Tìm mộ liệt sỹ bằng tâm linh… không còn thiêng
Nhiều năm nay, gia đình liệt sỹ đã nhờ đến nhà ngoại cảm để tìm hài cốt người thân. Trước việc nhiều nhà ngoại cảm giả bị vạch mặt khiến nhiều gia đình đã tìm được hài cốt liệt sỹ rơi vào tình thế “nửa tin nửa ngờ”.
Lạm dụng tâm linh để trục lợi từ việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ gia tăng khiến bộ Quốc phòng đã khẳng định tìm kiếm hài cốt liệt sỹ không dựa vào ngoại cảm. Như vậy, tới đây hàng nghìn người tự xưng là ngoại cảm sẽ không còn đất…diễn?
Truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ (Ảnh TTXVN).
Tìm lại niềm tin cho thân nhân liệt sỹ
Dù nhiều phần mộ liệt sỹ có đủ danh tính trong nghĩa trang liệt sỹ cũng đã được bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều tổ chức, cá nhân đã thông tin tới thân nhân liệt sỹ bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn hơn 500 nghìn hài cốt liệt sỹ chưa được quy tập, hoặc được quy tập nhưng còn khuyết danh. Vì thế, những năm qua, vẫn còn nhiều người thân lặn lội đi tìm hài cốt liệt sỹ khắp các chiến trường xưa.
Đầu những năm 1980, nhiều gia đình thân nhân liệt sỹ đã không biết nơi trợ giúp, đơn độc đi tìm người thân. Đơn giản vì giấy báo tử phiên hiệu đơn vị chỉ ghi ký hiệu, nơi hy sinh ghi là mặt trận phía Nam nên đành tìm đến các nhà ngoại cảm để tìm hài cốt liệt sỹ, kể cả hài cốt đã được quy tập về nghĩa trang liệt sỹ. Thực tế đã có những liệt sỹ được tìm thấy bằng phương pháp ngoại cảm và được Nhà nước công nhận. Tuy nhiên, tỉ lệ tìm mộ liệt sỹ qua phương pháp ngoại cảm, kiểm chứng bằng giám định gene trùng khớp là rất thấp.
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền cho rằng: “Chỉ có 2-3% hài cốt liệt sỹ được tìm bằng phương pháp ngoại cảm khi giám định ADN cho kết quả đúng. Những trường hợp ấy thường có thêm thông tin chỉ dẫn của đồng đội”.
Trước vấn đề này, tại hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị của bộ Chính trị và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ sáng 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia 1237 nhấn mạnh, phải phòng tránh tất cả những sự cố đã xảy ra trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ thời gian qua. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng, giả mạo, lừa đảo…
Theo Thiếu tướng Trần Văn Minh, Cục trưởng cục Chính sách, Chánh văn phòng ban chỉ đạo quốc gia về công tác này, cả nước có 1.146 triệu liệt sỹ, hiện đã tìm được hài cốt của 940.000 người, còn hơn 200.000 hài cốt chưa tìm thấy trong đó có khoảng 1.000 ở Lào và 6.000 ở Campuchia. Theo đánh giá của bộ Quốc phòng, khâu khó nhất là thông tin về liệt sỹ và mộ liệt sỹ. “Quân đội dù vất vả mấy, trong nước hay ở nước bạn, đều mong muốn có nhiều thông tin để tìm mộ liệt sỹ”, ông Trần Văn Minh nói.
Để quán triệt sự phức tạp của vấn đề tìm mộ liệt sỹ bằng tâm linh, ngoại cảm, Chỉ thị của bộ Chính trị giao việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ cho bộ Quốc phòng và chỉ bộ Quốc phòng mới được thực hiện công tác này, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý chặt trên địa bàn. Hài cốt liệt sỹ tìm thấy phải qua giám định tại 1 trong 3 cơ quan là bộ Quốc phòng, bộ Công an và bộ Khoa học – Công nghệ, phải có sinh phẩm của liệt sỹ.
Ngoại cảm rởm mất nghề!
Ngay sau đó, bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 214/2013/TT-BQP hướng dẫn về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Theo đó thông tư nêu rõ, trước khi cất bốc mộ liệt sỹ phải xác định rõ nguồn thông tin có căn cứ, tổ chức khảo sát, xác minh, đối chiếu, so sánh giữa danh sách liệt sỹ, sơ đồ mộ chí của đơn vị (nếu có) với vị trí của từng ngôi mộ để xác định họ tên, quê quán của liệt sỹ, bảo đảm chu đáo cho công tác cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ; phù hợp với phong tục, tập quán địa phương.
Mộ liệt sỹ sau khi cất bốc đều phải lập hồ sơ bao gồm: Đơn vị làm nhiệm vụ cất bốc; nguồn thông tin về mộ chí, thời gian cất bốc, tọa độ, sơ đồ, vị trí nơi phát hiện ra mộ; họ tên, quê quán liệt sỹ (nếu có), biên bản kiểm kê hài cốt, di vật (nếu có)…
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng yêu cầu chỉ lực lượng quân đội mới được cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ. Do vậy các lực lượng khác tham gia phối hợp, không tự tổ chức lực lượng cất bốc. Lực lượng chuyên trách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là các Đội quy tập đã được bộ Quốc phòng quyết định thành lập, do các cơ quan, đơn vị thuộc bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo; thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ ở trong và ngoài nước.
Trước đó Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng bộ Quốc phòng cũng nói rõ, không có chuyện bộ Quốc phòng dựa vào các nhà ngoại cảm để tìm kiếm mộ liệt sỹ. Đại tướng cũng đề nghị đồng bào không nên tin vào lời của các nhà ngoại cảm. “Vừa qua có một số nhà ngoại cảm đã lợi dụng việc này để trục lợi thì không nên. Nếu có thông tin gì các gia đình nên chủ động cung cấp cho các đơn vị của bộ Quốc phòng”, Bộ trưởng nói.
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, Trung tướng Lê Văn Hân – Chủ tịch hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (bộ Quốc phòng) cho biết, cơ quan này đã từng có công văn gửi lên bộ Quốc phòng, bộ LĐ-TB&XH tố cáo về sự giả mạo, lừa đảo của một nhà ngoại cảm.
Trung tướng Hân cho biết ông rất bức xúc, đau xót trước thông tin về một số kẻ lừa đảo tự xưng nhà ngoại cảm làm giả hài cốt liệt sỹ nhằm mục đích kiếm lợi bất chính.”Trên mảnh đất này không nơi nào không có đạn bom cày xới. Chiến tranh để lại sự mất mát, đau thương đối với dân tộc, với đất nước, hàng triệu liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc và cũng ngần ấy gia đình chịu nỗi đau mất người thân. Vì thế, hành động làm giả mộ liệt sỹ là hành vi phi nhân tính, chà đạp lên lòng tin, chà đạp lên những giá trị đạo đức thiêng liêng nhất của cả dân tộc và không thể tha thứ…”.
Trước đây, bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản chỉ đạo thống nhất coi phương pháp xác định ADN là phương pháp chủ đạo xác định danh tính liệt sỹ. Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Theo hồ sơ chôn cất, các di vật của liệt sỹ… Đồng thời, không công nhận danh tính liệt sỹ tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm.
“Chúng tôi luôn trân trọng tất cả mọi nguồn tin và tấm lòng của tất cả những cá nhân, tổ chức muốn đóng góp cho công việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Tuy nhiên, qua kết quả giám định những mẫu hài cốt liệt sỹ và thân nhân, chúng tôi thấy việc giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ là phương pháp chủ yếu để xác định danh tính liệt sỹ, vì đây là một phương pháp khoa học được sử dụng rộng khắp trên thế giới. Thông qua giám định ADN, đã góp phần hạn chế được việc tìm mộ liệt sỹ bằng phương pháp gọi hồn, áp vong gây tốn kém, ít hiệu quả”, tướng Hân khẳng định.
Vấn đề tâm linh: Chưa ai khẳng định được thật giả Trao đổi với PV, Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu – nguyên Thứ trưởng bộ Quốc phòng cho rằng: “Vấn đề tâm linh chưa ai khẳng định được thật giả, quan trọng là cái tâm của mỗi người. Tôi là nhà khoa học, nhưng vấn đề này các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được. Vì thế, những người đã tham gia trong kháng chiến thì đều tìm đến những cách tri ân của riêng mình bằng tấm lòng chân thành của mình. Cách tốt nhất là cần giám định ADN đối với tất cả các hài cốt liệt sỹ được tìm thấy”.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Thẩm mỹ viện Cát Tường: Nhiều kế vẫn... vô vọng!
Việc tìm kiếm thi thể chị Huyền trong vụ TMV Cát Tường kéo dài gần 2 tháng nay với sự quan tâm đặc biệt của cơ quan chức năng, nhà khoa học, nhà "ngoại cảm"... nhưng rốt cục đến nay vẫn gần như vô vọng. Điều này gây khó khăn trong việc điều tra và là nỗi tuyệt vọng cho gia đình, người thân đang ngày đêm mong ngóng tìm thấy thi thể chị.
Công an, thợ lặn, tàu thuyền đánh cá rà soát sông
Đầu tiên là phải kể đến cuộc tìm kiếm quy mô lớn của gần 20 cán bộ, chiến sỹ CSĐT (PC45) Công an Hà Nội phối hợp với Công an các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên tìm kiếm thi thể. PC45 cũng đã phối hợp với Phòng Cảnh sát đường thủy Công an Hà Nội tổ chức xuồng máy dã chiến, chuyên dụng đi kiểm tra dọc tuyến sông Hồng xuôi về hướng hạ lưu, rà soát kỹ các nơi khả nghi để tìm thi thể nạn nhân Huyền.
Thợ lặn được huy động để tìm xác chị Huyền
Gia đình chị Huyền cũng đã thuê 6 thuyền rà soát dọc sông Hồng tìm người thân và in nhiều tờ rơi, đi đến các nơi đưa cho người dân để ai phát hiện được manh mối gì sẽ gọi điện thông báo.
Ngoài ra, tối 24/10, gần 20 thợ lặn do cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thuê đã thực hiện công tác tìm kiếm thi thể chị Huyền tại chân cầu Thanh Trì, nơi Tường khai đã thả thi thể chị Huyền xuống sông Hồng. Đây cách thể hiện tấm lòng với gia đình nạn nhân của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, nơi Nguyễn Mạnh Tường đang công tác.
Nhà ngoại cảm vào cuộc
Việc tìm kiếm thi thể chị Huyền đang được tiến hành, rất nhiều người tự xưng là các "nhà ngoại cảm" đã đến khu vực cầu Thanh Trì (Hà Nội) để giúp đỡ gia đình tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Một "nhà ngoại cảm" tham gia tìm kiến thi thể chị Huyền.
Tuy nhiên, sau những lời phán đoán đa chiều, việc tìm kiếm nạn nhân vẫn chưa có hướng nào khả thi. Sự vụ xuất hiện liên tiếp những "nhà ngoại cảm" khiến vấn đề ngoại cảm trở nên nóng bỏng trên dư luận, thậm chí gây những nghịch cảnh tức cười, và người dân hoang mang không biết tin vào đâu.
Thầy giáo... cũng vào cuộc
Trong lúc đang "nước sôi lửa bỏng" thì ngày 25/10, đường dây nóng nhận được ý kiến của thầy Lê Quang Tặng, giáo viên thể dục thể thao trường PTTH Lê Quý Đôn, tỉnh Thái Bình đã hiến kế tìm xác chị Huyền.
Thầy Lê Quang Tặng đưa ra các tình huống sau: "Nếu xác của nạn nhân không buộc vật thể gì vào thì nó trôi ngửa. Nếu nạn nhân đeo vàng thì nhất định xác sẽ nửa chìm nửa nổi. Nhưng vì "người trong cuộc" đã buộc ni lông vào đầu nên khi tìm xác sẽ không thấy vì nó chỉ nổi lên phần đầu trùm ni lông còn toàn bộ phần thân sẽ chìm. Xác đã mắc vào xà lan và thuyền ngay từ tối hôm nạn nhân bị ném xuống".
Thầy Lê Quang Tặng hiến kế: "Bây giờ lấy cây chuối thối một nửa (tuyệt đối không lấy cây chuối tươi vì nó sẽ nổi nhiều hơn chìm) thả xuống chỗ nạn nhân bị ném. Cây chuối thả xuống nước phải nửa chìm, nửa nổi, độ chìm dài khoảng 1m còn cả củ. Sau đó, theo dõi cây chuối, nó sẽ đi theo dòng nước, nếu nó trôi đến chỗ nào, chạm vào chỗ nào thì tìm chỗ đó. Nếu chạm điểm thứ nhất tìm không thấy thì đợi nó chạm đến điểm thứ hai lại tiếp tục tìm kiếm, đến điểm chạm thứ ba chắc chắn sẽ tìm thấy".
Theo thầy Lê Quang Tặng dự đoán thì xác nạn nhân đã mắc vào xà lan hoặc thuyền hút cát ở cách cầu khoảng 3km. Muốn tìm được xác nạn nhân thì cho di chuyển thuyền và sà lan đậu ở bờ sông từ tối 19/10 đến nay đi chỗ khác và tìm bằng cây chuối thối một nửa sẽ thấy xác.
Thầy Lê Quang Tặng cho biết, do sống gần sông Trà Lý (Thái Bình) nhiều năm, bản thân thầy đã vớt rất nhiều xác nạn nhân chết ở sông nên mới có nhiều kinh nghiệm về việc tìm kiếm xác chết trên sông.
Độc giả hiến kế
Công cuộc tìm tìm kiếm thi thể chị Huyền trên sông vẫn tiến hành với sự tích quyết tâm của gia đình và cơ quan chức năng thì dư luận đã đặt ra nhiều nghi vấn. Có nghi vấn cho rằng, nhằm phi tang xác chị Huyền, có khả năng ông Nguyễn Mạnh Tường đã dùng một thủ thuật là tiêm một loại thuốc vào thi thể nạn nhân, khiến xác phân hủy nhanh khi ném xuống nước.
Chiều ngày 31/10, trao đổi với phóng viên, một bác sỹ có nhiều năm kinh nghiệm khẳng định không có loại thuốc nào như vậy.
Một số giả thiết khác lại cho rằng ông Tường đã chặt xác chị Huyền để phi tang; lời khai của ông Tường về việc ném thi thể chị Huyền xuống sông là thiếu trung thực; có thể ông Tường đã phi tang nạn nhân tại một nơi khác chứ không phải là ném xuống sông...
Nhà khoa học vào cuộc: Máy địa bức xạ quét cung đường ném xác
Giáo sư Bằng cho máy địa bức xạ quét quanh khu vực gần bờ sông Hồng.
Chiều 2/12, nhận lời mời của cơ quan công an, một số nhà khoa học đã chính thức tham gia giúp đỡ việc tìm kiếm thi thể chị Huyền.
Đến cuối giờ chiều 6/12, Tiến sĩ Vũ Văn Bằng (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết sau 4 ngày tìm kiếm thi thể nạn nhân dưới sông Hồng, các nhà khoa học đã tạm dừng công tác tìm kiếm dưới nước.
Giáo sư Bằng cũng cho biết, sau khi thực hiện xong công tác tìm kiếm dưới nước, ngày 6/12, ông cùng các nhà khoa học đem máy địa bức xạ quét dọc theo tuyến đường ném xác của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường để tìm kiếm dấu vết. Máy sẽ quét trùm hết hai bên đường, đặc biệt nhấn vào các điểm cống, hầm hố, kênh, mương để tìm kiếm dấu vết thi thể chị Huyền.
Máy bức xạ tìm kiếm thi thể chị Huyền trên cạn.
Đến 17h ngày 6/12, các nhà khoa học đã cơ bản quét xong các khu vực trong nội thành có trong đường ném xác chị Huyền. Giáo sư Bằng tiết lộ sẽ quét các đoạn đường mà bảo vệ Đào Quang Khánh (người đã giúp bác sĩ Tường thực hiện hành trình ném xác) vừa khai nhận.
Đến thời điểm này, đã qua 49 ngày, kể từ khi sự việc xảy xa, việc tìm kiếm thi thể chị Huyền vẫn vô vọng!
Theo Gia đình xã hội
Nhà ngoại cảm rởm - Loại tội phạm tinh vi, xảo quyệt "Cố tình đưa thông tin giả, sau đó chiếm đoạt tài sản theo cách khiến thân nhân liệt sĩ biết ơn, hậu tạ. Đó là loại tội phạm lừa đảo tinh vi, xảo quyệt mà cơ quan điều tra cần làm rõ", Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Đoàn luật sư TP Hà Nội, nhận định. Đau đáu nhiều chục năm trời mong tìm...