Tìm kiếm tín hiệu hộp đen MH370 như thế nào?
Một thiết bị dò tín hiệu hộp đen có tên là TPL-25 được nối với con tàu Australia Ocean Shield bằng sợi dây cáp dài 4.500 mét, cho phép nó chạm đến đáy biển.
Tàu Ocean Shield đang dò tín hiệu của hộp đen máy bay MH370 trên Ấn Độ Dương
Khi TPL được thả xuống biển, tàu Ocean Shield sẽ di chuyển và kéo nó đi ở độ sâu khoảng 3.000 mét, tức còn cách đáy biển từ 1.000 đến 1.500 mét. Ở độ sâu đó, TPL có thể phát hiện các tín hiệu “ping” cách nó khoảng 1,6 km ở bất kỳ hướng nào.
Di chuyển theo một con đường dựa trên các phân tích dữ liệu mà vệ tinh Inmarsat thu được về chuyến bay mất tích MH370, tàu Ocean Shield đã dò được những tín hiệu “ping” ổn định vào ngày 5/4. Khi chạy ở vận tốc 3,7 km/h, con tàu tiếp tục nghe thấy những tiếng “ping” này kéo dài trong 2 giờ 20 phút. Những tín hiệu mạnh lên rồi sau đó yếu dần.
Các kỹ thuật viên đã ghi lại những tín hiệu này trên máy tính và phân tích cường độ của chúng, đánh dấu vị trí mà TPL bắt được tín hiệu có cường độ mạnh nhất, ông Michael Dean, phó giám đốc về kỹ thuật đại dương của hải quân Mỹ cho biết.
Khi hoàn tất “lượt đi”, Ocean Shield bắt đầu quay đầu. Vì đang kéo TPL, con tàu sẽ phải mất nhiều giờ mới quay đầu được, kể cả khi TPL đã được cuộn lại. Chỉ huy cuộc tìm kiếm, tướng Angus Houston, cho biết việc quay vòng mất ba giờ, trong khi ông Dean nói rằng mất khoảng 8 giờ.
Con tàu bắt đầu chạy “lượt về” song song vào tối 5/4, cách đường đi của lượt đầu khoảng 1,2 km, đủ gần để TPL phát hiện các tiếng “ping” trùng với những tín hiệu đã bắt được trước đó. Khả năng trùng là 50%, ông Dean cho biết.
Lần này, các kỹ thuật viên trên Ocean Shield phát hiện được hai tín hiệu nữa, nhưng chỉ kéo dài 13 phút. Một lần nữa, họ ghi lại những tín hiệu, đánh dấu vị trí nơi tiếng “ping” mạnh nhất.
Video đang HOT
Điều này càng làm tăng niềm tin cho lực lượng tìm kiếm, bởi máy bay của Malaysia Airlines có hai thiết bị phát tín hiệu, một của hộp ghi dữ liệu chuyến bay và một của hộp ghi âm thanh trong buồng lái.
Sau hai lượt chạy trên, tàu Ocean Shield tiếp tục quét vùng biển kế cận nhưng không phát hiện được tín hiệu nào nữa. Điều này khiến giới chức lo ngại rằng có thể pin của hộp đen đã yếu đi hoặc cạn hẳn.
Đồ họa cho thấy cách thức tìm hộp đen (màu cam) của tàu Ocean Shield và thiết bị dò tín hiệu TPL-25 (màu vàng) dưới mặt nước biển. Độ sâu tối đa của đáy biển là 6.100 mét. Tần số của các tín hiệu hộp đen theo thiết kế là 37,5 kHz. Đồ họa: US Navy
Tuy nhiên, trong lượt quét ngày 8/4, hai tín hiệu mới tiếp tục xuất hiện. Trong lượt quét đầu tiên, các tín hiệu kéo dài 5 phút 32 giây, và trong một lượt quét khác là khoảng 7 phút.
Ocean Shield tiếp tục chạy ở vùng biển trên nhiều lần nữa, trong đó có lượt chạy vuông góc với đường di chuyển đầu tiên, cho đến khi các kỹ thuật viên tự tin rằng họ đã “đóng khung” được nơi phát ra tín hiệu mạnh nhất. Khung này chính là khu vực tập trung tìm kiếm.
“Tôi tin rằng chúng tôi đang tìm kiếm đúng khu vực, nhưng chúng tôi cần nhìn thấy tận mắt xác máy bay trước khi có thể xác nhận rằng đây là nơi an nghỉ cuối cùng của MH370″, ông Houston thận trọng. “Đây là điều hoàn toàn bắt buộc”.
“Hy vọng, với nhiều tín hiệu, chúng tôi sẽ khoanh vùng được một khu vực nhỏ để tìm kiếm”, ông nói thêm và bày tỏ hy vọng tìm thấy mảnh vỡ “trong vài ngày tới”.
Những tiếng “ping” trên có độ dài giảm dần, có thể do pin của thiết bị phát tín hiệu đang yếu dần. Các chuyên gia cho biết họ không lo ngại về việc những tiếng “ping” được phát hiện có tần số là 33.331 kHz, thay vì tần số thiết kế là 37,5 kHz. Chúng có xung giống các tín hiệu của MH370, tức một ping một giây.
“Các nhà tìm kiếm tin rằng các tín hiệu này tương thích với những đặc điểm kỹ thuật và mô tả của một hộp đen máy bay”, ông Houston nói.
Bằng cách dùng TPL, lực lượng tìm kiếm có thể giảm thiểu một lượng lớn thời gian định vị máy bay mất tích. TPL có thể bao phủ địa hình nhanh gấp 6 lần so với tàu lặn không người lái Bluefin-21, dự kiến sẽ được triển khai để quét và chụp ảnh đáy biển nhằm tìm xác máy bay.
Nếu những tín hiệu vẫn tiếp tục xuất hiện, khu vực tìm kiếm có thể được thu hẹp lại “trong vòng vài trăm mét”, ông Dean cho biết.
Theo Xahoi
Chuyên gia lý giải vì sao không thấy mảnh vỡ MH370
Sau khi rơi xuống Ấn Độ Dương, hoặc chiếc máy bay MH370 đã bị chìm xuống đáy đại dương trong tình trạng vẫn còn nguyên vẹn, hoặc các mảnh vỡ của nó đã bị một cơn bão đi ngang qua khu vực đó ngay khi cuộc tìm kiếm bắt đầu cuốn đi nơi khác, các chuyên gia thuộc cơ quan điều phối công tác tìm kiếm của Úc (JACC) giải thích cho câu hỏi vì sao không tìm ra mảnh vỡ.
Tàu hải quân Ocean Shield của Hải quân Úc đang thả phao thủy âm để hỗ trợ việc tìm kiếm nguồn phát ra tín hiệu điện tử bắt được từ dưới đáy Ấn Độ Dương - Ảnh: AFP
Vào cuối tháng 3, cơn bão nhiệt đới Gillian đã được hình thành ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, khiến nhiều người lo ngại công tác tìm kiếm lúc bấy giờ sẽ bị ảnh hưởng, trang tin News.com.au (Úc) ngày 10.4 dẫn lời các chuyên gia JACC cho hay.
Còn nếu máy bay rơi vào vùng biển yên tĩnh, nhiều khả năng chiếc máy bay đã bị chìm xuống trong trạng thái còn nguyên vẹn, các chuyên gia Úc nhận định, đồng thời cũng cho biết thêm rằng đã từng có các phi hành đoàn thời chiến nhảy dù ra ngoài và cho máy bay ném bom lao tự do xuống biển mà không để lại dấu vết gì.
Trang tin News.com.au cho biết hiện đang có 14 chiếc tàu và 14 máy bay đang lùng sục khu vực tình nghi là nơi máy bay MH370 đã rơi, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ mảnh vỡ nào được tìm thấy.
"Lùng sục một khu vực rộng bát ngát là một công việc rất nặng nhọc, nhưng chúng tôi quả là có bối rối khi không tìm thấy mảnh vỡ", một nguồn tin thân cận với cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích nói với trang tin Úc.
"Chúng tôi đã kỳ vọng tìm thấy một số mảnh vỡ máy bay, chẳng hạn như thùng nhiên liệu ở cánh vốn là thứ kín khí và có thể nổi trên mặt nước", vị này cho biết.
Các chuyên gia JACC cũng nói thêm rằng thời lượng pin của hộp đen máy bay Boeing 777 chở theo 239 người, mất tích vào hôm 8.3, có thể kéo dài đến 45 ngày.
Do đó, tàu hải quân Ocean Shield của Hải quân Úc, đang chở theo thiết bị định vị thủy âm tối tân Towed Pinger Locator của quân đội Mỹ (dùng để tìm kiếm hộp đen dưới biển), vẫn còn khoảng 12 ngày để xác định được vùng phát ra tín hiệu điện tử.
Khi điều đó xảy ra, một tàu ngầm không người lái sẽ được gửi xuống vị trí nằm sâu 4.500m dưới đáy biển để lùng tìm, thu hồi hộp đen và chụp ảnh xác máy bay, nếu có, theo các chuyên gia Úc.
Mỹ dự kiến sẽ gửi một tàu hậu cần đến vùng tìm kiếm trong tuần này để tiếp nhiên liệu cho tàu hậu cần HMAS Success, vốn đã hoạt động tại khu vực này 24/24 trong suốt 18 ngày qua.
Được biết, vào hôm 8.4, tàu hải quân HMAS Ocean Shield của Úc, với sự hỗ trợ của thiết bị định vị thủy âm của Hải quân Mỹ, đã phát hiện được 2 tín hiệu điện tử. Cụ thể, tín hiệu ban đầu kéo dài trong 5 phút 25 giây, tín hiệu còn lại phát đi trong 7 phút, tướng Angus Houston, chỉ huy JACC, thông báo trong cuộc họp báo ngày 9.4.
Vài giờ sau khi họp báo kết thúc, một máy bay tham gia tìm kiếm chiếc MH370 đã phát hiện nhiều vật thể nổi tại khu vực tàu Úc bắt được tín hiệu điện tử nghi phát ra từ hộp đen của máy bay mất tích, theo báo cáo từ quan chức trên tàu Hải tuần 01 (Trung Quốc).
Tuy nhiên, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc sau đó thông báo những vật thể này không phải là mảnh vỡ của MH370.
Theo TNO
MH370 mất tích: 4 lý do hi vọng, 6 lý do thất vọng Sau nhiều tuần lễ tìm kiếm vô vọng chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, những dấu hiệu sắp có đột phá đang ở phía trước. Các chuyên gia tiếp tục phân tích dữ liệu và tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia Hôm qua 6/4, một tàu tuần tra của Trung Quốc nhận...