Tìm kiếm tài năng – tìm hoài cũng chán
Sao Mai điểm hẹn ngày càng nhạt, “Vietnam Idol” nguy cơ bị “The Voice” lấn át, thực tế này không chỉ ở Việt Nam mà nhìn ra thế giới cũng thấy quy luật đào thải khắc nghiệt ở các cuộc thi.
Trong những năm gần đây, sự ra đời của hàng loạt các cuộc thi âm nhạc, vũ đạo, tài năng nói chung được xem như một tín hiệu mừng cho truyền hình thế giới bởi khán giả có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tìm đến một chương trình mình yêu thích. Thế nhưng đây cũng là một thách thức của những người làm chương trình, thậm chí những cuộc thi lớn như The Voice, Idol, Got Talents… Vì nếu họ không đổi mới, không có sự khác biệt so với những chương trình khác, chắc chắn sẽ khó mà “mua” được sự kiên nhẫn của người xem.
Những cái “chết yểu”
Khi mà Idol đang dần mất đi sức hút, cũng là lúc The Voice xuất hiện với tham vọng thay thế ngôi vị đế vương này. Không còn vị trí cho những trò thí sinh “mua vui” khán giả, The Voice đi thẳng ngay vào công việc với những tài năng âm nhạc thực sự và nỗ lực thỏa mãn người yêu nhạc khắp nơi.
Dàn giám khảo gây sốt của The Voice Mỹ
Tuy vậy, không phải The Voice ở phiên bản nước nào cũng thành công, đặc biệt ở một số quốc gia, sau khi tạo được nhiều tiếng vang ban đầu, The Voice dần về sau cũng đuối khi rating liên tục giảm.
Ở những nước phát triển, cụ thể như ở Anh, nơi mà The X đang thống trị tuyệt đối rating truyền hình cho những show ca hát, việc du nhập của The Voice vào thị trường âm nhạc khó tính bậc nhất này là một việc hết sức khó khăn, nhất là khi mà format của chương trình vẫn chưa tìm được thế mạnh và nét riêng của mình để phát triển ở thị trường Anh. Mùa giải thứ nhất của The Voice Anh trôi qua trong quá ít biến động. Mùa The Voice thứ hai ở Anh cũng do rating quá thấp nên đành phải ngưng trệ vô thời hạn.
Tại Việt Nam, ví dụ rõ ràng cho nhất là cuộc thi tìm kiếm nhóm nhạc nữ Sáng bừng sức sống do công ty Early Riser tổ chức. Từng hứa hẹn sẽ tiếp tục tái ngộ khán giả, nhưng đã quá nửa cuối năm nay, thông tin về mùa thứ 2 vẫn là một dấu chấm hỏi rất lớn.
Sáng bừng sức sống đã tắt ngúm?
Kéo dài lê thê từ giữa năm 2011 cho đến đầu năm 2012, cuộc thi Vua hài đất Việt vẫn chưa có cái hẹn cho hồi kết sau nhiều lần ngừng phát sóng, bản thân chương trình cũng không tạo được sức nóng như lời hứa hẹn của ban tổ chức. Một cuộc thi có tên gọi là Siêu sao Việt Nam cũng lặn mất tăm sau một lần tổ chức vào năm 2009 với nhiều scandal hơn là thành quả.
Hợp ca tranh tài – một cuộc thi có bản quyền từ nước ngoài sau khi kết thúc khá nhạt nhẽo vào mấy tháng trước cũng chưa có kế hoạch lên sóng trở lại, trong khi đó, những cuộc thi như Sao Mai điểm hẹn, Ngôi sao tiếng hát truyền hình… lại ì ạch trong việc đổi mới để tìm lại ánh hào quang đã mất.
Đi tìm lời giải
Video đang HOT
Không có lời giải thích nào có thể đủ sức lý giải về sự thất bại của những cuộc thi tài năng nói trên, bởi xét cho cùng, có quá nhiều căn bệnh cần được đem ra để mổ xẻ.
Với những khán giả trung thành của American Idol, không quá khó để nhận ra thực tế rằng chương trình này đang dần bị xói mòn theo năm tháng với những chiêu trò đã quá cũ và dễ đoán. Khán giả Mỹ đã bắt đầu chán ngán với những thí sinh lố bịch vòng loại tương tự nhau năm này sang tháng nọ. Họ cũng chẳng còn thiết tha với những vòng chung kết loại trừ tẻ nhạt thiếu màu sắc dàn dựng sân khấu. Rõ ràng, những đầu tư mạnh tay cho sân khấu không đủ để giúp Idol lấy lại sức hút của mình.
American Idol phải nhờ đến sự góp mặt của những vị giám khảo nổi tiếng khi lần lượt “thay máu” dàn giám khảo cũ bằng MC nổi tiếng Ellen Degeneres, nhà soạn nhạc Kara DioGuardi, gần đây nhất là Jennifer Lopez và huyền thoại âm nhạc Steve Tyler. Tuy nhiên, làm không quá 2 mùa, những gương mặt này đều lên tiếng từ bỏ “ghế nóng” của mình vì không tạo được hiệu ứng như mong muốn.
The Voice Mỹ và Anh đánh mạnh vào yếu tố tò mò của người xem ở vòng giấu mặt, nhưng về sau lại mắc phải điểm yếu khác khi quá tập trung vào dàn sao trên ghế giám khảo mà quên đi điều cốt lõi là giúp thí sinh bộc lộ tài năng của mình. Dù gì thì một khi người xem chịu dành ra thời gian để theo dõi một cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát, điều mà họ muốn xem là những màn trình diễn có chất lượng, chứ không phải để nghe Christina Aguilera, Cee Lo, Adam Levine và Blake Shelton đả kích nhau từ tập này sang tập khác.
Có bột mới gột nên hồ
American Idol 11 dù rating không còn như xưa, nhưng vẫn được đánh giá là một mùa giải thành công khi có dàn thí sinh khá đồng đều và có nhiều phong cách khác nhau. Đêm chung kết giữa giọng ca gốc Philipines 16 tuổi Jessica Sanchez và chàng trai tỉnh lẻ Phillip Phillips diễn ra khá ngang tài ngang sức, đã cống hiến cho người xem buổi tiệc âm nhạc đầy thú vị.
The Amazing Race đã được tổ chức đến 21 mùa và gần như chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, bởi luôn được đầu tư kịch bản quá công phu và hấp dẫn, và không hề có chuyện người chiến thắng không nhận được sự vỗ tay đồng thuận của người xem.
Ở Việt Nam, The Voice vừa ra mắt đã gây ấn tượng nhờ dàn giám khảo đình đám và rất mạnh miệng trong việc đả kích, “chặt chém” lẫn nhau, điều hiếm tìm thấy ở các cuộc thi khác, nếu nói là diễn xuất thì bộ tứ của The Voice cũng đã diễn xuất… tự nhiên hơn. Chương trình này cũng không quản thời gian để tìm kiếm, lôi kéo những thí sinh sở hữu chất giọng tốt bỏ qua yếu tố “chai mặt” khi tham gia quá nhiều cuộc thi để thử sức lại ở sân chơi này, cộng với khoản tiền thưởng “khủng”.
Vietnam Idol năm thứ tư chịu chi tiền để mời Mỹ Tâm, một trong những ca sĩ được yêu mến nhất Vpop và không ngại đi khắp cả nước để lôi kéo tất cả những ai có tiềm năng thành Thần tượng Âm nhạc như cô nàng Uyên Linh đình đám của năm 2010.
Đến cả cuộc thi Đồ Rê Mí sau nhiều mùa thi cũng đã mạnh tay cải tiến về chương trình như buộc thí sinh hát live, đào tạo các thí sinh thành ca sĩ nhí thực sự chứ không còn là những nhóc tỳ chỉ biết hát nghêu ngao.
Không thể phủ nhận một điều rằng, ngày càng có nhiều chương trình truyền hình xuất hiện, sự cạnh tranh sẽ thêm phần tăng cao. Đồng nghĩa với việc những chương trình mới cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc khẳng định thương hiệu cho riêng mình. Nhưng nếu có đầu tư đúng hướng, không ai có thể nói những “lính mới” này không có cơ hội quật ngã những “lão làng” khác.
Khi truyền hình và những show thực tế đang đi vào giai đoạn bão hòa, những chương trình tìm kiếm tài năng đều cần phải luôn thay đổi để làm mới mình, chiều lòng khán giả, nâng cao chất lượng. Việc giữ vững truyền thống của mình để tạo nét riêng là một sự cần thiết, thế nhưng nếu thiếu sự hòa nhập và chấp nhận thay đổi theo hướng tích cực, bị đào thải chỉ còn là vấn đề thời gian với bất kỳ một chương trình nào.
Theo TTVN
Công thức hút khách của 'The Voice'
Giọng hát thí sinh, những màn tranh luận kịch tính giữa các huấn luyện viên, format cuốn hút khiến The Voice, chỉ sau hai mùa phát sóng, đã vượt mặt American Idol hay The X-Factor, trở thành chương trình hot nhất thế giới.
Tại vòng thử giọng giấu mặt của cuộc thi The Voice phiên bản Mỹ mùa thứ hai (2012), thí sinh Nicolle Galyon thích hát nhạc đồng quê và chơi piano - một sự kết hợp không mấy phổ biến trong thể loại âm nhạc này. Cô đệm piano hát "You Save Me" thay vì sử dụng guitar. Giám khảo - huấn luyện viên Adam Levine không ngần ngại nhấn chuông, xoay ghế nóng để nhìn mặt Nicolle Galyon và chọn cô vào đội của mình. Khi các huấn luyện viên khác cảm thấy không xuôi tai trước sự kết hợp "khó ưa" của Nicolle Galyon, Adam hét lên: "Thật là ngu xuẩn! Tất cả hãy câm đi". Huấn luyện viên Blake Shelton sau đó xoa dịu tình huống bằng cách đùa rằng, ông biết mình đã mất đi một giọng ca tài năng khi Adam xoay ghế, nhưng Nicolle sẽ hạnh phúc hơn khi về đội của Adam.
Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ sống động trên sân khấu The Voice, cho thấy, sự bất ngờ từ thí sinh, các cuộc tranh luận, thậm chí là đấu khẩu giữa huấn luyện viên là những yếu tố khiến cho cuộc thi âm nhạc non trẻ của đài NBC làm mưa gió toàn thế giới kể từ khi ra đời vào năm 2011.
"Cơn bão" The Voice
Giám khảo cuộc thi The Voice của đài NBC. Từ trái qua: Cee Lo Green, Christina Aguilera, Adam Levine, Blake Shelton. Ảnh: Deadline.
Giữa tháng 12/2010, NBC thông báo họ sẽ sản xuất gameshow tìm kiếm tài năng âm nhạc mới dựa trên kịch bản gốc The Voice of Holland của Hà Lan. Ban đầu, chương trình có tên The Voice of America, nhưng sau đó đã rút lại đơn giản và ngắn gọn là The Voice. Bốn ngôi sao Christina Aguilera, Cee Lo Green, Adam Levine và Blake Shelton được lựa chọn là giám khảo - huấn luyện viên cho chương trình mới này. Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 26/4/2011, The Voice ngay lập tức hút khách, trở thành chương trình đạt tỷ lệ rating cao nhất với những người xem thuộc độ tuổi từ 18 đến 49.
Ngay sau buổi phát sóng đầu tiên, sáng sớm 28/4/2011, giám đốc điều hành NBC Universal, Stephen B. Burke, nhận được điện thoại từ chủ tịch phát triển truyền thông của công ty, Alan Wurtzel: "Chúng ta đã đạt được lượng rating 5,1%". Phải nghe Alan nhắc lại tới lần thứ hai, Stephen B. Burke mới dám tin đó là sự thật. Lượng rating 5,1%, với 11,8 triệu người xem trong độ tuổi 18-49 là một sự đột phá đối với một chương trình mới. Bước sang mùa thứ hai, lượng rating của đêm mở màn tăng lên 6,7% lượng khán giả đạt 17,8 triệu. Chương trình tiếp tục đứng vị trí số một của đài NBC dành cho khán giả từ 18 đến 49.
Format của The Voice gồm ba vòng: vòng thử giọng giấu mặt, vòng đấu loại và các show trình diễn trực tiếp trên sân khấu. Bốn vị giám khảo, huấn luyện viên, lựa chọn 12 thí sinh của đội mình thông qua việc nghe hát mà không nhìn mặt. Mỗi giám khảo được quyền nghe thí sinh trình diễn trong khoảng 1 phút để quyết định anh, cô ta có muốn thí sinh đó thuộc về đội mình hay không. Nếu hai hoặc nhiều giám khảo cùng lựa chọn một thí sinh (điều dễ xảy ra), quyền quyết định thuộc về chính thí sinh đó.
Tại vòng thứ hai, gọi là đấu loại, hai thành viên trong mỗi đội sẽ được ghép nhóm để thi đấu với nhau bằng việc hát cùng một ca khúc. Các huấn luyện viên sẽ trực tiếp lựa chọn người hát tốt hơn trong đội mình để đi tiếp.
Tại vòng chung kết, thí sinh sẽ biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp và kết quả phụ thuộc 50% vào giám khảo, 50% vào bình chọn của khán giả. Các huấn luyện viên có quyền cứu một thí sinh đội mình không nhận được đủ số vote trong tuần. Thí sinh được "cứu" phải trình diễn ca khúc cuối cùng để thuyết phục huấn luyện viên đội bạn cùng khán giả về việc họ được giữ lại. Đến khi chỉ còn 4 người, các thí sinh sẽ biểu diễn cùng nhau trên sân khấu, và lượt bình chọn của khán giả sẽ quyết định ai là người chiến thắng. Năm 2012, giọng ca Jermaine Paul đã đăng quang cuộc thi nhờ màn trình diễn thuyết phục ca khúc "I Believe I Can Fly".
4 lý do The Voice "thổi bay" American Idol
Trong suốt 10 mùa tính đến năm 2011, American Idol - cuộc thi tìm kiếm tài năng ca nhạc của Fox - thống trị sóng truyền hình, nhưng khi The Voice của NBC được công chiếu, cuộc thi ca hát non trẻ lập tức thu hút và trở nên phổ biến hơn. Các nhà phê bình không ngạc nhiên. Những vòng đấu loại của The Voice, những trận đấu ly kỳ về thanh nhạc giữa hai thí sinh đã khiến người ta nhận ra rằng: The Voice, đơn giản là hay hơn American Idol. Theo báo giới Mỹ, có bốn lý do khiến The Voiceăn điểm.
Cuộc thi American Idol đang dần kém thu hút so với The Voice. Hai vị giám khảo Jennifer Lopez và Steven Tyler vừa tuyên bố rời bỏ vai trò này. Ảnh: NyDaily News.
Thứ nhất là sự xuất hiện của các nhân vật được gọi là "huấn luyện viên". Trong The Voice, các ngôi sao nổi tiếng như Christina Aguilera, Blake Shelton, Cee Lo Green và Adam Levine là huấn luyện viên đồng thời là giám khảo. Các huấn luyện viên phải cung cấp những hiểu biết thực sự có giá trị và những lời phê bình mang tính xây dựng cho thí sinh. Điều đó khác hẳn với những phản ứng nước đôi hay chỉ đơn giản "tôi nghĩ bạn hát hay/ bạn hát không tốt lắm" do giám khảo của các chương trình đối thủ đưa ra. Sự cạnh tranh công khai, quyết liệt và hài hước từ các huấn luyện viên của The Voice để giành giật và bảo vệ thí sinh của mình, cũng khiến độ hấp dẫn của chương trình được tăng lên, thay vì những cuộc "giả tranh luận" trênThe X Factor hoặc sự đồng thuận thường thấy giữa các giám khảo trong Idol, tờHollywood Reporter nhận xét.
Lý do thứ hai, đến từ dàn thí sinh chất lượng. The Voice không che giấu rằng nhiều thí sinh của họ được đào tạo âm nhạc bài bản từ trước đó. Trong khi đó, thí sinh của cuộc thi Idol đa phần chưa qua trường lớp thanh nhạc nào, hát chủ yếu bằng bản năng. Đó cũng là lý do khiến cuộc thi tìm kiếm thần tượng âm nhạc chứng kiến nhiều "ca khó đỡ" trong vòng audition và phương châm của chương trình là "from zero to hero", dù không hẳn tất cả thí sinh Idol đều là những "lính mới" của nền công nghiệp giải trí. Ở The Voice, thay vì thử giọng trực tiếp, việc thử giọng online để sơ tuyển và việc "chào" khán giả truyền hình bằng vòng thử giọng giấu mặt khẳng định tiêu chí: thí sinh The Voice được lựa chọn nhờ vào chính giọng hát của họ chứ không phải bất cứ yếu tố nào khác.
Lý do thứ ba, thí sinh The Voice vẫn có thể là chính mình sau nhiều vòng loại. Trong American Idol, các thí sinh bị "nhét vào những chiếc hộp" mang tên disco, rock, pop... sau mỗi tuần, hoặc thậm chí còn có "đêm Whitney Houston và Stevie Wonder", tờ Strachan nói. The Voice, trong khi đó, khuyến khích các ca sĩ tương lai trình diễn những thể loại mà họ có thể tỏa sáng. Sự tự do cho phép thí sinh thực hiện được những màn diễn độc đáo.
Giám khảo The Voice phiên bản Việt (từ trái sang): Trần Lập, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng. Ảnh: Nguyễn Trung Hải.
Lý do thứ tư, tổng hợp của ba lý do trên, theo báo Mỹ, đó chính là sự hấp dẫn, hứng thú, bất ngờ trong từng vòng loại, đặc biệt là vòng đấu loại. Bất cứ ai muốn chứng minh rằng The Voice là cuộc thi ca hát hay nhất trên truyền hình, chỉ cần zoom vào một trong những tập của vòng đấu loại, đặt hai ca sĩ của cùng một huấn luyện viên vào trong một trận đấu, đối đầu với người kia trong một màn song ca mà kết quả sẽ loại bỏ ca sĩ yếu. Cuộc thi Idol vẫn có khả năng sản xuất những màn trình diễn ấn tượng, giống như Jessica Sanchez, cover một cách hoàn hảo bản ballad của Whitney Houston "I Will Always Love You". Nhưng The Voice chứng minh là chương trình truyền hình hấp dẫn một cách nhất quán hơn, nhờ vào những khoảnh khắc căng thẳng của vòng đấu loại.
Tính đến nay, The Voice đã được phát sóng tại gần 50 quốc gia trên toàn thế giới, với nhiều tên gọi khác nhau. Ở châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam là những quốc gia đã mua được bản quyền chương trình. Cuộc thi Giọng hát Việtmở màn tối 8/7 cũng đã bắt đầu thổi cơn bão The Voice vào lòng khán giả.
Hoàng Anh
Theo VNE
Trần Lập: "Hà Hồ đẹp, có chí hướng cầu thị" Nhận xét về vị đồng giám khảo Hồ Ngọc Hà, Trần Lập nói: "Cô ấy đẹp, có chí hướng cầu thị hơn người, thân thiện và đã là một người mẹ...". Có ý kiến cho rằng, việc được mời tham gia những showgame thực tế phát sóng giờ vàng hiện nay là một cách hữu hiệu để nghệ sỹ hâm nóng lại tên...