Tìm lối thoát cho vấn đề Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 19-2, ông Shinsuke Sugiyama, Vụ trưởng Vụ châu Á và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tới Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ông Sugiyama dự kiến sẽ có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc nhằm thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh: Guardian
Trong chuyến thăm lần này, ông Sugiyama dự kiến sẽ nêu quan ngại của Chính phủ Nhật Bản về việc một tàu chiến Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật Bản trên Biển Hoa Đông hôm 30-1, hành động mà theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là “khiêu khích” và “nguy hiểm”.
Video đang HOT
Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này sẽ không công bố bằng chứng vụ tàu chiến Trung Quốc chĩa radar vào tàu Nhật. Tokyo lo ngại tình báo nước ngoài có thể lợi dụng chúng để tìm hiểu về những bí mật quân sự của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản. Mặc dù Nhật khẳng định nước này có đầy đủ bằng chứng về vụ việc trên, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản bác, đồng thời cáo buộc Nhật Bản “đưa thông tin giả mạo”. Bắc Kinh cho biết, tàu chiến nước này sử dụng radar giám sát chứ không phải radar điều khiển hỏa lực. Liên quan đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc ngày 18-2 đã lên tiếng phản đối động thái của Nhật nhằm đề nghị UNESCO công nhận Senkaku/Điếu Ngư là di sản thiên nhiên thế giới, cho rằng hành động này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Chiều nay 20-2, phái viên cao cấp của Nhật Bản Shinsuke Sugiyama dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Vũ Đại Vĩ, đại diện đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên để thảo luận vụ thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên. Một số nhà quan sát cho rằng, những bất đồng lãnh thổ có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vấn đề Triều Tiên.
Cũng liên quan đến vấn đề Triều Tiên, ngày 18-2, Trung Quốc đã phủ nhận thông tin đăng tải trên hãng tin Reuters rằng CHDCND Triều Tiên đã thông báo cho Bắc Kinh về kế hoạch thực hiện các vụ thử hạt nhân tiếp theo. Ông Hồng Lỗi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này phản đối bất kỳ hành động nào có thể làm căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Theo ANTD
Ấn Độ gây choáng váng với phiên bản khủng của tên lửa BrahMos-II
Tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2013, New Dehli đã làm giới quân sự choáng váng với phiên bản kế tiếp của loại tên lửa lừng danh BrahMos.
Triển lãm hàng không quốc tế Ấn Độ bắt đầu khai mạc vào ngày 06/02 tại căn cứ không quân Yella Hanka ở Bangalore. Triển lãm có sự tham dự của 607 công ty hàng không quốc tế, trong đó có 352 công ty nước ngoài. Cuộc triển lãm lần này đã xuất hiện rất nhiều loại máy bay và tên lửa nổi tiếng trên thế giới. Ngoài sản phẩm ấn tượng là máy bay huấn luyện quốc nội thế hệ mới nhất HTT-40, người Ấn đã khiến giới quân sự xôn xao vì phiên bản kế tiếp tên lửa lừng danh BrahMos là BrahMos-II.
Ngoại hình của BrahMos-II rất giống X-51 của Mỹ
Điều kỳ quái là tuy thuộc dòng họ BrahMos nhưng loại tên lửa này có ngoại hình khác biệt hoàn toàn so với nguyên mẫu của nó và giống hệt như loại tên lửa siêu thanh X-51A "Waverider" của Mỹ, hơn nữa trong phần thuyết minh cũng không giới thiệu gì về xuất xứ của BrahMos-II, dẫn đến người tham quan cũng không hiểu được tính năng của nó ra sao.
Loại tên lửa BrahMos thế hệ cơ bản do Nga và Ấn hợp tác chế tạo có tính năng độc đáo là tốc độ siêu thanh, đa phương thức dẫn đường và điều khiển, tionhs linh hoạt và khả năng cơ động cao. Hơn nữa, nó có uy lực xuyên phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu và đối phó với tên lửa đánh chặn rất tốt, hiện là loại tên lửa được giới quân sự đánh giá là "độc nhất vô nhị" trên thế giới, được người Ấn Độ yêu mến đặt cho biệt danh là "Tên lửa ma thuật". Còn loại tên lửa hành trình phiên bản mới nhất này được người Ấn xưng tụng là "Số 1 vũ trụ".
Ngoại hình của BrahMos-II hoàn toàn khác các phiên bản trước
Loại tên lửa này có thiết kế ngoại hình giống một mũi giáo, bề mặt bao phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar do người Ấn tự chế tạo, hạ thấp khả năng phát hiện của radar, nâng cao tính năng tàng hình của tên lửa. Hệ thống động lực sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn kết hợp động cơ phản lực kiểu xung áp cỡ nhỏ (Ramjet) do công ty hàng không HAL của Ấn Độ nghiên cứu, phát triển thành công.
Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường bằng radar chủ động và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với vệ tinh dẫn đường. Ở giai đoạn bay cuối, tên lửa hạ thấp độ cao xuống 10m sát mặt biển, quỹ đạo bay giống sự di chuyển của một con rắn để đối phó với các loại tên lửa đánh chặn. Loại tên lửa BrahMos-II được mang ra triển lãm là phiên bản hạm đối hạm của loại tên lửa này.
Không thể tìm thấy điểm gì giống nhau giữa 2 phiên bản cùng một thế hệ
Qua so sánh ngoại hình và tính năng, các chuyên gia quân sự cho rằng, BrahMos-II chính xác là một bản sao hoàn thiện hơn của loại tên lửa siêu thanh X-51A "Waverider" của Mỹ. X-51A là tên lửa thử nghiệm động cơ phản lực xung áp do Phòng nghiên cứu và thử nghiệm của không quân Mỹ (AFRL) và Cục kế hoạch nghiên cứu quốc phòng cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA). Mục đích của kế hoạch mày phát triển một loại tên lửa động cơ Ramjet có tốc độ vượt khoảng 5 lần so với các loại tên lửa hiện có của quân đội Mỹ, đảm bảo trong vòng 1h có thể tấn công tới bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Cơ bản các loại tên lửa của quân đội Mỹ hiện nay đều có tốc độ hạ âm hoặc chạm siêu âm như vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 (Joint Standoff Weapon) có vận tốc hạ âm 0,86 Mach, tên lửa hành trình Tomahawk cũng chỉ đạt vận tốc 0,8 Mach.
Tên lửa siêu thanh X-51 "Waverider" của Mỹ
Thế nhưng, X-51A đã thử nghiệm 3 lần nhưng chỉ có 1 lần thành công trong khoảng thời gian ngắn và chưa chứng minh được độ tin cậy về động cơ và điều khiển trong hành trình dài, thậm chí nó mới chỉ bay đơn thuần với quỹ đạo bất biến chứ chưa được trang bị bất cứ tính năng kỹ chiến thuật gì, trong khi đó các loại tên lửa siêu thanh của Nga đã thử nghiệm thành công từ những thập niên 90 của thế kỷ trước và sau bây giờ là Ấn Độ. Có người chuyên gia quân sự khẳng định, BrahMos-II chính là nguyên mẫu để X-51A học tập, nên phải nói là "X-51 rất giống BrahMos-II" chứ không phải là "BrahMos-II có ngoại hình tương tự như X-51A Waverider".
Theo ANTD
Nhật tăng cường lực lượng bảo vệ quần đảo Senkaku Những ồn ào xung quanh việc Nhật dự định thành lập lực lượng đặc biệt Senkaku đã chính thức được xác nhận bằng sự kiện Nhật tuyên bố sẽ biên chế 600 quân và 12 tàu chiến cho "Lực lượng chuyên trách Senkaku". Theo tin của "Yomiuri Shimbun", chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ triển khai 600 quân cho lực lượng...