Tìm kiếm “vũ khí mới” chống lại sự kháng thuốc

Theo dõi VGT trên

Vi khuẩn và virus đã trở nên “thông minh” hơn, trong khi một số bệnh dường như đe dọa quay trở lại.

Với những nỗ lực và nhiều thử nghiệm thất bại trong cuộc đua chống lại các bệnh nhiễm trùng, loạt phóng sự “Những người săn đuổi dịch bệnh” của CNA đã cho thấy, những khám phá về các phương pháp điều trị mới lạ và sắp công bố.

Tìm kiếm vũ khí mới chống lại sự kháng thuốc - Hình 1

Một nghiên cứu sẽ tiến hành thả muỗi Aedes aegypti ( muỗi vằn) biến đổi gene vào tự nhiên để giảm thiểu và cuối cùng loại bỏ sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: AFP

Phát hiện bất ngờ về gián

Nhắc đến gián, nhiều người có thể thấy ghê tởm và sợ hãi. Naveed Khan của Đại học Sharjah Hoa Kỳ ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất cho rằng, loài dịch hại gia đình này là nguồn gốc của một loạt các hợp chất tiêu diệt vi khuẩn tiếp theo.

“Gián đã tồn tại hơn 300 triệu năm. Những loài này đã rất thành công trong việc thích nghi và tiến hóa nên chúng phải có một thứ gì đó, một số phân tử bên trong cơ thể chúng để bảo vệ chúng chống lại các bệnh truyền nhiễm” – ông Naveed Khan nói.

Vị giáo sư này đã “trúng số độc đắc” khi hàm lượng tế bào trong não của gián tỏ ra hiệu quả chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA) siêu kháng methicillin. Siêu vi khuẩn này dễ gây nhiễm trùng và kháng nhiều loại kháng sinh. Ông phát hiện ra rằng, “chỉ ít hơn 5 microgram” hỗn hợp chất có thành phần não gián đã tiêu diệt hơn 1 triệu vi khuẩn MRSA, “tỉ lệ tiêu diệt là 100%”.

Phát hiện trên của ông là một trong những nỗ lực của cộng đồng các nhà khoa học và bác sĩ toàn cầu, những người đang chống lại mối đe dọa sức khỏe ngày càng tăng: Nhiều vi khuẩn gây bệnh đã trở nên kháng thuốc kháng sinh và một số ký sinh trùng đã kháng lại các loại thuốc khác.

Nếu các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mới không được cung cấp nhanh chóng, những căn bệnh này có thể phát triển thành những thảm họa sức khỏe toàn cầu. Điều quan trọng là, “vũ khí mới” đang được phát triển trong cuộc chạy đua chống lây nhiễm vi khuẩn mà loạt phim “Những người săn đuổi dịch bệnh” tiết lộ. Nhưng liệu chúng có đủ để chống lại vi khuẩn và virus ngày càng gia tăng?

Video đang HOT

Sử dụng thực thể khuẩn

Trong quá trình tìm kiếm giải pháp, giáo sư Khan đã được truyền cảm hứng khi phát hiện những con gián đang chạy tán loạn khi ông dẫn các con vào phòng tắm để rửa tay. “Chúng tôi đang bảo các con rằng, chúng ta phải thường xuyên rửa tay và sử dụng xà phòng chống vi khuẩn. Song làm thế nào mà những loài này có thể chống lại hay bảo vệ mình khỏi các bệnh truyền nhiễm?” – ông băn khoăn.

Nghiên cứu của ông về những gì đang bảo vệ lũ gián cho thấy, hỗn hợp não mà ông thử nghiệm chỉ độc hại đối với vi khuẩn, không ảnh hưởng đến tế bào người. Ông muốn mang các phân tử chống vi khuẩn này thử nghiệm trên động vật, vì các hợp chất chống vi khuẩn mới phải được thiết kế để đối phó với các chủng kháng kháng sinh. “Chúng ta ít nhiều đang hướng tới thời kỳ tiền kháng sinh, nơi không loại kháng sinh nào có hiệu quả nếu không tìm ra các loại thuốc chống vi khuẩn mới” – ông Khan nói.

Một trong những cách phòng chống vi khuẩn này thậm chí có thể là virus như vi khuẩn, hay gọi tắt là thực khuẩn thể, có thể sống bên trong và tấn công vi khuẩn. Chúng là kẻ thù tự nhiên của vi khuẩn. Và trong 2 năm qua, nhà vi sinh vật học Wilfried Moreira và nhóm của ông từ Trường Y Yong Loo Lin thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã xây dựng một trong những ngân hàng lợi khuẩn lớn nhất ở Đông Nam Á. Trong khi nghiên cứu về thể thực khuẩn trở nên ít quan trọng hơn sau khi kháng sinh ra đời, sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh đã dẫn đến sự trở lại của nó.

“Mặc dù Châu Âu và phần còn lại của thế giới đang phát triển thuốc kháng sinh, nhưng ở Georgia (Mỹ) và sau đó là Liên bang Xô Viết, thực khuẩn thể đã được sử dụng liên tục trong 100 năm qua” – ông Moreira cho biết.

Các thể thực khuẩn cũng nhắm vào các vi khuẩn gây bệnh cụ thể. “Khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh, nó tương đương với việc ném bom rải thảm. Bạn tiêu diệt mọi vi khuẩn một cách bừa bãi, kể cả những vi khuẩn rất tốt” – ông lưu ý. “Thực khuẩn thể giống như một phát súng bắn tỉa – chúng chỉ lây nhiễm và chữa khỏi những vi khuẩn rất cụ thể và chúng để lại những vi khuẩn tốt còn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng”.

Khi vi khuẩn phát triển sức đề kháng với thực khuẩn thể, thực khuẩn thể cũng tiến hóa để trở nên mạnh hơn. “Chúng tôi cũng đang phát triển cái mà chúng tôi gọi là khả năng kỹ thuật di truyền… về cơ bản làm cho thực khuẩn thể mạnh hơn và hiệu quả hơn” – ông Moreira cho biết thêm.

Cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Một căn bệnh mà kỹ thuật di truyền đã cho thấy có nhiều hứa hẹn chống lại được là bệnh sốt xuất huyết.

Nhà sinh học phân tử Omar Akbari thuộc Khoa Khoa học Sinh học tại Đại học California (San Diego, Mỹ) đã biến đổi gene muỗi Aedes aegypti (hay muỗi vằn) để tạo ra kháng thể chống lại bệnh sốt xuất huyết nhằm không cho chúng có thể truyền virus. Ông Akbari hy vọng sẽ thả muỗi biến đổi gene vào tự nhiên để giảm thiểu và cuối cùng loại bỏ sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

Cho đến nay, các cách chủ yếu để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết là thông qua thuốc diệt côn trùng và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Tuy nhiên, William Petrie – Giám đốc Quản lý Môi trường và Kiểm soát Muỗi Quận Miami-Dade (Mỹ) – cho hay, muỗi Aedes aegypti hiện có khả năng chống lại “hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng thông thường”.

Tại Singapore, các giải pháp mới hơn đang được thử nghiệm bao gồm nuôi muỗi vằn đực bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia. Vi khuẩn này sẽ cản trở sự sinh sản của muỗi. Khi muỗi nhiễm Wolbachia giao phối với muỗi Aedes aegypti cái, trứng sẽ không nở. Khi số lượng muỗi giảm, tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cuối cùng sẽ giảm xuống.

“Ở những khu vực có quần thể muỗi Aedes aegypti cao, chúng tôi đã chứng kiến sự đàn áp tới 90% loài muỗi này trong cộng đồng” – điều tra viên chính của Dự án Wolbachia Ng Lee Ching từ Cơ quan Môi trường Quốc gia trích dẫn báo cáo cho biết.

Nghiên cứu riêng biệt khác của Lok Shee-Mei từ chương trình các bệnh truyền nhiễm mới nổi của Trường Y Duke-NUS đã phát hiện ra một lý do khiến bệnh sốt xuất huyết khó có thể chủng ngừa: Virus thay đổi hình dạng trong các điều kiện khác nhau. Sử dụng kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh và mô hình 3-D, nhóm của cô đã có thể ghi lại hình ảnh của virus ở các nhiệt độ khác nhau. “Đối với sự phát triển của vaccine, vaccine đang được sử dụng để huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn nhận ra (virus)” – nữ giáo sư nói.

Thay đổi hình dạng không phải là biến chứng duy nhất khi bệnh sốt xuất huyết có bốn loại huyết thanh. Nhưng Mạng lưới Miễn dịch học Singapore (SIgN) của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu đang trong giai đoạn phát triển một loại kháng thể có hiệu quả chống lại cả bốn loại huyết thanh.

Theo Laurent Renia – cựu Giám đốc điều hành của SIgN, kháng thể gắn vào các cấu trúc trên virus giống như một “chìa khóa tra vào ổ khóa”. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus.

Nỗ lực phòng chống sốt rét

Bên cạnh bệnh sốt xuất huyết, muỗi còn truyền bệnh sốt rét qua vết đốt của muỗi Anopheles cái.

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố, Singapore không còn bệnh sốt rét vào năm 1982 nhưng căn bệnh này vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia. Và có hàng chục trường hợp mắc bệnh tại nước này mỗi năm, hầu hết đều là bệnh nhân nhập khẩu. Vì vậy, nhà nghiên cứu Pablo Bifani – điều tra viên chính tại SIgN – đang thử nghiệm một loại thuốc mới có thể nhắm vào nhiều giai đoạn của plasmodium vivax, loại ký sinh trùng sốt rét phổ biến nhất, trong cơ thể người.

Nhiều loài động vật cũng mang trong mình những chủng bệnh sốt rét khiến ông lo lắng. “Ý tưởng về bệnh lây truyền từ động vật là rất quan trọng, đặc biệt là với COVID-19″ – ông nói và chỉ ra rằng, bệnh sốt rét có ở khỉ tại Singapore.

Ở nhiều nơi trên thế giới, ký sinh trùng sốt rét đã trở nên kháng thuốc chống sốt rét Chloroquine và các loại thuốc thay thế như Artemisinin đã được phát triển.

Liệu pháp phối hợp dựa trên Artemisinin hiện được sử dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bệnh sốt rét kháng thuốc, nhưng sự tiến hóa của các chủng (được báo cáo) có khả năng kháng nhiều loại thuốc có thể cản trở hiệu quả của nó. Với chi phí và thời gian liên quan đến việc phát minh ra nhiều loại thuốc mới, nhà nghiên cứu Pablo Bifani cảm thấy rằng, cách tốt nhất để điều trị sốt rét do đó nằm ở việc quản lý thích hợp các loại thuốc hiện có.

Phát hiện mới giúp chống lại tình trạng vi khuẩn kháng thuốc

Mới đây, các nhà khoa học của Viện Wistar, Hoa kỳ vừa phát hiện ra một nhóm hợp chất mới có thể sử dụng kết hợp để tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh một cách hiệu quả.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu chống lại loài người. Theo dự báo, đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm và tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.

Các loại thuốc kháng sinh hiện có thường nhắm vào các chức năng cần thiết của vi khuẩn, bao gồm chức năng tổng hợp axit nucleic và protein, xây dựng màng tế bào và các con đường trao đổi chất. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể kháng thuốc bằng cách làm biến đổi mục tiêu mà thuốc kháng sinh thông thường đang hướng tới, làm bất hoạt thuốc hoặc bơm thuốc ra ngoài.

Do vậy, việc khai thác hệ thống miễn dịch để tấn công vi khuẩn đồng thời với việc sử dụng kháng sinh sẽ khiến cho vi khuẩn khó phát triển sức đề kháng và dễ dàng bị tiêu diệt hơn.

Phát hiện mới giúp chống lại tình trạng vi khuẩn kháng thuốc - Hình 1

Enzym IspH kích thích hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm tình trạng kháng thuốc.

Nghiên cứu mới tập trung vào quá trình trao đổi chất cần thiết cho hầu hết các vi khuẩn nhưng không có ở người. Một hợp chất có tên gọi là methyl-D-erythritolphosphate (MEP) được dùng để tấn công vào isoprenoids - các phân tử cần thiết cho sự tồn tại của tế bào ở hầu hết các vi khuẩn gây bệnh.

Cách điều trị này nhắm mục tiêu đến enzym IspH, một enzym thiết yếu trong tổng hợp isoprenoid của vi khuẩn. Với sự hiện diện rộng rãi của IspH trong thế giới vi khuẩn, cách tiếp cận này có thể nhắm mục tiêu đến nhiều loại vi khuẩn.

Qua sàng lọc hàng triệu hợp chất có sẵn trên thị trường về khả năng liên kết với enzym và những hợp chất mạnh nhất ức chế chức năng IspH, các nhà khoa học đã chứng minh rằng các chất ức chế IspH kích thích hệ thống miễn dịch với hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn mạnh hơn và đặc hiệu hơn so với các kháng sinh tốt nhất hiện nay khi thử nghiệm trên các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh phân lập, bao gồm một loạt các vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Trong các mô hình thử nghiệm về nhiễm vi khuẩn gram âm, tác dụng diệt khuẩn của các chất ức chế IspH vượt trội hơn so với các kháng sinh truyền thống, đồng thời không độc hại đối với tế bào của con người.

Nghiên cứu mới này là một bước ngoặt tiềm năng trong cuộc chiến chống lại sự kháng thuốc (AMR), tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa khả năng tiêu diệt trực tiếp của thuốc kháng sinh và sức mạnh tự nhiên của hệ thống miễn dịch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa
08:15:25 19/02/2025
Ai nên hạn chế ăn bắp cải?Ai nên hạn chế ăn bắp cải?
08:11:30 19/02/2025
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
08:31:30 19/02/2025
3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có
08:33:38 19/02/2025
Nghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh timNghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim
14:29:28 19/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểmChủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm
08:20:25 20/02/2025
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớnMột bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn
08:35:02 20/02/2025

Tin đang nóng

Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025
Nóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người HànNóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người Hàn
21:42:07 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"
20:57:29 20/02/2025
Một hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tạiMột hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tại
19:53:10 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Bắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủngBắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủng
21:44:25 20/02/2025
Sốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnhSốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnh
20:37:59 20/02/2025

Tin mới nhất

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...
Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

07:42:30 20/02/2025
Loại quả này chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thực vật phong phú bao gồm flavonoid, polyphenol và flavonoid. Những hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và làm chậm quá trình lão hóa.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

12:44:45 19/02/2025
Tuy nhiên, Thẩm phán Moon Hyung Bae - quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc - đã bác bỏ yêu cầu này, cho rằng phiên tòa xét xử hình sự được ấn định vào lúc 10h00 cùng ngày, đủ thời gian cho cả hai phiên tòa.
Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

11:11:37 19/02/2025
Cùng đó, thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

08:13:09 19/02/2025
Với nhóm người cao tuổi có sa sút trí tuệ Alzheimer, không kiểm soát được hành vi của mình thì khi đi tiêm ngừa cần phải có người thân, quen đi theo cùng.
Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

08:31:45 18/02/2025
Việc ăn thực phẩm tươi sống có thể mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

07:36:08 18/02/2025
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa như oleocanthal và oleacein, có tác dụng chống viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm liên quan tới nhiều bất ổn sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim và tiểu đường loại 2.

Có thể bạn quan tâm

Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Thế giới

23:55:19 20/02/2025
Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ cho biết đã tiết kiệm tổng cộng 55 tỉ USD trong chi tiêu liên bang, trong khi truyền thông chỉ ra việc hủy một hợp đồng giúp tiết kiệm 8 tỉ USD thực ra chỉ là 8 triệu USD.
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều

Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều

Hậu trường phim

23:43:18 20/02/2025
Cặp đôi phim ngôn tình Hoa ngữ này được cho là có rất nhiều cảnh hôn ở phim mới, đến mức nam chính ngượng tới mức không dám xem lại.
Nhà Gia Tiên khiến khán giả bức xúc: Mẹ bầu hot nhất showbiz gây tức giận vì lý do không ngờ

Nhà Gia Tiên khiến khán giả bức xúc: Mẹ bầu hot nhất showbiz gây tức giận vì lý do không ngờ

Phim việt

23:37:23 20/02/2025
Bên cạnh những lời khen về ý tưởng kịch bản hay cách dẫn dắt câu chuyện dễ tạo sự đồng cảm, dễ lấy nước mắt của người xem, Nhà Gia Tiên còn gây tranh cãi vì cú lật đến từ vai Thím Út do Puka thể hiện.
Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu

Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu

Pháp luật

23:37:21 20/02/2025
H.K.L. cho biết không chở người lạ trên mà chỉ tải app đặt xe giúp; sau đó, thấy có dấu hiệu mệt nên nghi ngờ mình bị... chuốc thuốc mê. Theo thông tin đã đăng tải, nạn nhân đã chạy vào một nhà hàng gần đó và được người dân đưa đi cấp c...
Màn ảnh Hàn đang có 3 phim lãng mạn cực hay: Không xem quá đáng tiếc!

Màn ảnh Hàn đang có 3 phim lãng mạn cực hay: Không xem quá đáng tiếc!

Phim châu á

23:34:40 20/02/2025
Ngay lúc này, màn ảnh nhỏ Hàn Quốc đang có 3 bộ phim lãng mạn cực kỳ hay. Chúng đều thu hút chú ý và nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ người xem.
Messi ghi bàn đẳng cấp giúp Inter Miami giành chiến thắng tối thiểu

Messi ghi bàn đẳng cấp giúp Inter Miami giành chiến thắng tối thiểu

Sao thể thao

23:27:53 20/02/2025
Lionel Messi ghi bàn thắng duy nhất khi Inter Miami có trận đấu khó khăn trên sân của Kansas City. Dưới thời tiết lạnh giá, Messi cùng các đồng đội đã có một trận đấu khó khăn khi Kansas City chơi đầy quyết tâm.
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)

Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)

Sao châu á

23:17:38 20/02/2025
Vào tối ngày 20/2, công ty quản lý của Lee Min Ho đã chính thức lên tiếng phủ nhận tin hẹn hò với Park Bom (2NE1).
Giữa lúc Hoa hậu Lê Hoàng Phương liên tục gây sóng gió, tình cũ Thiều Bảo Trâm quyết định lên tiếng

Giữa lúc Hoa hậu Lê Hoàng Phương liên tục gây sóng gió, tình cũ Thiều Bảo Trâm quyết định lên tiếng

Sao việt

23:11:35 20/02/2025
ù không đưa ra một câu trả lời cụ thể hay rõ ràng, nhưng đây là lần cực hiếm Matthis đối diện trực tiếp với những ý kiến yêu cực, đồn thổi xung quanh chuyện đời tư của mình.
Có gì trong show âm nhạc thế chỗ 'Anh trai', 'Chị đẹp'?

Có gì trong show âm nhạc thế chỗ 'Anh trai', 'Chị đẹp'?

Tv show

22:53:06 20/02/2025
Tân binh toàn năng - chương trình thực tế mang format sống còn , tham vọng đưa chương trình trở thành bệ phóng cho thế hệ thần tượng Việt vươn tầm quốc tế.
Meghan Markle bị phản ứng dữ dội vì 'đánh cắp' thương hiệu quần áo

Meghan Markle bị phản ứng dữ dội vì 'đánh cắp' thương hiệu quần áo

Sao âu mỹ

22:37:17 20/02/2025
Meghan Markle đối mặt với các phản ứng dữ dội từ người dùng mạng xã hội vì sử dụng tên thương hiệu quần áo nổi tiếng cho dự án phong cách sống của mình.
Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm

Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm

Lạ vui

22:01:30 20/02/2025
Một sứ mệnh phối hợp giữa Ai Cập và Anh đã tìm ra một ngôi mộ cổ gần Luxor và sau đó xác định đây là lăng mộ mất tích của Pharaoh Thutmose II, đánh dấu lần đầu tiên Cairo phát hiện thêm mộ phần của pharaoh sau hơn 100 năm.