Tìm lại Y đức và sự bao dung
Phần trả lời “ nóng” của Bộ trưởng Y tế tại hội trường Quốc hội vừa chốt lại, đã như được “nối dài” thêm bởi hàng loạt ý kiến tiếp tục hỗ trợ ngành y mổ xẻ vấn đề mà theo nhận xét của nhiều bạn đọc là: Có Y đức tức khắc có Bao dung.
(minh họa: Ngọc Diệp)
Không thể… xuống hạng
Cũng đã có một số bình luận của những bạn đọc tự giới thiệu là người của chính ngành y lập luận rằng: thời nay đừng nên nói tới hai từ Y Đức nữa bởi không thể buộc những người thầy thuốc chỉ có tận tụy phục vụ mà không lo cho cuộc sống hiện tại và tương lai, trong khi họ cũng chỉ là những con người không thể phải ngoại lệ với guồng quay xã hội. Song nói vậy xem ra có vẻ như vẫn giữ cách tư duy: dễ ta, khó người hoặc nói cách khác là chỉ muốn dân bao dung với cán ngành y tế, đối lại những căn bệnh của ngành y cứ… để nguyên???
“Nhân dân, cử tri hay các đại biểu Quốc hội chất vấn, tôi tin cũng chỉ là để Bộ trưởng (BT) thấy rõ được những yếu kém của ngành. Qua đó mong muốn BT tìm ra giải pháp xử lý các tiêu cực, yếu kém đó chứ không phải là để kết tội. Vì vậy tôi nghĩ, BT nên có ngay những hành động thiết thực để sớm làm trong sạch lại ngành y…” – An Le: anledac@gmail.com
“… Y đức giờ đây hình như không còn mấy khi thấy nữa, còn thế nào là Y đức thời nay thì có lẽ chỉ có trong ngành y mới hiểu. Còn chúng tôi đi từ trạm xá xã đến các bệnh viện gần như toàn gặp… bức xúc. Khổ tâm quá, BT ơi! Mong BT cùng cả ngành y xắn tay lên tìm lại cho dân chúng tôi 2 chữ Y đức” – Chinh: chinhpk2@gmail.com
“BT nói “tăng cường y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của y tế tuyến dưới… để tiến tới nâng cao y đức hơn nữa”? Y đức phải được nâng lên hàng đầu chứ. Thời xưa thiếu thốn mà y đức của những vị thầy thuốc đâu có tệ hại như bây giờ? Theo tôi, cái cần nâng cao trước hết là Y đức chứ chưa phải là nâng cao chất lượng này nọ…” – Trịnh Vũ Long: westlife099@gmail.com
Video đang HOT
“… Đúng là ngành y ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nên cần tuyển chọn kỹ càng, cũng nên cho hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt. Nhưng khi sai phạm thì phải phạt thật nặng, thậm chí phải chịu những mức án cao nhất mới mong tình hình khá lên được” – Quoc Nam:quocnam@gmail.com
“Làm sao có thể chấp nhận lời thỉnh cầu của BT đây, khi đã có nhiều sản phụ bị chết oan, có bao nhiêu sự đau đớn, khốn khổ của các bệnh nhân vì không lo đủ phong bì cho y bác sĩ. Lại còn những vụ cán bộ ngành y câu kết với người bán thuốc để kê đơn bừa bãi nhằm tư lợi … Sự thiếu trách nhiệm của ngành y tế dẫn đến bao nhiêu sữa công thức nhập ngoại biến thành thực phẩm chức năng, rồi tăng giá vù vù nhằm tự lợi gây khốn khổ cho bao nhiêu cháu nhỏ sơ sinh Việt Nam…???” – Hoàng Phượng: Hphuong@mail.com
“Chúng ta đã có quá nhiều ưu đãi cho ngành y. Nhưng sự kiểm soát, kiểm tra lại không được chú trọng nên đã có nhiều nơi, nhiều y bác sĩ làm liều, bất chấp tất cả chỉ cốt sao cho kiếm được nhiều tiền. BT nên ra ngoài và lắng nghe người dân nói gì về ngành y nhiều hơn. Phải siết chặt hơn nữa các khâu quản lý ngành y, nhất là vấn đề Y đức. Kể cả việc khám chữa bệnh và dịch vụ ở khu vực tư nhân là do thỏa thuận, cũng nên xây dựng văn bản quy định chặt chẽ về trách nhiệm của y bác sĩ và biểu giá sàn, giá trần cho từng loại dịch vụ. Biểu giá này nên được công khai trước phòng khám. Hiện nay tình hình có vẻ như vô tội vạ, bác sĩ muốn “chặt chém” bao nhiêu cũng được. Chính vì không quản lý được nên dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân mới mọc lên như nấm với mục đích chính là: bác sĩ phải có nhiều tiền! Lẽ nào tiền có thể làm LU MỜ TẤT CẢ (giá trị)?” – Trinh Thuy: thuy30475@gmail.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Không thể và có thể
Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vẫn được nhấn mạnh trong đại đa số ý kiến bạn đọc dù ai cũng hiểu rằng không thể “vơ đũa cả nắm”. Song qua đó để thêm một lần nữa thấy rõ tầm quan trọng của Y đức trong ý nghĩa của mặt phải, hiện đang rất lu mờ so với những căn bệnh đang hoành hành phía mặt trái của ngành y hiện nay:
“Làm gì cũng nên vừa phải, một người gây ra bắt cả bộ máy phải chịu hình thức kỷ luật cũng chưa hẳn là tốt. Nếu như vậy lần sau có vụ tương tự thì có khi tất cả sẽ hợp lực để ém xuống, khi đó còn nguy hiểm hơn!” – Nguyễn Đức Nguyệt: nguyet_informatic@yahoo.com
“Lý giải như vậy thì dễ vô cùng, nhưng bản thân tôi là bệnh nhân được đưa đến vài bệnh viện khác nhau và đã không ít lần chứng kiến cảnh y bác sĩ vô tâm, quan liêu với bệnh nhân và cả người thân bệnh nhân….Đa số y bác sỹ đều vô tâm hơn thế. Tôi từng bị bác sĩ nữ nói những lời khiến tôi quá sốc, họ còn nhục mạ cả người thân của sản phụ bằng những lời lẽ kinh khủng…” - Hồ Tịnh: hotinhvn@gmail.com
“Trong lịch sử chưa bao giờ ngành phải tổ chức hàng trăm lớp học cho hơn 6.000 cán bộ y tế về y đức”… – Tôi nghĩ đã là cán bộ ngành y thì phải thuộc Y đức rồi. Đến bây giờ phải tổ chức học lại những gì đáng lẽ phải thuộc từ lâu, đó không phải là thành tích. Làm sao cử tri có thể bao dung được với ngành y khi mà người dân vào viện, nếu không có tiền thì nói chung là… khó sống lắm?” – Hoàng Hải: hoanghai15390@gmail.com
“Mong các cán bộ đầu ngành y tế hãy nhìn vào thực tế, xem người dân kêu ca như thế đã đúng chưa? Nếu không đồng nhất với quan điểm của người dân, xin các vị hãy đi thực tế nhiều hơn thì mới nắm được hết mọi vấn đề dân đã nêu… Chứ cứ để tình trạng dân bức xúc, ca thán, mất lòng tin như thế này thì đất nước còn lâu mới phát triển được!” – Vũ Tiến Quỳnh: quynhcdl@gmail.com
“Dân chúng tôi cũng muốn bao dung lắm, nhưng nên làm thế nào đây trước các vụ trẻ sơ sinh bị chết một cách oan ức vì những mũi tiêm chủng? Những sản phụ tử vong cùng với thai nhi chưa kịp chào đời… Rồi những hành động vô cảm của y tá, bác sĩ đối với bệnh nhân khi chưa có phong bì “dọn đường”.. Là những người đứng đầu ngành y, mong các vị giới chức hãy chứng tỏ trách nhiệm của mình trước hết bằng các giải pháp không để cho đạo đức ngành y xuống cấp như vậy nữa…” – Kien Giang: giangvokien87@yahoo.com.vn
“Tôi thấy cái quan trọng nhất của vấn đề ở đây là cơ chế và sự quản lý của Bộ Y tế còn kém. Bản chất nhiều người trong ngành y hiện nay cũng được thể hiện qua sự nghiêm khắc hơn khi tuyển đầu vào, sao cho để họ trở thành các y bác sĩ chân chính. Phải thay đổi để chính môi trường nơi làm việc không còn dần biến họ thành ngày càng nhẫn tâm như hiện nay…” – Thuc Tinh: thuctinh@yahoo.com
“Là những người đứng đầu ngành, mong lãnh đạo Bộ Y tế nên làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình thông qua những hình thức quản lý sao cho có hiệu quả. Chứ tôi nói thật: nghành của BT đang vô cùng rối ren, người dân vào viện mà không có tiền cho bác sỹ và y tá thì… thôi rồi. Đó là hình thức THAM NHŨNG trắng trợn và thiếu đạo đức!” – Xuân Ngọc Nguyễn: xuanngoc87yb@gmail.com
Cũng về sự liên hệ giữa Y đức với sự Bao dung, Nguyễn Văn Đại nguyenquangdai81@gmail.com nhắn gửi:
“Bao dung với người bệnh, tự nhiên họ sẽ bao dung với mình. Y đức cần đi đôi với biện pháp mạnh, thậm chí xử lý nghiêm hoặc đuổi khỏi ngành y, cấm vĩnh viễn hành nghề, vì đây là tính mạng của nhân dân!”
Kiều Anh
Theo Dantri
Hơn 150 sản phụ tử vong trong 9 tháng
Theo Bộ Y tế, trong 9 tháng năm 2013 có 157 sản phụ tử vong do tai biến sản khoa (trong năm 2012 có 289 ca tử vong sản phụ được thống kê).
Con số sản phụ tử vong gây sốc dư luận (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân các ca tử vong do bệnh lý của sản phụ (tim mạch, gan phổi), tắc mạch ối, sản giật, tiền sản giật, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn.
Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân do tắc mạch ối năm 2012 là 41 ca (chiếm 22%) và 9 tháng năm 2013 là 19 ca (18%). Bộ Y tế cũng cho biết qua giám sát hỗ trợ sinh sản tại nhiều địa phương phát hiện quy trình vô khuẩn tại các cơ sở y tế còn hạn chế.
Hầu hết các khoa sản chưa bố trí phòng sinh quy trình một chiều, nước rửa tay chưa được xử lý, dụng cụ làm sạch không tập trung. Đặc biệt tại tuyến xã quy trình vô khuẩn còn nhiều thiếu sót.
Theo Xahoi
Vụ 'mang quan tài đến nhà phó giám đốc bệnh viện': Công an sẽ khởi tố vụ án Cơ quan công an tỉnh Thanh Hóa đang tập trung điều tra vụ mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Xuân, (ngụ tại xã Thiệu Phúc, H.Thiệu Hóa, Thanh Hóa) chết trên bàn đẻ. Cái chết của mẹ con sản phụ Xuân gây bức xúc cho gia đình và người dân H.Thiệu Hóa (Thanh Hóa) - Ảnh: N.M Chiều 24.10, trao đổi với Thanh...