Tìm lại vó câu trường đua
Đoàn ngựa đang băng băng trên đường đua, người đàn ông ngồi bên dải băng ngăn cách nhấp nhổm hồi hộp theo dõi từng bước chạy của ngựa.
Cú nước rút về đích ngoạn mục
Rồi ông nhảy cẫng lên sung sướng vì con ngựa của mình về đích đầu tiên, dù đây chỉ là cuộc đua phong trào, diễn ra tại một bãi đất ở huyện Đức Hòa, Long An.
Sau hơn hai năm đóng cửa trường đua Phú Thọ (TPHCM), nhiều người nuôi ngựa đua vẫn đau đáu với những kí ức về một thời vàng son. Bỏ qua những vất vả, khó khăn của cuộc sống hiện tại, gương mặt các chủ ngựa trở nên sáng hẳn khi được hỏi về chuỗi ngày ăn ngủ cùng ngựa.
Muốn nghèo, nuôi ngựa
“Ngày còn trường đua Phú Thọ, tôi được đài truyền hình Nhật Bản qua quay phim vì nuôi được loại ngựa cao lớn mà chỉ nước ngoài mới nuôi được. Nhiều năm ngựa đua của tôi luôn đoạt được giải cao. Thời đó ngựa của tôi là số một đấy…” , ông Lê Văn Nhiệm (69 tuổi, TPHCM), nói.
Ông Nhiệm bảo, để nuôi được một con ngựa đua tốt, người ta phải tốn nhiều công sức và chỉ những người thực sự đam mê mới bám trụ được với cái nghề này. Ngựa 3-4 tuổi là có thể đưa đi đua, mỗi con có thể đua tới 15 năm. Ngựa sung sức nhất là từ 6 đến 8 tuổi. Sau khi hết tuổi đua, những con ngựa tốt sẽ được dùng để phối giống, tuổi đời ngựa có thể kéo dài tới 30 năm. “Để ngựa đua được khỏe và bền, hằng ngày phải cho ngựa tập chạy, lội bùn… Mỗi con ngựa trưởng thành mỗi ngày ăn ít nhất cũng 10kg lúa, ngoài ra còn phải tiêm thuốc tăng lực, tắm rửa vệ sinh đề phòng bệnh tật”.
Chuẩn bị cho cuộc đua.
Những gia đình nuôi ngựa ở huyện Đức Hòa, Long An đều có truyền thống lâu đời, có những người cả đời tìm kiếm các “bí kíp” để con ngựa của mình được to, cao. Thông thường, ngựa Việt Nam nhỏ và thấp hơn ngựa nước ngoài nên khi đưa ra đua thì thường yếu thế. Vì vậy, những người có tâm huyết đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tìm cách nâng cao chất lượng ngựa Việt Nam.
“Gia đình tôi có truyền thống năm đời nuôi ngựa đua, lúc trường đua Phú Thọ còn hoạt động tôi có 29 con, bầy ngựa đua của tôi có tiếng ở Việt Nam. Từ khi trường đua đóng cửa, tôi cố giữ ngựa nhưng không được, kinh tế gia đình quá khó khăn. Bây giờ cả đàn ngựa chỉ còn một con, đau xót lắm…”, ông Nhiệm nói.
“Ở Việt Nam, bầy ngựa của tôi là lớn nhất và con ngựa cho vai diễn Quang Trung là con ngựa lớn nhất Việt Nam mà tôi có vào thời điểm đó. Mà vua thì phải cưỡi con ngựa lớn nhất, mạnh nhất” Ông Lê Văn Nhiệm
Cũng như ông Nhiệm, ông Nguyễn Bửu Trí (72 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM) đã bỏ ra gần như cả cuộc đời để nuôi ngựa. Hiện tại ông đang nuôi 11 con. Trong buổi đua ngày 22/12/2013 ông cho 6 con ngựa đua ở hai nhóm 6 và nhóm 7 – 8 (hai nhóm ngựa lớn nhất).
Video đang HOT
Ông Trí cho biết, ngựa đua được chia làm nhiều nhóm từ nhỏ đến lớn. Các loại ngựa nhỏ nhất được xếp vào nhóm 1, 2, 3; ngựa lớn hơn thuộc nhóm 4, 5; tiếp theo là nhóm 6; ngựa lớn nhất được xếp vào nhóm 7, 8. Nhóm ngựa lớn thường cao hơn nhóm nhỏ khoảng 3 – 4 cm. “Ở Việt Nam thì chia ra nhóm nhỏ vậy cho nó công bằng, tạo cơ hội cho những con ngựa nhỏ hơn chứ nước ngoài thì chỉ có một nhóm, ngựa ai nhỏ thì phải chịu”, ông Trí nói.
Từ khi trường đua đóng cửa, dân nuôi ngựa ở TPHCM cũng như ở Long An rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Những con ngựa đua có giá cả trăm triệu đồng bỗng nhiên trở thành ngựa thịt chỉ bán được chục triệu. Bán thì không nỡ mà nuôi thì không có vốn vì không đua thì những con ngựa này không thể làm gì được ngoài bán thịt. “Người nuôi ngựa đau khổ nhất là phải đem ngựa ra giết thịt hay bán”, ông Nhiệm nói.
Huyện Đức Hòa thời còn trường đua có đến 4.000 con ngựa. Nhà nhà nuôi ngựa đua nhưng từ khi đóng cửa đến nay, số lượng ngựa giảm xuống chỉ còn khoảng hơn 300 con. Nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, tán gia bại sản vì món nợ ngân hàng lên hàng trăm triệu đồng. Từ đó người dân truyền nhau câu vè: “Muốn giàu thì nuôi cá, muốn khá thì nuôi tôm, muốn nghèo thì nuôi ngựa”.
Ngựa đua vào phim
Bầy ngựa gần 30 con của ông Nhiệm từ ngựa đua đã từng trở thành những chú chiến mã hùng dũng trong bộ phim Tây Sơn hào kiệt. Lúc trường đua Phú Thọ còn mở cửa, hằng ngày đích thân ông đưa ngựa ra bãi cỏ cho nó ăn và quan sát kĩ lưỡng.
Sửa móng cho ngựa trước cuộc đua.
“Tôi thấy những bãi cỏ xanh rờn, non mơn mởn nhưng ngựa không ăn mà lại ăn những bãi cỏ khô cằn, héo úa. Ngay lập tức những câu hỏi ấy hiện lên trong đầu và tôi đánh dấu những bãi cỏ đó. Đến tối, khi mọi người đi ngủ hết, tôi mới đem đèn pin ra nằm xuống mà quan sát, tìm hiểu tại sao. Cuối cùng tôi rút ra rằng đám cỏ khô kia có những loài kí sinh bám vào và nó là nguồn năng lượng cho ngựa. Từ đó tôi bỏ công nghiên cứu và nuôi được con ngựa lớn nhất Việt Nam”, ông Nhiệm kể.
Trường đua đóng cửa, bầy ngựa của ông Nhiệm được đưa về Củ Chi (TPHCM) và Long An nuôi dưỡng. Khi đoàn làm phim Tây Sơn hào kiệt về tìm ngựa đóng phim, ông sẵn sàng ngay. “Một bộ phim về lịch sử Việt Nam mà đặc biệt là phim về vua Quang Trung thì không thể để những con ngựa nhỏ, ngựa yếu tham gia được”.
Dù biết cho ngựa của mình tham gia làm phim sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng nhưng ông Nhiệm vẫn đồng ý cho mượn vì ngoài ông ra không ai có đàn ngựa đẹp như thế. “Ở Việt Nam, bầy ngựa của tôi là lớn nhất và con ngựa cho vai diễn Quang Trung là con ngựa lớn nhất Việt Nam mà tôi có vào thời điểm đó. Mà vua thì phải cưỡi con ngựa lớn nhất, mạnh nhất”, ông Nhiệm nói.
Khi cho đoàn làm phim mượn bầy ngựa, ông Nhiệm đã cất công đi theo từ khi bắt đầu bấm máy đến khi kết thúc phim để chăm lo từng miếng ăn, ngụm nước của ngựa.
Sau khi bộ phim hoàn tất, bầy ngựa của ông bắt đầu đổ bệnh, chết dần, kể cả con ngựa lớn nhất Việt Nam. “Nhìn bầy ngựa của mình lần lượt lâm bệnh chết mà tôi như người mất hồn, cắt từng khúc ruột. Con ngựa yêu quý nhất cũng chết, đến giờ này tôi chỉ còn con duy nhất nhưng tôi sẽ nhân giống và tìm lại bầy ngựa hùng dũng ngày xưa”. Tìm lại vó câu
Sau hơn 2 năm đóng cửa trường đua Phú Thọ, những người tâm huyết với nghề đua ngựa đã họp lại với nhau tìm cách phục hồi lại nghề đua ngựa.
Họ bỏ công sức làm hồ sơ xin phép các cơ quan chức năng, tìm đến các chủ ngựa vận động tham gia ủng hộ. Trong đó, ông Baudron (tự ông Sáu, Việt kiều Pháp) là người trực tiếp đến từng gia đình nuôi ngựa để vận động.
“Nghề đua ngựa đã có ở Việt Nam hàng chục năm, đem lại không ít lợi ích về mặt kinh tế cho người dân thì tại sao không tìm cách phục hồi lại”, ông nói. Cuộc đua thử ngày 22/12/2013 tại một bãi đất ở xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, Long An dự kiến xây trường đua ngựa đã gieo hi vọng vào lòng những người tâm huyết với nghề.
Ông Sáu bảo, “tuy giải không lớn nhưng khi nghe nói có tổ chức đua ngựa, nhiều người vui lắm. Ai cũng muốn tham gia cho dù đường xa cỡ nào đi nữa. Có người thanh niên mới hơn 20 tuổi cũng dắt con ngựa từ TPHCM đi từ 4 giờ sáng đến đây để tham gia”.
Ông Nguyễn Văn Đức, Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Đức Hòa kiêm trưởng ban tổ chức cuộc đua ngựa thử cho biết: “Hiện nay đang đề nghị thành lập ban vận động đua ngựa huyện để đưa sân chơi mới đến với người nuôi ngựa. Nghĩ lại, huyện Đức Hòa từ 4.000 con ngựa đua giờ đây chỉ còn 377 con, số ngựa đua trên chủ yếu bị người dân bán làm thịt vì không nuôi nổi mà xót. Để nghề đua ngựa được tổ chức một cách quy củ, hiện nay những người đua ngựa đang thành lập hội ngựa đua huyện Đức Hòa”.
Ông Lý Thanh Thuận, giám đốc công ty Đức Thuận (Long An), người cho mượn đất để tổ chức cuộc đua cho biết, để có trường đua cho ngựa, ông đang xin phép để xây dựng trường đua tại đây. Ông Thuận nói thêm, ông thuê nhà thiết kế chuyên nghiệp của Pháp thiết kế kiến trúc trường đua, chỉ cần đợi Chính phủ cho phép là xây dựng ngay.
Theo Ngô Bình
Chuyện đời của sư cô từng là bạn với trùm Năm Cam
Câu chuyện ẩn khuất phía sau lớp áo nâu sòng về sư cô Thích Nữ Diệu Thiện.
Sư cô Thích Nữ Diệu Thiện tình nguyện theo học y học cổ truyền khám bệnh miễn phí cho người nghèo.
Cô xuất thân trong một gia đình quan lại cuối triều đình Bảo Đại và trải qua thời thơ ấu đầy biến động.
Ba mùa thu một định mệnh
Chúng tôi tìm đến tịnh thất An Nhiên (ngụ xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) mà người dân nơi đây thường gọi bằng cái tên thật bình dị, chùa Lá, nằm bên bờ kênh Xáng hiền hòa. Tiếp chuyện với chúng tôi trong gian phòng khách nhỏ đơn sơ, sư cô Thích Nữ Diệu Thiện (tục danh Lê Thị Sự) bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình bằng những dòng ký ức về một gia đình "trâm anh thế phiệt".
Vào ngày sinh nhật tròn 7 tuổi, cô bé Sự được mẹ gọi đến bên chiếc giường tre cũ kỹ. Mẹ cô chầm chậm kể lại ký ức hé lộ thân thế hoàng tộc của gia đình. Ông ngoại cô khi đó là quan thượng thư đầy quyền lực. Mẹ cô là một tiểu thư đài các kiêu sa có phu xe đưa đến trường học tiếng Tây. Một buổi chiều tan trường, anh phu xe bất cẩn để trượt chân, mẹ cô văng ra khỏi cỗ xe ngã nhào xuống đường. Lúc đó, một anh thanh niên đi xe đạp cùng đường vội vã dừng lại dìu mẹ cô vào ngồi xuống gốc cây ven đường. Chiều ngày hôm đó, ông ngoại cô cho anh phu xe xơi một trận đòn bầm dập vì tội không cẩn thận.
Trong một lần đi lễ chùa, mẹ cô bất cẩn rơi xuống nước khi thuyền vừa cập bến. Mẹ cô được mọi người cứu lên bờ. "Lúc đó, một chàng thanh niên chen vào khoác lên người mẹ tôi chiếc áo Măng - tô và lấy khăn mùi xoa thấm những giọt nước đọng lại trên tóc và lau mắt cho mẹ. Mẹ ngạc nhiên nhận ra đó chính là chàng thanh niên hôm nào. Tình yêu giữa hai người chớm nở cũng trong mùa xuân ấy", sư cô kể lại.
Cuộc đời không dệt gấm thêu hoa. Tình yêu giữa mẹ cô và chàng thanh niên ấy cũng đến lúc không giấu được gia đình. Ông ngoại cô cho người theo dõi. Biết chuyện, ông "cấm cung" và mời thầy về tận nhà để dạy học cho mẹ. Đồng thời, ông cho người điều tra lai lịch chàng thành niên đem lòng yêu mẹ cô. Hóa ra, chàng thanh niên đó là giao liên cách mạng chống Pháp. Thân phận bại lộ, anh tham gia vào đoàn quân kháng chiến chiến đấu ở chiến trường Điện Biên. Kết quả mối tình đầu giữa cô tiểu thư nữ sinh và anh giao liên ấy là bào thai dần rõ hình hài trong bụng. Bà ngoại cô thương con gái nên lén đưa mẹ về quê Hà Đông sinh nở.
Thời gian sau, anh giao liên trở lại tìm cô tiểu thư đài các hôm nào. Họ đến với nhau và xây dựng mái ấm gia đình. Nhưng hạnh phúc thật ngắn ngủi. Mùa thu năm 1950, cha cô vĩnh viễn ra đi sau một cơn sốt rét (di chứng của những năm chiến đấu trên chiến trường Điện Biên). Lúc đó, cô chỉ là một bào thai sáu tháng còn nằm trong bụng mẹ và anh trai cô tròn năm tuổi.
Khi Hiệp định Geneve được ký kết, ông ngoại cô chạy theo Pháp bỏ lại gánh nặng gia đình cho bà ngoại lo toan. Sư cô nhớ lại: "Sợ bị đánh tư bản, bà gom góp của cải gia đình đùm túm đưa con cháu vào Nam theo chuyến tàu di cư năm 1954. Bà ngoại thuê hẳn một căn phòng tại một khách sạn nằm trên đường Tự Do cạnh bến Bạch Đằng để ở. Một năm sau, công việc hùn hạp làm ăn với mấy người bạn bị thua lỗ. Gia đình phá sản. Quá đau buồn, bà ngoại tôi qua đời vào một ngày cuối thu năm 1956".
Mẹ cô, một tiểu thư quyền quý chưa từng biết gì về lao động nay phải dần tập tành buôn gánh bán bưng, vật lộn cùng sương gió kiếm sống. Lại một mùa thu cây trút lá vàng (một năm sau ngày ngoại bà mất), cô đau đớn nhìn mẹ nằm liệt trên giường bệnh. "Mẹ nắm chặt tay hai anh em tôi trăng trối. Sau này khi đất nước hòa bình, các con về quê cha ở Phủ Lý (Hà Nam) và quê mẹ ở Hà Đông tìm lại họ hàng nội ngoại để khỏi bơ vơ. Rồi bà trút hơi thở cuối cùng bỏ lại anh em tôi côi cút giữa cuộc đời đầy chiến tranh, loạn lạc", sư cô bùi ngùi.
Tuổi thơ "không gia đình"
Mẹ qua đời, anh em cô trôi nổi và đối diện với bao cám dỗ giữa biển đời ô trọc. Nhà nghèo lại mồ cô nhưng anh em cô vẫn đến trường theo di nguyện trước lúc lâm chung của mẹ. Ngày hai buổi, cô cùng anh trai đến trường Mến Thánh Giá (dòng tu Thiên Chúa Giáo) để tìm giấc mơ con chữ. Thời đó, một số nhân viên làm trong hiệu thuốc tây La Thành Nghệ (nằm trên đường Tự Do, gần nhà thờ Đức Bà) thấy anh em cô mồ côi nhưng hiếu học nên thường mua sách vở khuyến khích anh em cô.
Hai anh em bắt đầu lao vào cuộc sống. Không ít lần cô và anh trai "đụng độ" với băng nhóm trẻ bụi đời để giành giật chén cơm. "11h đi học về, tôi bám theo anh sang đường Hai Bà Trưng lãnh báo về bán. Thời đó, tôi tờ nhật báo Ahiurdhui của Pháp, chiều tiếp tục đến lớp, nếu còn báo thì 17h tan học về bán tiếp. Ngày chủ nhật thì bán tờ Nebdomanlaie. Năm 1963, tôi chuyển sang bán tờ Time và New Week của Mỹ. Thời gian đó, tứ đại thiên vương trong giới giang hồ chỉ là những anh thanh niên 13, 17 tuổi. Đại - Tỳ - Cái - Thế, Lâm Chín ngón đều tập trung tại rạp hát Cathay và rạp Nam Việt ăn cơm gánh Bà Tốn (5 hào/ đĩa). Buổi tối bán hết báo, anh tôi nhập băng anh Đại (Đại CaThay), anh Lâm ăn nhậu, binh xập xám, chơi sì phé và đánh lộn", sư cô nhớ lại.
Thuở nhỏ, cô thường ăn vận như một thằng con trai. Cô chơi đá banh vật lộn với Năm Cam tại Cầu Bông. Lúc đó, Năm Cam chỉ là một tên "tà lọt" đi theo Bảy Si, chủ sòng bài ở Cống Lấp gần chợ Xóm Chiếu (Quận 4). Buổi tối cô đi học võ Thiếu Lâm ở lò Huỳnh Tiền để tự vệ. "Một lần đi ngang xóm Phông Tên Nước ở quận 4, bọn em út của Năm Cam thấy tôi mặc đồ võ nên rượt đánh. Tôi và ba đứa nữa đánh bọn nó bỏ chạy. Chuyện đến tai, Năm Cam mới thách đấu với tôi. Hai bên thỏa thuận chơi với nhau theo kiểu anh hùng, chọn người ra đánh tay đôi, không ỷ đông hiếp yếu. Lúc đó, Năm Cam chỉ điểm tôi phải đánh với ổng. Ngày xưa, con nít đánh nhau rất dễ thương, hễ người nào quật ngã đối phương không thể đứng lên thì coi như mình thắng. Lần đó, tôi thắng Năm Cam. Đánh xong, hai bên bắt tay làm hòa, dẫn nhau ra quán nước, tâm sự. Đó là vào năm 1961", sư cô hồi tưởng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, cô vui mừng khôn kể cứ ngỡ vợ chồng sẽ chí thú làm ăn cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Không ngờ đến năm 1978, đường tình duyên đứt đoạn. Cô ôm bốn đứa con thơ về vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân. Còn anh cô cũng trôi về vùng kinh tế mới sông Bé rồi trở về Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) và mất ở đó. Cô làm đủ thứ việc để nuôi con: Trồng mía đường, trồng cừ tràm, đi bán chất đốt, đi làm quán nhậu, làm cò đất và cuối cùng là nhân viên nhà hàng karaoke. Các con lớn lên và thành đạt đúng như lời ước nguyện, cô nương nhờ cửa phật tìm trong thanh tịnh để quên đi sóng gió cuộc đời.
Hiến dâng hạnh phúc cho người
Hòa bình, chồng cô nghe lời đường mật của vợ một viên sỹ quan chế độ cũ trốn đi vượt biên nhưng không thành. "Hai người bị bắt đưa đi cải tạo hai năm. Gánh nặng gia đình đè lên vai, tôi vừa lo cho đàn con thơ dại vừa nuôi chồng trong trại cải tạo. Khi hai người trở về, tôi tình nguyện bế con ra đi để nhường hạnh phúc lại cho người ta...", sư cô tâm sự.
Từng từ chối lời mời "nhập bọn" của Năm Cam
Cuộc đời vốn nhiều ngã rẽ. Năm 1965, anh cô bị bắt quân dịch còn cô đã là một thiếu nữ. Công việc bán báo không còn phù hợp. Một người hàng xóm đã giới thiệu cô vào trong nhà hàng Thanh Bạch (đường Lê Lai gần nhà thương Sài Gòn) làm nhân viên pha chế. Hai năm sau, cô lập gia đình với một người cùng cảnh ngộ cũng mồ côi cha mẹ làm chung nhà hàng. Từ đó, tôi không còn giao du với băng nhóm côn đồ bên ngoài. Cô kể lại: "Khi tôi vô làm trong nhà hàng thì không còn qua lại thân thiết với Năm Cam nữa. Nhưng chuyện của ổng, ít nhiều tôi cũng nghe và biết rõ vì sao Năm Cam có được uy tín trong giới giang hồ lúc bấy giờ. Năm đó, Nha tổng vây bắt sòng bạc, ông Bảy Si bị kêu án 3 năm tù giam. Năm Cam đứng ra nhận và bị tù hơn hai năm thì được ân xá. Vì ơn nghĩa đó, Bảy Si gả em gái và giao sòng bạc cho Năm Cam trông coi. Từ đó, Năm Cam khuếch trương thế lực và chính thức đi vào con đường giang hồ "chuyên nghiệp". Sau đó, Năm Cam cũng đến thăm tôi hai, ba lần và ngỏ ý mời tôi nhập bọn nhưng tôi không đồng ý".
Theo Xahoi
Những vụ án rúng động chốn pháp đình Tình nghi người yêu có bạn trai mới, không có tiền đi thăm vợ mới sinh con hay chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong khu nhà trọ, hung thủ đã xuống tay dã man khiến 3 người thiệt mạng. Giết người yêu vì ghen tuông Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Anh Tuyến (24 tuổi ở quận Phú Nhuận) có mối quan...