nhổn ổ gà.
Ngay trên trục đường Điện Biên Phủ, cửa ngõ vào thị trấn, đường xá đã bị "cắt khúc" phân nửa bởi những hố trũng khiến xe cộ đi vào đây vô cùng vất vả. Tình trạng ách tắc diễn ra thường xuyên.
Đường Hàm Rồng trở thành một nỗi ám ảnh kéo dài cho cánh lái xe taxi vì những vũng nước ngập sau mưa luôn kéo dài nhiều ngày, ngay cả khi trời hửng nắng. Còn với người dân địa phương, bất đắc dĩ lắm mới chọn di chuyển qua những điểm trũng ngập ngụa này.
Trước kia, toàn bộ các tuyến đường nội thị Sa Pa đều đã từng được đầu tư với kết cấu mặt đường chủ yếu là láng nhựa, bêtông, nhựa và một số tuyến là bêtông, ximăng. Nhưng do lưu lượng xe lưu thông lớn, mặt đường ngày càng bị xuống cấp mà không được sửa chữa, tu bổ kịp thời, dẫn đến hầu hết các tuyến phố chính như Ngũ Chỉ Sơn, Xuân Viên, Thạch Sơn... mấy năm nay đầy những ổ trâu, ổ voi lồi lõm.
Sa Pa còn thiếu quan tâm đầu tư hệ thống bãi đỗ xe cho khách du lịch, dẫn tới tình trạng xe du lịch thường xuyên đỗ tràn xuống đường, nhất là quanh khu vực bờ hồ, làm mất đi cảnh quan nơi đây.
Vỉa hè bị cày xới, lật ngang lật dọc nham nhở. Mặt đường nhựa tại Thác Bạc đã bị xới tung lên từ lâu, nền đường chỉ có đất lẫn với đá lổn nhổn, thách thức ngay cả những "tay lái lụa" là người dân địa phương.
Anh Thạch Tú (chủ một cửa hàng tạm hóa ở Thác Bạc) than thở: "Chính quyền làm ngơ với tình trạng đường xá giao thông xuống cấp khiến sinh hoạt, cuộc sống của người dân chúng tôi đảo lộn hoàn toàn. Báo đài đã phản ánh rất nhiều, nhưng không biết đến bao giờ mới thay đổi?".
Ngoài nỗi khổ vì đường xá nhấp nhô, gồ ghề, người dân Sa Pa còn thường xuyên đối mặt với tình trạng hệ thống ngầm nơi đây như đường điện, đường nước... bị lật tung, đào bới vô tội vạ. Những ụ đất dọc trục đường Xuân Viên cao gần bằng đầu xe ô tô, ngáng trở các phương tiện di chuyển. Thêm vào đó, do tình trạng quản lý xây dựng yếu kém nên vật liệu xây dựng thường xuyên bị đổ tràn xuống lòng đường, gây khó khăn cho người tham gia giao thông
Hiện, du lịch Sa Pa đang có mức tăng trưởng ấn tượng, đón 2,5 triệu lượt khách vào năm 2017, vượt xa mốc đặt ra cho năm 2020 (dự kiến 2 triệu khách vào năm 2020, theo công bố quy hoạch từ 2015). Với tốc độ tăng trưởng khách du lịch như hiện nay, tỉnh Lào Cai dự kiến lượng khách vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 4 triệu lượt, đến 2030 là trên 8 triệu lượt.
Tăng trưởng du lịch đang đặt ra thách thức cho hạ tầng giao thông Sa Pa. Các chuyên gia du lịch cảnh báo, chính quyền Sa Pa cần quyết liệt hơn và có những bước đi mạnh mẽ để quy hoạch lại hệ thống hạ tầng vốn đã bị băm bát nhiều năm nay. Sa Pa cần được quy hoạch lại một cách đồng bộ, căn cơ, bài bản thay vì tình trạng chắp vá, tạm bợ "sai đâu sửa đó" như hiện nay. Có như vậy mới mong Sa Pa tăng trưởng xứng với tiềm năng du lịch.
Theo Dantri
Thủ tướng: Giải quyết đến nơi đến chốn tồn tại, vướng mắc ở các trạm BOT Thủ tướng nhấn mạnh cần phải lắng nghe xử lý, giải quyết đến nơi đến chốn những tồn tại, vướng mắc đối với các trạm BOT, không để xảy ra vụ việc gây bức xúc xã hội.Ngày 8/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp, nghe báo cáo về việc rà soát các dự...