Tìm mỏi mắt không đủ nguồn giống sắn sạch bệnh cho vụ đông xuân
Không có giống sắn kháng bệnh, áp lực năng suất đè nặng từ đầu vụ, khiến ngành nông nghiệp Tây Ninh đang phải tiếp tục nỗ lực tìm nguồn giống sạch bệnh, ít nhất là cho vụ đông xuân sắp tới đây.
Áp lực vụ sắn mới
Do nhu cầu cây giống tăng cao cho vụ trồng mới nên các điểm bán cây sắn giống đang xuất hiện khá nhiều trên địa bàn Tây Ninh.
Tại huyện Dương Minh Châu, anh Trần Tấn Sang đang bán cùng lúc cả 2 loại hom giống sắn ở trong và ngoài tỉnh. Giống sắn trong tỉnh đã bị nhiễm bệnh khảm lá nên giá bán khoảng 13.000 đồng/bó, còn giống sắn từ một số tỉnh miền Trung đưa vào, ít có dịch bệnh thì giá cao gấp đôi. Tuy nhiên, phần lớn người trồng quanh vùng vẫn thường chọn mua giống sắn được thu hoạch ngay trong tỉnh.
Sau khi thu hoạch, nông dân Tây Ninh thường sử dụng lại giống sắn của địa phương đã nhiễm bệnh để trồng vụ mới. Ảnh: Nguyên Vỹ
Dù biết là giống bị nhiễm bệnh, nhưng bà con vẫn mua vì nếu chăm sóc tốt, sắn vẫn cho năng suất khoảng 30 tấn/ha. “Ít ra người trồng vẫn còn lời chút đỉnh với giá bán nguyên liệu như hiện nay” – anh Sang nói.
Kế hoạch năm 2019, tổng diện tích sắn trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 59.600ha, sử dụng 3 loại giống chủ lực là HLS11, KM419, KM94. Hiện nay, các giống này đều đã bị nhiễm bệnh khảm lá rất nặng. Theo ông Hà Thanh Tùng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh, với diễn biến bệnh phức tạp hiện nay, Tây Ninh không có lượng giống sắn sạch bệnh để cung cấp nhu cầu sản xuất của người dân. Phần lớn người trồng sử dụng lại giống đã bị nhiễm bệnh để sản xuất, làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng sắn trên địa bàn tỉnh.
Theo ghi nhận, nếu sản xuất từ nguồn giống sạch bệnh, đến giai đoạn sinh trưởng mới bị nhiễm bệnh thì năng suất giảm từ 15-30%; nếu sử dụng giống sắn đã nhiễm bệnh để sản xuất thì năng suất giảm từ 30-50%. Năng suất giảm không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng mà làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho 67 nhà máy hoạt động với khối lượng ước cần 4 triệu tấn củ sắn tươi để chế biến.
Video đang HOT
Hiện hầu hết diện tích sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều đã nhiễm bệnh khảm lá, năng suất giảm từ 30 – 40%. “Do không có giống sắn sạch bệnh nên người trồng sắn cũng không chú ý tốt đến giống sạch bệnh. Dịch hại từ vụ này lây qua vụ khác, vùng này qua vùng khác” – ông Tùng phân tích. Để có cây giống sắn sạch bệnh phục vụ sản xuất, giảm áp lực bệnh trên đồng, đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy, Sở NNPTNT Tây Ninh đang đề xuất xây dựng mô hình hỗ trợ giống sắn sạch bệnh vụ đông xuân năm 2019 – 2020.
Nhờ cây lúa “chia lửa”
Theo Sở NNPTNT Tây Ninh, mô hình sản xuất giống sắn sạch bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2018 – 2019 triển khai trước đó ở huyện Tân Châu và Dương Minh Châu đã không hoàn thành mục tiêu. Với tỷ lệ nhiễm bệnh từ 40 – 80%, cây sắn không thể sử dụng để làm giống như đã đề ra.
Sở NNPTNT đã đề nghị TTKN quốc gia và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét dừng thực hiện mô hình sản xuất giống sắn sạch bệnh này để chuyển sang thực hiện sản xuất sắn thương phẩm. Đồng thời tiếp tục theo dõi, đánh giá về năng suất, trữ lượng tinh bột của mô hình; so sánh giữa khu vực nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh trong mô hình.
Kết quả đánh giá ở 2 hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình cho thấy nếu sử dụng cây giống không bị nhiễm bệnh và kiểm soát được bệnh ở giai đoạn 5 tháng đầu tiên, năng suất chỉ giảm 5 – 10%. Ông Đoàn Văn Hữu – 1 trong 2 hộ dân tham gia mô hình cho biết, sắn dù nhiễm bệnh nhưng năng suất củ trong mô hình không bị giảm nhiều. Theo tính toán, 1ha có thể cho sản lượng từ 30 – 35 tấn. Giá sắn hiện nay vẫn đảm bảo nông dân có lãi dù không nhiều.
Cũng trong năm 2019, TTKN tỉnh được giao 7,9 tỷ đồng để thực hiện đề án nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và xây dựng vùng lúa chất lượng cao đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, diện tích đăng ký sản xuất lúa VietGAP chỉ đạt hơn 40,3ha trên 1.955ha (chiếm 2%). Nguồn kinh phí thực hiện khoảng hơn 161 triệu đồng; còn dư gần 7,74 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến người dân chưa mạnh dạn đăng ký sản xuất lúa VietGAP do giá thu mua sản phẩm đạt chứng nhận chưa có sự khác biệt; người dân chưa quen ghi chép lại nhật ký đồng ruộng… Trong khi nhu cầu khan hiếm giống mì sạch bệnh cho vụ đông xuân đang cấp bách, nguồn kinh phí trên là sự hỗ trợ cần thiết để giúp nông dân giảm áp lực dịch bệnh khảm lá.
Sở NNPTNT cho biết mục tiêu của mô hình sẽ xây dựng vùng sản xuất tập trung từ 3 – 12 điểm để hỗ trợ cây giống sắn sạch bệnh tại 2 huyện Dương Minh Châu và Tân Châu với quy mô 600ha. Tổng kinh phí dự kiến hơn 1,85 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 50% tiền mua hom giống sạch bệnh (không quá 30 triệu đồng/hộ) và người dân tham gia đối ứng 50% giống và vật tư khác.
TTKN Tây Ninh sẽ phối hợp và đề nghị Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc cung cấp giống sắn sạch bệnh; phối hợp với địa phương thống nhất địa điểm thực hiện để mô hình đạt hiệu quả cao nhất; thông báo chính sách hỗ trợ, các tiêu chí chọn điểm, chọn hộ để nông dân có nhu cầu tự nguyện đăng ký tham gia.
Theo Danviet
Lãi thấp "bóp nghẹt" cây mía, nông dân càng trồng càng nghèo
Cây mía có tỷ lệ diện tích canh tác tính trên đầu người cao nhất tỉnh Tây Ninh, nhưng lại cho lợi nhuận và giá trị gia tăng thấp nhất trong các cây trồng truyền thống.
Vì thế, dự thảo Đề án chuỗi giá trị của Tây Ninh đã đề xuất cây mía thuộc nhóm không khuyến khích sản xuất và giảm dần diện tích canh tác.
Càng trồng càng nghèo
Nhiều năm qua, Tây Ninh vẫn được coi là "thủ đô" của ngành mía đường. Hiện nay, diện tích mía đang có xu thế giảm nhưng quy mô trồng ở Tây Ninh vẫn còn khá lớn.
Thời gian qua, các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng chuỗi giá trị và liên kết trồng mía với nông dân. Tuy nhiên, kết quả không được như mong đợi.
"Do giá mua mía thấp nên nông dân không còn quan tâm nhiều đến việc phát triển vùng nguyên liệu và cũng không muốn tập trung vào cây trồng này do lợi nhuận thấp, triển vọng không cao" - lão nông Võ Văn Ten ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu nói.
Giá thành để sản xuất ra 1 tấn mía còn cao. (ảnh: Nguyên Vỹ)
Theo Sở NNPTNT tỉnh, Tây Ninh có điều kiện tự nhiên khá phù hợp cho phát triển mía đường, tuy nhiên biên độ nhiệt ngày và đêm thấp nên khả năng tích đường của mía trồng ở Tây Ninh thấp so với miền Trung và Bắc bộ. Ngoài ra, cây mía còn chịu sự cạnh tranh diện tích đất canh tác với một số loại cây trồng khác đang cho hiệu quả cao hơn.
Việc áp dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch mía hiện còn thấp, phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công. Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu trồng, chăm sóc khá tốt nhưng do máy móc áp dụng vào khâu thu hoạch mía còn thấp, nên chủ yếu chỉ áp dụng ở các diện tích canh tác lớn, hay các nông trường mía.
Theo tính toán của Sở NNPTNT, tổng chi phí sản xuất cho 1ha mía tại tỉnh Tây Ninh là 51 triệu đồng/vụ ở các nông trường lớn, cánh đồng lớn và 54 triệu đồng/vụ ở các nông hộ. Sau khi hạch toán hiệu quả sản xuất, doanh thu trung bình của 1ha mía chỉ đạt khoảng 58 - 59 triệu đồng/năm.
Giá thành để sản xuất ra 1 tấn mía còn cao, ở nông trường mía là 689.000 đồng, còn ở nông hộ là 749.000 đồng/tấn, trong đó chi phí cho vật tư chiếm tới 30%. Mặc dù các nhà máy đường có hỗ trợ thêm phần nào, nhưng lợi nhuận trung bình của nông dân chỉ đạt khoảng 4 - 8 triệu đồng/ha/năm. So với các cây trồng truyền thống khác như lúa, mì, cao su thì hiệu quả kinh tế sản xuất từ cây mía thấp hơn.
Khó cạnh tranh
Nông dân Võ Văn Ten đánh giá, thời gian qua, liên kết chuỗi trong sản xuất mía đường được thực hiện tốt. Người trồng mía được các nhà máy hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm từ đầu vụ. Hiện, toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến mía đường được đầu tư công nghệ mới. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa các sản phẩm cạnh đường và sau đường thì chỉ có 1 nhà máy được đầu tư khá hoàn chỉnh. 3 nhà máy còn lại không được thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả làm cho giá thành sản xuất đường cao. Vì thế đường chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa cạnh tranh được với giá đường thế giới, từ đó không có cơ hội để nâng giá mua nguyên liệu cho nông dân.
Ông Võ Đức Trong - Giám đốc Sở NNPTNT thừa nhận lợi nhuận mà cây mía mang lại cho người dân ngày càng thấp. Nông dân có xu hướng chuyển đổi diện tích trồng mía để trồng cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả hoặc cây mì.
Ngành nông nghiệp Tây Ninh xác định, mía sẽ là cây trồng thuộc nhóm không khuyến khích sản xuất và giảm dần diện tích canh tác. Vì thế, định hướng thời gian tới các địa phương sẽ giảm dần các diện tích mía không hiệu quả để chuyển sang các cây trồng khác. Bên cạnh đó, vẫn giữ lại những diện tích có cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, hoặc các cây trồng khác không cạnh tranh được để tiếp tục phát triển gắn cơ giới hóa đồng bộ.
Theo thống kê, tỉnh Tây Ninh hiện có diện tích sản xuất mía đường khoảng 15.600ha; tạo ra hơn 2.000 việc làm. Dự báo, tổng diện tích mía đến năm 2020 là 10.000ha, năm 2030 là khoảng 10.000 - 15.000ha và giảm dần các nhà máy mía đường không hiệu quả, đảm bảo quy mô phù hợp với khả năng phát triển vùng nguyên liệu.
Theo Danviet
Khép chuỗi giá trị, mãng cầu Tây Ninh kì vọng cho thu nhập nghìn tỉ Mãng cầu cho hiệu quả cao nhất trong các loại cây ăn trái trồng truyền thống nhưng hạn chế khả năng mở rộng diện tích. Khép kín chuỗi giá trị mãng cầu ở Tây Ninh là cách tối ưu giúp nông dân trồng mãng cầu tăng thêm lợi nhuận. Theo thống kê, diện tích sản xuất mãng cầu ở Tây Ninh khoảng hơn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
Mới
Nghệ sĩ Xuân Hinh được vinh danh sau khi đóng "Bắc Bling", đọc rap gây sốt
Sao việt
4 phút trước
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
Sức khỏe
9 phút trước
F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật
Thế giới
13 phút trước
4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí
Netizen
22 phút trước
Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương
Uncat
27 phút trước
Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!
Nhạc quốc tế
35 phút trước
Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ
Trắc nghiệm
40 phút trước
Chuyện tình éo le của nam diễn viên và fangirl kém 14 tuổi: Hẹn gặp 4 lần thì toang hết 3, nghi có mưu đồ
Sao châu á
46 phút trước
Da dầu có lão hóa chậm hơn da khô?
Làm đẹp
50 phút trước