Tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh quanh những ngôi sao chết
Chuyên san Astrophysical Journal Letters vừa đăng nghiên cứu của các nhà thiên văn học tại Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng có thể có sự sống trên các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời hiện xoay quanh những sao lùn trắng.
NASA sẽ tiếp tục các sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh ẢNH: NASA
Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình “chết”, tức tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân bên trong. Các chuyên gia cho rằng khả năng tìm kiếm sẽ thuận lợi hơn khi Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đưa viễn vọng kính James Webb vào không gian thay cho viễn vọng kính Hubble trong thời gian tới.
Theo nghiên cứu, các sao lùn trắng có kích cỡ tương đương trái đất và môi trường khá ổn định trong hàng tỉ năm sau khi nguội dần nên nhiều khả năng có thể ẩn chứa dấu vết của sự sống. Bầu khí quyển của những hành tinh xoay quanh chúng có ánh sáng yếu hơn các ngôi sao mới nên viễn vọng kính hiện đại có thể tìm thấy các yếu tố liên quan đến sự sống như ô zôn và khí mê tan.
“Chúng tôi từ lâu đã muốn biết rằng liệu ánh sáng từ sao lùn trắng – ngôi sao đã chết từ lâu – có cho phép chúng ta quan sát được sự sống trong bầu khí quyển của hành tinh quanh chúng hay không”, theo bà Lisa Kaltenegger, Giám đốc Viện Carl Sagan tại Đại học Cornell. Dự kiến NASA sẽ đưa viễn vọng kính James Webb lên không gian vào năm 2021 với khả năng nhạy bén hơn cả viễn vọng kính Hubble trong việc tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.
"Ngôi sao ma" che giấu những trái đất khác có sự sống?
Các nhà khoa học Mỹ vừa giới thiệu một chiếc lược săn hành tinh mới, nhắm vào các phiên bản trái đất quay quanh - sao lùn trắng - bóng ma của những ngôi sao đã chết.
Đó là một hướng dẫn trường quang phổ được phát triển bởi các nhà sinh học không gian từ Viện Carl Sagan (Đại học Cornell, Mỹ), giúp dấn sâu vào các thế giới giống trái đất quay quanh dạng sao nhỏ bé, dày đặc, mạnh mẽ và bí ẩn của vũ trụ: sao lùn trắng.
Ảnh đồ họa mô tả những bản sao trái đất có "mặt trời" là một ngôi sao ma - ảnh: Jack Madden/Cornell University
Sao lùn trắng thực ra không phải là ngôi sao theo nghĩa trọn vẹn mà chỉ là một "bóng ma", một "xác chết" của ngôi sao. Khi những ngôi sao - như mặt trời của chúng ta - dần cạn năng lượng và đi về phía cuối đời, nó sẽ "chết" bằng cách bùng nổ thành một siêu tân tinh, để rồi những gì còn lại co thành một vật thể dày đặc, nhỏ bé và giàu năng lượng là sao lùn trắng.
Theo tiến sĩ Lisa Kaltenegger, Giám đốc Viện Carl Sagan, các hành tinh đá quay quanh các sao lùn trắng là ứng cử viên hấp dẫn cho sự sống ngoài hành tinh. Bản thân sao lùn trắng chỉ lớn cỡ trái đất và nhiều ngoại hành tinh quay quanh chúng cũng cùng kích cỡ, rất nhiều trong số đó là dạng hành tinh đá như hành tinh chúng ta.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters cho biết với ánh sáng yếu của một sao lùn trắng, việc quan sát và thực hiện các phép đo sinh học quang phổ trên các ngoại hành tinh quay quanh nó là hoàn toàn phù hợp. Điều đó sẽ giúp tìm kiếm các "chữ ký sinh học" trong bầu khí quyển của các hành tinh.
Tuy bản thân chỉ là phần còn lại của ngôi sao đã chết, nhưng sao lùn trắng vẫn tỏa ra nguồn năng lượng nhất định, đủ để một vài hành tinh quay rất gần nó có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cho sự sống.
Tinh vân Boomerang chính là vật thể lạnh nhất trong vũ trụ Một nhóm các nhà khoa học đa quốc gia đã sử dụng Đài quan sát Llano de Chajnantor (Chile) để quan sát Tinh vân Boomerang - vật thể lạnh nhất được biết đến trong vũ trụ. Tinh vân Boomerang còn được gọi là Tinh vân Bow Tie hay PGC 3074547, là một tinh vân hành tinh nằm trong chòm sao Centaurus cách Trái...