Tìm lối thoát khỏi khó xử riêng
Chuyến thăm Ấn Độ lần này không dễ dàng gì đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên danh nghĩa, quan hệ song phương này được coi là tốt đẹp nhờ truyền thống lâu đời.
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: AFP
Nhưng thực chất thì bên nào hiện cũng có những khó xử riêng mà ông Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang phải cùng nhau tìm lối thoát.
Nga đang làm Ấn Độ khó xử về 2 phương diện. Thứ nhất là hợp tác quân sự giữa Nga và Pakistan được thúc đẩy đáng kể mà bằng chứng mới nhất là việc Moscow bán máy bay trực thăng tấn công cho Islamabad. Giữa Ấn Độ và Pakistan lại vẫn chưa hết căng thẳng, nghi kỵ và đối địch.
Thứ hai là đối đầu giữa Nga với phương Tây trong khi Ấn Độ muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác về mọi phương diện với phương Tây. Dù vậy, Nga vẫn là đối tác chiến lược quan trọng của Ấn Độ cần phải tranh thủ gần như bằng mọi giá.
Ấn Độ lại làm Nga khó xử cũng trên 2 phương diện. Thứ nhất, Ấn Độ và Pakistan căng thẳng khiến Nga rất khó cân bằng quan hệ với cả hai. Nếu không làm được điều này thì Nga khó có thể gây dựng được ảnh hưởng ở cả khu vực và ganh đua với các đối tác khác, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Thứ hai, Ấn Độ tăng cường đáng kể hợp tác quân sự với phương Tây. Nga càng găng với phương Tây thì Ấn Độ lại càng thêm quan trọng đối với nước này.
Video đang HOT
Vì thế, ông Putin và ông Modi phải cùng tìm kiếm khuôn khổ và nội dung hợp tác mới phù hợp với bối cảnh địa chiến lược toàn cầu và lợi ích của từng bên. Bài toán đã được đặt ra nhưng có vẻ họ chưa tìm được lời giải.
La Phù
Theo Thanhnien
Gần 80% quán bar, karaoke ở Hà Nội không đủ lối thoát nạn
Gần 1.000 quán karaoke, bar, vũ trường, câu lạc bộ không đảm bảo lối thoát nạn, theo kết quả kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết thực hiện Công điện số 967/CĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ, do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 29/10.
Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng vụ cháy sát tòa nhà Keangnam đêm 18/10 là ví dụ cho công tác quản lý lỏng lẻo, nể nang khi các cơ sở thuê đất kinh doanh ở khu vực này chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC. Ảnh: Thành Đạt.
Theo thành phố Hà Nội, nhiều cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí (karaoke, bar, vũ trường, câu lạc bộ) không đảm bảo các điều kiện, giải pháp kỹ thuật PCCC về: đường giao thông, khoảng cách an toàn, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, mặt bằng, phần lớn (771 cơ sở) không đảm bảo lối thoát nạn...
Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, với kết quả kiểm tra như trên, nếu xảy ra cháy tại các cơ sở này thì nguy cơ thiệt hại về người là rất cao.
"Hà Nội đã làm quyết liệt trong PCCC nhưng vẫn để xảy ra nhiều vụ cháy lớn. Nguyên nhân là do công tác quản lý lỏng lẻo, chưa nghiêm túc, lực lượng cảnh sát PCCC còn nể nang. Tôi đề nghị thành phố siết chặt chặt hơn nữa công tác PCCC đối với những nơi có nguy cơ cao, trong đó có các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí", Trung tướng Thành nói.
Nói về những khó khăn, bất cập trong công tác PCCC trên địa bàn Thủ đô, Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, hiện thiếu nguồn nước chữa cháy nghiêm trọng.
Ông Sơn thông tin, Hà Nội có trên 1.500 trụ nước chữa cháy tập trung tại 11 quận, thị xã và một số huyện. Nguồn nước trên chỉ đáp ứng một phần yêu cầu cấp nước chữa cháy trên địa bàn thành phố.
"Theo quy định, cứ 150 mét đường phố phải có 1 trụ nước chữa cháy. Do đó thành phố phải có trên 6.000 trụ nước chữa cháy mới đảm bảo yêu cầu cung cấp nước. Hiện còn thiếu khoảng 5.000 trụ so với yêu cầu", Phó Giám đốc Sở cảnh sát PCCC nêu.
Được đề nghị phát biểu về kinh nghiệm rút ra sau vụ cháy tại Khu công nghiệp Quang Minh ngày 18/10 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, ông Hoàng Anh Tuấn cũng đưa ra hạn chế về thiếu nước chữa cháy.
Lãnh đạo huyện Mê Linh kể, hôm đó, thành phố đã huy động khoảng 20 xe cứu hỏa, chở nước của lực lượng cảnh sát PCCC và Bộ Tư lệnh quân khu Thủ đô nhưng vẫn không đủ nước. Sau đó phải huy động 3, 4 xe chở nước của Công ty rau sạch Sông Hồng, mỗi xe chở được khối lượng nước gấp nhiều lần xe của cứu hỏa.
Phó Chủ tịch Mê Linh đề nghị thành phố nên quy hoạch hồ điều hòa trong các khu công nghiệp, vừa đảm bảo cảnh quan môi trường và cung cấp nước khi có hỏa hoạn.
Đồng tình với đề xuất trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho hay, rất nhiều khu công nghiệp không có hồ điều hòa. "Nếu xảy ra cháy thì lấy nước ở đâu?", ông Sơn đặt vấn đề.
Phó Chủ tịch thành phố cho hay, lãnh đạo Hà Nội rất quan tâm đến công tác PCCC. Hàng nghìn tỷ đồng đã được đầu tư và đang có nhiều gói thầu hàng trăm tỷ cho lưc lượng cảnh sát PCCC.
Đêm 23/9, Bar Luxury (153 Yên Phụ, quận Tây Hồ) đã bị lửa thiêu trụi. Ảnh: Giang Huy.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hà Nội cho rằng, ý thức về PCCC của một số cơ quan đơn vị của thành phố lại chưa tốt. Ngay hội nghị quan trọng hôm nay, nhiều đơn được mời nhưng không tham dự như Sở Quy hoạch kiếm trúc, Sở Tư pháp, Ban quản lý đầu tư khu đô thị mới Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng...
"Phải nâng cao nhận thức từ chính chúng ta rồi mới yêu cầu các doanh nghiệp, người dân ý thức về PCCC được. Văn phòng ủy ban làm văn bản nhắc nhở các đơn vị trên", Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu.
Ông Lê Hồng Sơn đề nghị Sở cảnh sát PCCC thành phố, bổ sung biên chế, trang thiết bị các đơn vị PCCC hiện có, để đảm bảo làm chủ tình hình khi xảy ra sự cố cháy nổ. Đề nghị ngành giáo dục đưa vào trường học giảng dạy kỹ năng sống về PCCC.
"Phải tiếp tục kiểm tra và đặc biệt quan tâm đến công tác PCCC nhà cao tầng, phố cổ, trung tâm thương mại, cơ sở vui chơi giải trí... Sở Tài nguyên môi trường rà soát toàn bộ các dự án, những khu vực có nguy cơ cháy nổ phải có trụ nước", ông Sơn chỉ đạo.
Võ Hải
Theo VNE
Kẻ bắt cóc con tin đã mua súng đạn, bình xịt cay định đi cướp Làm rõ nơi nhà thuê trọ của kẻ bắt cóc khống chế con tin -Trần Thanh Bình, cơ quan CSĐT thu giữ 1 súng bắn đạn bi sắt, hơn 100 viên đạn, bình xịt hơi cay, côn 3 khúc... Bình thừa nhận chuẩn bị số vũ khí trên để đi cướp tài sản. Đối tượng Bình thừa nhận với cơ quan điều tra,...