Tim loạn nhịp do nhậu ngày nghỉ
Nhậu buộc cơ thể phải chịu đựng số lượng lớn các đồ uống có cồn, việc chuyển hóa chúng qua gan và đào thải qua thận sẽ bị chậm lại, kết quả là tim luôn chịu tác động độc tính của rượu bia. Loạn nhịp tim sẽ xảy ra.
Theo tiên si Vu Đưc Đinh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện E Trung ương, sau một thời gian làm việc căng thẳng, cơ thể đã rất mệt mỏi, các cơ quan quan trọng, trong đó có tim, cần được nghỉ ngơi để hồi phục. Vì vậy, trong những ngày nghỉ, nếu chúng ta tiếp tục bắt cơ thể phải làm việc nhiều hơn, phải chịu đựng một số lượng lớn các đồ uống có cồn thì việc chuyển hóa chúng qua gan và đào thải qua thận sẽ bị chậm lại, kết quả là tim luôn chịu tác động độc tính của rượu bia và loạn nhịp tim sẽ xảy ra.
Sướng miệng khổ tim, nên chăng? – Anh: Sgtt.vn
Bac si cho biêt, hội chứng “trái tim ngày nghỉ” chỉ những loại loạn nhịp tim xuất hiện trong ngày nghỉ ở những người trước đó không có tiền sử bệnh tim mạch, cấu trúc và chức năng tim hoàn toàn bình thường. Hội chứng này hay gặp ở người nghiện rượu, người có thói quen uống nhiều rượu bia vào ngày nghỉ và cả ở người khả năng dung nạp rượu bia kém. Loạn nhịp tim ngày nghỉ cũng có sự “đóng góp” của stress, thức đêm, mất nước và điện giải…
Theo ông, co hai cơ chế giải thích tại sao uống rượu bia quá nhiều trong thời gian ngắn gây loạn nhịp tim:
Cơ chế thứ nhất là khi uống một lượng rượu bia lớn, lượng cồn trong máu tăng rất nhanh kích thích cơ thể sản xuất adrenaline và noradrenaline, gây co mạch, tăng huyết áp, kích thích tim đập nhanh, tăng tiêu thụ oxy của tế bào cơ tim.
Video đang HOT
Cơ chế thứ hai là do acetaldehyde (chất chuyển hóa của rượu) là một chất oxy hóa mạnh có khả năng làm tăng các gốc tự do gây thương tổn tế bào và mô. Acetaldehyde cũng làm suy giảm khả năng phosphoryl hóa của ty lạp thể, từ đó làm giảm chuyển hóa tế bào trong đó có tế bào cơ tim. Các ester của axít béo hình thành trong quá trình chuyển hóa rượu cũng làm giảm quá trình phosphoryl hóa của ty lạp thể trong tế bào. Acetaldehyde cũng làm rối loạn sự lưu chuyển canxi giữa trong và ngoài tế bào làm tổn thương cơ tim, làm tăng co thắt mạch vành gây thiếu máu cơ tim, gây loạn nhịp tim.
Một số cơ chế khác cũng được đề cập như viêm cơ tim do rượu, tổn thương trực tiếp màng tế bào, mất cân bằng canxi, kẽm trong và ngoài tế bào, tăng hoạt hóa hệ renin-agiotensin…
Loại loạn nhịp hay gặp nhất là cơn nhịp nhanh trên thất và rung nhĩ hay còn được gọi là loạn nhịp hoàn toàn. Sau khi uống rượu bia, bệnh nhân thấy mệt mỏi, tức ngực, đánh trống ngực, cảm giác đau ngực, chẹn ngực và khó thở. Khám có thể thấy dấu hiệu tim đập nhanh, không đều hoặc loạn nhịp hoàn toàn. Xác định chẩn đoán bằng làm điện tim đồ khi cơn loạn nhịp đang xảy ra. Một số các loại loạn nhịp khác cũng có thể xuất hiện sau khi lạm dụng rượu như ngoại tâm thu, mà bệnh nhân thường cảm thấy tim thỉnh thoảng bỏ một vài nhịp.
Thông thường, tất cả loại loạn nhịp nói trên đều mất đi khoảng 24 giờ sau khi ngừng uống rượu, bia, cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, các chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hoàn toàn.
Vì nguyên nhân chính là rượu bia nên cách phòng tránh tốt nhất là tránh say xỉn trong những ngày này. Các biện pháp tiếp theo là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (bao gồm các vitamin, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B12… các chất điện giải và các yếu tố vi lượng). Uống đủ nước, không hoạt động thể chất quá sức, dành nhiều thời gian thư giãn cũng góp phần làm giảm tỷ lệ loạn nhịp tim.
Theo VNE
Dùng lâu dài vitamin A, C làm trắng da, có tác dụng phụ
Cháu nghe nói các loại vitamin A, C và em có tác dụng làm đẹp và trắng da có phải như vậy không?
Cho cháu hỏi, Cháu nghe nói các loại vitamin A, C và em có tác dụng làm đẹp và trắng da có phải như vậy không? Nếu là vậy thì xin bác sĩ cho cháu biết cách sử dụng và liều lượng dùng của các vitamin đó như thế nào? Khi không dùng nữa thì da của cháu có trở lại như trước khi dùng vitamin không? Nếu dùng lâu dài thì có tác dụng phụ nào không thưa bác sĩ? Xin cám ơn.
(Ngọc Yến, 23 tuôi - TPHCM)
Cháu Ngọc Yến thân mến,
Trong thực phẩm hàng ngày đều có chứa các loại vitamin. Nếu chúng ta ăn uống đầy đủ (đạm, bột đường, béo, rau củ quả) và đa dạng thức ăn (thay đổi và ăn nhiều loại trong cùng một nhóm) vì không có loại thực phẩm nào chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất, thì cơ thể không thiếu vitamin. Cơ thể chỉ cần cung cấp vitamin khi nhu cầu tăng trong các trường hợp: bệnh, ăn uống không đầy đủ.
Vitamin A (vit A) cung cấp từ thức ăn có 2 nguồn :
- Động vật: thịt, trứng, cá, sữa, gan dưới dạng retinol là chủ yếu.
- Thực vật: có trong rau, đậu và trái cây có màu xanh, đỏ, vàng như cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ, rau cải xanh... dưới dạng tiền vit A là caroten. caroten vào cơ thể sẽ biến đổi thành vit A.
Vit A thường được dùng trong phòng và điều trị các bệnh lý mắt do thiếu vit A, bệnh lý da như trứng cá, vẩy nến, vẩy cá, tăng sừng nang lông.
Cần lưu ý khi thừa vit A (do uống quá liều, hoặc do dùng kéo dài liều cao) sẽ gây các triệu chứng như: mệt mỏi, khó chịu, kích động, buồn nôn, ói mửa, da khô, tróc vảy, đau xương, rụng tóc, móng tay giòn, teo thần kinh thị giác gây mù... do đó sử dụng phải đúng chỉ định và đúng liều.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều caroten có thể gây vàng da.
Vitamin C (acid Ascorbic) có hầu hết trong các loại rau cải tươi, trái cây xanh chua như cam, chanh, bưởi,có ít trong thịt. Vit C được dùng trị bệnh Scorbut (bệnh do thiếu vit C), điều trị thoái hóa điềm vàng...
Dùng liều cao vit C đường tiêm có thể gây suy thận nặng, tích tụ oxalat ở thận, loạn nhịp tim.
Để làn da sáng đẹp cần hình thành thói quen ăn uống đúng cách và giữ sức khỏe tốt vì làn da phản ánh sức khỏe của cơ thể. Đó cũng là cách làm đẹp từ trong ra ngoài một cách lâu dài chứ không chỉ dựa vào một vài loại thuốc nào đó.
Theo Alobacsi
Cứu mạng bệnh nhân bằng cách... bơm rượu vào tim Một bệnh nhân ở thị trấn Portishhead gần thành phố Bristol, miền tây nam nước Anh có thể sẽ không tránh được "lưỡi hái của tử thần" nếu các bác sỹ không bơm ethanol vào tim ông. Ông Ronald Aldom năm nay 77 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì bị loạn nhịp tim sau khi bị cơn đau tim tấn công. Một...