Tìm kiếm nước thánh trong dãy Himalaya ở Nepal
Hàng năm, cứ vào tháng 8 trăng tròn, những người hành hương theo đạo Hindu và Phật giáo trải qua những chuyến đi khó khăn đến hồ Gosaikunda, một hồ nước đẹp kỳ diệu trên dãy núi Himalaya ở Nepal.
Toàn cảnh hồ Gosaikunda trải dài vào ngày trăng tròn 26/8/2018. Ảnh: Nabin Baral
Trong nhiều thế kỷ, nước và nền văn hóa có mối quan hệ gắn kết với nhau, và điều này thể hiện rõ rệt ở dãy Himalaya. Nước Himalaya được cho là nguồn nước “thiêng liêng” bởi sự tinh khiết của nước, và nó duy trì cuộc sống của hàng trăm triệu người sống dọc theo bờ sông chảy từ các dãy núi.
Một trong những nguồn nước như vậy là hồ Gosaikunda ở Rasuwa của Nepal, nằm ở độ cao 4.380 mét so với mực nước biển. Nước từ hồ Gosaikunda “nuôi” một trong những con sông chính trong lưu vực sông Gandaki, và được cho là “thiêng liêng” đối với cả người Hindu và Phật tử. Người Hindu cho rằng các vị thần của họ Shiva đã được sinh ra tại đây.
Hồ cũng là một điểm đến nổi tiếng cho những người đi bộ ở Nepal, và là một trong những vùng đất ngập nước Ramsar cao. Nó nằm trong Vườn quốc gia Langtang.
Hàng năm vào tháng 8 trăng tròn trong lễ hội Janai Purnima, hàng ngàn người Hindu và Phật giáo hành hương đến hồ Gosaikunda để tìm kiếm “nước thánh”. Vào ngày rằm tháng 8, những người hành hương tắm trong hồ để thanh lọc cơ thể và tâm hồn của họ. Họ cũng lấy nước từ hồ Gosaikunda vào chai nước của họ để mang về nhà. Nước thánh được lấy tượng trưng cho hoạt động văn hóa và tôn giáo khác nhau ở Nepal.
Phải mất 2-3 ngày đi bộ từ Dhunche, trụ sở của quận Rasuwa mới đến được Hồ Gosaikunda. Những người hành hương ở nhiều độ tuổi khác nhau leo núi. Mặc dù chuyến đi rất khó khăn, nhưng giá trị tôn giáo và văn hóa của nước thánh chính là động lực tiếp bước cho những người hành hương trên hành trình này.
Sau đó họ tắm từ sáng đến tối trong nước lạnh đóng băng, họ thờ cúng nước và thiền định trước mặt hồ.
Một người hành hương Hindu ngồi trên lưng ngựa đi qua Vườn quốc gia Langtang một ngày trước ngày rằm tháng 8. Ảnh: Nabin Baral
Video đang HOT
Những người hành hương Hindu nghỉ ngơi trong chuyến đi đến Vườn Quốc gia Langtang. Ảnh: Nabin Baral
Vào lúc bình minh rạng đông vào ngày trăng tròn, người Hindu và Phật tử hành hương thờ cúng nước hồ Gosaikunda vào ngày 26/8/2018. Ảnh: Nabin Baral
Một người hành hương vừa ngâm mình trong hồ nước linh thiêng. Ảnh: Nabin Baral
Pháp sư là một phần của nghi lễ thờ phụng nước của hồ Gosaikunda vào buổi sáng ngày trăng tròn. Ảnh: Nabin Baral
Người hành hương xếp hàng tại nguồn nước chính của hồ Gosaikunda để hứng nước thánh mang về nhà với niềm tin tôn giáo và văn hóa. Ảnh: Nabin Baral
Một người hành hương hứng nước thánh từ nguồn nước chính của hồ Gosaikunda. Ảnh: Nabin Baral
Những người hành hương mang theo những chai nước đầy. Nước này được sử dụng cho các nghi lễ trong cả năm. Ảnh: Nabin Baral
Thờ cúng hồ có nhiều hình thức, từ ngâm mình đến thiền. Ảnh: Nabin Baral
Nhiều người hành hương mang nước thánh trở về nhà cho chính họ và cho cả những người không thể đồng hành cùng họ trong chuyến đi gian khổ đến hồ Gosaikunda. Ảnh: Nabin Baral
Một pháp sư đi qua Vườn quốc gia Langtang trên đường trở về nhà. Ảnh: Nabin Baral
Theo ivivu.com
Khám phá "máy làm mưa" của các nhà khoa học Trung Quốc
Trung Quốc có diện tích, dân số và nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới. Nhưng những mặt trái phát triển nền kinh tế của đất nước này như ô nhiễm môi trường khiến người dân phải chịu cảnh thiếu nước, đặc biệt ở những vùng như cao nguyên Tây Tạng và Tân Cương. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề này đó là phát triển hàng chục nghìn "máy làm mưa" bằng hóa chất, có thể cải thiện được tình trạng thiếu nước cũng như hàng năm tạo ra khoảng 10 tỷ tấn nước mưa trên cao nguyên này.
"Máy làm mưa" đáp ứng 7% nhu cầu nước sạch
Theo các nhà khoa học thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) cho biết, họ đã phát triển những lò iodua bạc được đặt trên dãy núi Himalaya ở độ cao 5.000m so với mực nước biển. Kế hoạch này là một phần trong chiến lược mở rộng dự án mang tên "Tianhe" hay "Sky River".
Năm 2016 nó đã từng được phát triển và nghiên cứu bởi các nhà khoa học của trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) với hy vọng sẽ mang lại nguồn nước mưa cho những người dân sống trong một khu vực kéo dài tới 1,6 triệu km2 . Nếu thành công nó sẽ đáp ứng được khoảng 7% nhu cầu nước sạch của người dân Trung Quốc.
Để tạo ra được những trận mưa, các nhà khoa học cho đốt các lò nhiên liệu hóa học, sau đó tạo ra khói kết hợp với iode bạc và kali iodua.
Quá trình này được thực hiện bằng tên lửa điều khiển từ xa hoặc các thiết bị phân tán chuyên biệt. Khi iode bạc tăng lên và trộn lẫn vào trong mây rồi nó sẽ tinh thể hóa tạo ra phản ứng kết tủa dây chuyền. Tuy nhiên, để tăng thêm hiệu quả gây mưa, các nhà khoa học Trung Quốc đã kết nối vào một mạng máy tính sử dụng vệ tinh thời tiết nhằm căn chỉnh thời gian giải phóng iode bạc vào các khoảng thời gian mây bao phủ.
Thao túng và thay đổi thời tiết
Nếu nói đây là hành động "thao túng" thời tiết của các nhà khoa học Trung Quốc là đúng thì đương nhiên họ có thể hoàn toàn thay đổi được điều kiện thời tiết với việc làm tích cực trên một phạm vi cho phép.
Quốc gia tỷ dân này cũng đã từng bỏ ra khoản tiền lên tới 168 triệu USD phục vụ cho việc phát triển công nghệ kiểm soát thời tiết. Hoạt động này do Công ty Công nghệ tên lửa Trung Thiên, Thiểm Tây tiến hành nhằm tạo ra những hoạt động thời tiết đa dạng giúp người dân sống thoải mái hơn.
Nếu dự án của các nhà khoa học thuộc Đại học Thanh Hoa và CASC thành công thì các nhà máy mưa nhân tạo có thể tạo ra những đám mây có chiều dài lên tới khoảng 5km. Điều này có nghĩa khoảng 10 tỷ m3 nước mưa sẽ được bổ sung xuống khu vực Tây Tạng ngoài những trận mưa tự nhiên khác.
Ngoài ra, các dự án bổ sung khác như lấy nước từ sông Dương Tử đến sông Vàng (2 con sông có nguồn gốc từ dãy Himalaya) sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc tạo ra mưa nhân tạo.
Đồng thời, kế hoạch này cũng góp phần vào nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp nước mới, do biến đổi khí hậu toàn cầu khiến cho dòng sông băng Himalaya cũng thay đổi.
"Thành công của hệ thống sẽ đóng góp quan trọng không chỉ cho sự phát triển của Trung Quốc mà còn mang tới sự thịnh vượng, hạnh phúc chung cho toàn thể nhân loại trên thế giới", ông Lei Fanpei, Chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết.
Hiện có một số ý kiến trái chiều xoay quanh công nghệ mới này, tuy nhiên các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành việc triển khai các hệ thống làm mưa nhân tạo trên cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương, trước mắt để tăng cường lượng mưa, nước ngọt cho người dân, cây trồng nơi đây đang ngày càng khốn khó.
Nhưng bên cạnh đó, họ cũng đang nỗ lực chứng minh công nghệ làm mưa của mình sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng tới môi trường thời tiết xung quanh và hy vọng triển khai trên toàn thế giới.
Theo Trần Biên (An ninh Thủ đô)
Cuộc chiến nước ở Himalaya Một kịch bản tệ hại hơn nhiều cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu có thể xuất hiện nếu các sông băng ở Himalaya bị tổn hại Trong kỷ nguyên của sự bất ổn toàn cầu này, nguy cơ xảy ra khủng hoảng và xung đột càng tăng bởi tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, sự quản lý tài...