Tìm ‘lối ra’ khu vực sân bay Tân Sơn Nhất Bài cuối: Linh hoạt nhiều giải pháp
Sân bay quá tải bên trong, các dự án giao thông gặp nhiều khó khăn do vướng thủ tục, tình trạng ùn tắc khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn là bài toán khó.
Hiện các cơ quan chức năng, từ ngành hàng không đến sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh, đã triển khai nhiều biện pháp để giải bài toán ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất, từ các giải pháp tình thế đến quy hoạch đến nỗ lực đầu tư hạ tầng kết nối giao thông.
Cầu vượt trên đường Trương Sơn dẫn vào nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất được đưa vào sử dụng đã giảm áp lực giao thông cho khu vực.
Xây thêm nhà xe, bãi đỗ
Nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất được khai thác từ trước năm 1975, qua nhiều lần mở rộng, sửa chữa cải tạo hiện đã xuống cấp. Luồng tuyến giao thông nằm cùng một cao trình cho hành khách đến và đi (ga đến nằm giữa 2 ga đi). Mặt bằng không thay đổi so với trước kia nên thường xuyên xảy ra xung đột luồng tuyến di chuyển của hàng khách bắt đầu từ sân đỗ vào, trong nhà ga và trước nhà ga.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không Miền Nam, công suất sân bay Tân Sơn Nhất là 28 triệu nhưng năm 2019 đã đạt 42 triệu; 7 tháng năm 2022 đã đạt hơn 18 triệu. Các chuyến bay quốc tế chưa hồi phục hẳn nhưng đang tăng dần, nếu hồi phục hẳn sẽ quá tải mặt bằng. Giờ cao điểm, giờ mưa, kể cả giờ bình thường cũng rất đông phương tiện di chuyển vào sân bay. Nhóm phản ứng nhanh rất vất vả, nhất là nút giao Phạm Văn Đồng và nút giao Lăng Cha Cả.
Trước đây vì quá tải bãi xe, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo xây dựng nhà xe TCP (tại ga quốc nội) với một tầng hầm, một tầng lửng và năm tầng cao nhưng hiện cũng đã quá công suất. Mỗi ngày có khoảng 6.600 lượt xe ô tô, có ngày trên 10.000 lượt xe vào nhà xe TCP.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, hiện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng đã đề nghị xây dựng nhà xe tương đương công suất nhà xe TCP đặt tại nhà ga quốc tế. Thực tế, nhà xe TCP đang quá tải, sắp tới hồi phục lại đường bay quốc tế thì nhu cầu tăng cao hơn nữa. Trong khi chờ “giải cứu” từ nhà ga T3 và sân bay Long Thành, kiến nghị cần xây dựng nhà xe lớn tương ứng nhà xe quốc nội để chứa được số lượng xe chờ.
Tại sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay có 17 đơn vị vận tải hoạt động cung cấp dịch vụ gồm 4 hãng taxi, 8 đơn vị cung cấp xe hợp đồng, 2 đơn vị xe công nghệ, 3 đơn vị xe buýt tuyến Vũng Tàu – sân bay Tân Sơn Nhất. Theo Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, trong thời gian cao điểm, các hãng xe đáp ứng được từ 12.000 – 15.000 lượt xe (khoảng 10 – 20% khách). Mai Linh đạt khoảng 2.100 lượt, Vinasun khoảng 3.000 lượt; Grab 3.800 – 4.500 lượt. Tuy nhiên, các hãng xe vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của hành khách.
Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất có hai khu vực đậu xe, đó là gầm cầu ga quốc tế và hầm xe Nhà để xe TCP ở ga quốc nội. Các chuyên gia cho rằng, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cần thêm một nơi chứa xe làm “bãi đệm” cho xe chờ đón khách. Do không có một khu vực bãi xe rộng, các hãng taxi truyền thống, công nghệ, hợp đồng đậu ở ngoài dẫn đến kẹt xe.
Vừa qua, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Tp. Hồ Chí Minh đã đề xuất sử dụng diện tích hơn 1.400 m2 đất trống ở Công viên Gia Định làm bãi xe buýt để giảm áp lực, giải tỏa hành khách cho sân bay. Bên cạnh đó, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã kiến nghị Tp. Hồ Chí Minh dùng khu đất hơn 3.500 m2 phía trước đường Hồng Hà, làm bãi đậu xe để chờ đưa đón khách.
Cùng với xây dựng nhà xe, bãi đậu, một giải pháp được ngành chức năng hướng tới là tổ chức tốt hệ thống xe buýt kết nối sân bay. Gần đây, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã cho các tuyến xe buýt vào đón khách ở làn B tại ga quốc nội; bố trí vị trí điểm dừng và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đón xe tại ga quốc nội.
Ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ (Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh) cho rằng, cần ưu tiên tạo điều kiện cho xe buýt hoạt động tốt hơn trong tình trạng đang thiếu xe taxi, xe hợp đồng. Đơn cử như tuyến 152, dù đã được chuyển điểm đón tại làn B ga quốc nội gần đây, tuy nhiên các chuyên gia cũng đã phân tích rõ, không chỉ vấn đề đặt điểm đón mà cần có làn ưu tiên cho xe buýt trong sân bay để phục vụ tốt hơn cho hành khách.
Video đang HOT
Tại sân bay, hiện có hai 2 tuyến xe buýt trực tiếp kết nối ga quốc nội là tuyến 152 (Khu dân cư Trung Sơn – sân bay Tân Sơn Nhất) và tuyến 109 (Bến xe buýt Sài Gòn – sân bay Tân Sơn Nhất) mới khai trương trong tháng 9/2022; cùng với đó là tuyến xe buýt liên tỉnh sân bay Tân Sơn Nhất – Vũng Tàu.
Ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Sở đang nghiên cứu mở thêm nhiều tuyến xe buýt kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất, kể cả các tuyến xe buýt vòng. Đó là các tuyến vào đón hành khách trong sân bay và vận chuyển ra khỏi sân bay, dừng ở một số trạm xung quanh để hành khách lựa chọn lộ trình tiếp theo. Ngoài ra, hiện một số đơn vị vận tải đề xuất vận chuyển hành khách từ các tỉnh đến sân bay. Sở đang nghiên cứu để tham mưu UBND Tp. Hồ Chí Minh và lấy ý kiến các tỉnh về vấn đề này.
Đẩy nhanh đầu tư các dự án
Theo quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, khi dự án nhà ga T3 được hình thành, kết nối trực tiếp với nhà ga hành khách T1, T2 gồm có đường Trường Sơn hiện hữu; trong khi kết nối trực tiếp với nhà ga hành khách T3 gồm đường trục nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa; các đường 18E, C2 và C12, đường Hoàng Hoa Thám, Thân Nhân Trung, 18E…
Ngoài ra, các tuyến đường khác xung quanh khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất gồm Cộng Hòa, Phạm Văn Bạch, Tân Sơn, Quang Trung và tuyến đường trên cao số 1 đi dọc đường Cộng Hòa… cũng được quy hoạch, cải tạo để hình thành mạng lưới quy hoạch giao thông hoàn chỉnh khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn nhất.
Dự án được kỳ vọng lớn nhất là đường nối Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện, tổng mức đầu tư 4.848 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm của Tp. Hồ Chí Minh, đang được nỗ lực triển khai trong giai đoạn 2020-2024 nhằm đồng bộ với tiến độ nhà ga T3.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh (Ban Giao thông) cho biết, vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đất quốc phòng của dự án. Do đó, Ban Giao thông dự kiến đầu tháng 12/2022 sẽ khởi công gói thầu đầu tiên (phần hầm) ở đầu đường Phan Thúc Duyện, bởi đây là phần đã có sẵn mặt bằng thi công. Các gói thầu còn lại sẽ triển khai trong năm tiếp theo.
“Chúng tôi thực hiện song song, một là phối hợp UBND quận Tân Bình đền bù tái định cư phần đất ngoài đất quốc phòng và hai là phối hợp Bộ Quốc phòng chuẩn bị thủ tục để tiếp nhận đất quốc phòng. Mục tiêu là tháng 3/2023 hoàn tất mặt bằng để tiếp tục thi công đến tháng 8/2024 hoàn thành đường nối Trần Quốc Hoàn, đồng bộ với nhà ga T3, dự kiến khai thác tháng 9/2024″, ông Phúc chia sẻ.
Ngoài ra, các dự án khác cũng đang được Tp. Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ, trong đó dự án cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn dự kiến thi công ngay trong tháng 10 này. Quy mô dự án không lớn, nhưng sẽ mở rộng “nút thắt” dưới chân cầu vượt Cộng Hòa, giảm xung đột giao thông trong khu vực.
Theo ông Lương Minh Phúc, bên cạnh tập trung cho đường nối Trần Quốc Hoàn, Ban Giao thông cũng thực hiện các thủ tục để triển khai mở rộng cửa ngõ phía Tây Bắc là đường Tân Kỳ Tân Quý, Trường Chinh, Phạm Văn Bạch. Ngoài ra, Ban Giao thông cùng Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cập nhật dự báo tình hình giao thông khi nhà ga T3 đi vào hoạt động; nghiên cứu nối kết 3 nhà ga bên trong sân bay; nối kết sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành.
Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cũng đã triển khai nhiều giải pháp trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, nhất là sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với Công an, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, UBND quận Tân Bình và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các nội dung phản ánh tại khu vực sân bay; chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên một số tuyến đường xung quanh khu vực sân bay.
Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng đã thành lập Tổ công tác liên ngành bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Nhóm phản ứng nhanh giải quyết sự cố khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cũng được thành lập, nhằm giải quyết kịp thời các sự cố, xử lý các trường hợp vi phạm, tổ chức giao thông hợp lý cả bên trong và bên ngoài sân bay.
Những giải pháp linh hoạt đã và đang triển khai phần nào giúp sân bay Tân Sơn Nhất “giảm nhiệt” trong tháng 9 này. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, giải pháp căn cơ vẫn là sớm hoàn thành nhà ga T3 và các công trình hạ tầng giao thông kết nối sân bay để tháo gỡ “nút thắt” này.
'Sân bay Tân Sơn Nhất là bộ mặt quốc gia chứ đâu riêng ngành hàng không'
Không thể đổ thừa do thiếu xe để biện minh cho việc khó bắt xe, nạn chèo kéo khách tại sân bay Tân Sơn Nhất bởi TP.HCM không thể thiếu xe.
Ngành hàng không phục hồi ngoài các dự báo, lượng khách trên các đường bay nội địa tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo tình trạng ùn tắc, mất nhiều thời gian bắt xe tại các sân bay lớn, nhất là tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Hết cảnh vác hành lý leo lầu bắt xe
Để tháo gỡ tình trạng ùn tắc, chèo kéo khách, xe dù trá hình làm giá cao khiến khách mất nhiều chi phí, ngày 27-7, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã thực địa khảo sát tình hình khách đi/đến Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất và hoạt động đón, trả khách ở nhà giữ xe TCP tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.
Sau một vòng thực địa quan sát, Thứ trưởng Bộ GTVT đã có các chỉ đạo nóng tại hiện trường. Cụ thể, yêu cầu nhà để xe TCP ngừng đưa xe công nghệ vào đón khách từ tầng 3 đến tầng 5.
Vị lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu lực lượng thanh tra giao quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm để hạn chế tình trạng xe dù, xe công nghệ hoạt động lộn xộn từ nhà xe TCP đến cửa ngõ vào/ra sân bay Tân Sơn Nhất.
Trao đổi với PV lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM khẳng định thành phố quyết tâm tháo gỡ, giải quyết tình trạng ùn tắc, khó bắt xe tại sân bay lớn nhất cả nước. Chính phủ cũng rất quan tâm đến tình trạng ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất và sẽ có cuộc làm việc với thành phố để tháo gỡ.
Khách chật vật bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Vị lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM đánh giá, sân bay Tân Sơn Nhất là bộ mặt của đất nước, là cửa ngõ ngoại giao chứ không chỉ là câu chuyện của ngành hàng không.
Theo lãnh đạo Sở GTVT, không thể đổ thừa do thiếu xe để biện minh cho tình trạng khó bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất, bởi TP.HCM không thể thiếu xe.
Chạy lòng vòng mới đến chỗ đón khách
Trong khi đó, cánh tài xế thừa nhận sân bay Tân Sơn Nhất luôn dồi dào khách bất kể ngày, đêm nhưng họ không mặn mà đón khách tại đây do phải chạy lòng vòng leo lầu, thậm chí vòng xuống nhà để xe TCP rất mất thời gian.
"Anh em chỉ vào bắt khách vào khuya muộn tại sân bay chứ giờ cao điểm rất bất tiện, xếp hàng dài ngoài cửa ngõ rồi chạy lòng vòng" - anh An Bình, một tài xế xe công nghệ nói.
Với chỉ đạo của Bộ GTVT khách hết cảnh vác hành lý đón xe tầng cao. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Đánh giá về tình trạng ùn tắc, khó bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất thời gian gần đây, một lãnh đạo Cảng vụ hàng không miền Nam cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt công suất thiết kế từ 25 triệu khách lên hơn 40 triệu khách/năm.
Khách đông đúc trong khi hạ tầng hạn chế nên xảy ra ùn tắc. Vị này đánh giá chưa khi nào sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều lực lượng để đảm bảo an toàn, an ninh, phân luồng tuyến, chống ùn tắc như hiện nay.
Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc, khó bắt xe vẫn chưa khắc phục trong đó có trách nhiệm của nhà khai thác sân bay, nhà chức trách cấp phép, giám sát các hoạt động vận tải tại sân bay, nhà để xe TCP.
Có 12 hãng xe đón khách sân bay Tân Sơn Nhất
Phía Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, theo tính toán có khoảng 15% khách đến có nhu cầu bắt xe. Nếu có 42.000 khách đến/ngày thì cần 6.300 lượt xe đón khách, còn tăng lên 60.000 khách/ngày thì cần 9.000 lượt xe mới đáp ứng nhu cầu.
Đại diện sân bay cho biết hiện có 12 hãng xe taxi, xe hợp đồng, xe công nghệ đón khách tại sân bay. Để đảm bảo lượng xe đón khách và dẹp nạn chèo kéo khách, sân bay đã làm biên bản thống nhất trong các dịp cao điểm yêu cầu các hãng xe cung cấp đầy đủ số lượng xe để phục vụ khách.
Lực lượng Thanh niên xung phong nhắc nhở xe công nghệ bát nháo bắt khách tại cửa ngõ vào sân bay. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PLO, thời gian qua khách đến sân bay Tân Sơn Nhất đều than phiền tình trạng dòng khách đi/đến lộn xộn chưa có sự phân luồng, gây tình trạng ùn tắc và mất an toàn.
Đáng quan tâm, hành khách mất quá nhiều thời gian để bắt xe, chưa kể phải lòng vòng leo cầu thang, vượt vòng qua nhà để xe TCP mới bắt được xe và tình trạng chèo kéo khách vẫn còn diễn ra dù có nhiều lực lượng an ninh hàng không tuần tra liên tục nhắc nhở và xử lý.
8 dự án gỡ ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sắp được khởi công Các dự án mở rộng, nâng cấp đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất đang được Sở GTVT tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) vừa báo cáo UBND TP.HCM tiến độ thực hiện các dự án giao thông kết nối sân bay Tân...