Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp ta.i nạ.n tại Bình Định
Quân chủng Phòng không – Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp ta.i nạ.n.
Chiều 6/11, Cục Tuyên huấn cho biết, ngày 6/11 Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức ban bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát, với máy bay Yak-130 (số hiệu 210D).
Máy bay bay bài 208, bay đường dài- không vực – xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp, do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau.
Đây là chuyến bay đợt 3, là chuyến thứ 2 của phi công buồng trước trong ban bay trong ngày.
Máy bay cất cánh lúc 9h55 sáng đến 10h38 sáng khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.
Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công đã nhảy dù lúc 10h51 phút tại khu vực Trường bắ.n TB2, Tây Sơn, Bình Định.
Video đang HOT
Quân chủng Phòng không – Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng của Quân khu 5 và các địa phương khẩn trương tổ chức lực lượng, phương tiện tìm kiếm cấp cứu mặt đất và trên không.
Cục Tuyên huấn cho biết, kết quả tìm kiếm sẽ được tiếp tục thông tin.
Yak-130 là dòng máy bay huấn luyện đa năng nằm trong biên chế của Không quân nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chuyển loại phi công chiến đấu lên các dòng máy bay hiện đại hơn.
Ngoài chức năng huấn luyện, máy bay Yak-130 còn có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu với khả năng trinh sát và tấ.n côn.g tầm trung. Đây là dòng máy bay do Nga sản xuất và hiện được trang bị cho Trung đoàn 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân từ năm 2021.
Bay chặn, ép hạ cánh với máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam
Khi máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam hoặc bay sai phép bay nhưng không chấp hành hiệu lệnh sẽ bị Quân đội nhân dân bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 139/2024 quy định thể thức bay chặn, bay kèm, bay ép máy bay vi phạm Vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 9-12-2024.
Nghị định nêu rõ, máy bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam, còn máy bay bị bay kèm khi có hành động vi phạm phép bay.
Vi phạm phép bay là máy bay được cấp phép bay trong vùng trời Việt Nam nhưng có hành vi vi phạm nội dung phép bay (phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, quy tắc bay, bay không đúng dữ liệu về thời gian, độ cao, khu vực ghi trong phép bay).
Về phương thức, máy bay bay chặn, bay kèm tiếp cận máy bay vi phạm từ phía sau bên trái hoặc bên phải phù hợp với điều kiện cơ động, quan sát. Sau đó thiết lập tốc độ và khoảng cách phù hợp bảo đảm an toàn, phát ra các ký, tín hiệu và hành động; bảo đảm cho phi công (tổ bay) của máy bay vi phạm có thể tiếp nhận các ký, tín hiệu và hành động từ máy bay bay chặn, bay kèm.
Sau khi máy bay vi phạm nhận được thông tin cần thiết và chấm dứt vi phạm, máy bay bay chặn, bay kèm thoát ly khỏi khu vực.
Máy bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam, còn máy bay bị bay kèm khi có hành động vi phạm phép bay. Ảnh: VŨ HỘI
Nghị định cũng quy định máy bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay nếu bị can thiệp bất hợp pháp khi đang bay trong vùng trời Việt Nam, hoặc máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành.
Về trường hợp này, máy bay bay ép tiếp cận máy bay vi phạm, đồng thời phát ra các ký, tín hiệu và hành động yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định. Các sân bay này phải phù hợp về điều kiện kỹ thuật bảo đảm cho loại máy bay vi phạm hạ cánh.
Sau khi máy bay vi phạm hạ cánh an toàn tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định, máy bay bay ép thoát ly khỏi khu vực hoặc hạ cánh theo mệnh lệnh của chỉ huy bay quân sự.
Khi máy bay vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của máy bay bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định, có nguy cơ gây mất an toàn đến mục tiêu quan trọng hoặc ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, việc xử lý thực hiện theo quy định xử lý tình huống tác chiến phòng không của Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh Lực lượng thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép máy bay vi phạm hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay là máy bay, lực lượng đang làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, hoạt động dưới sự phối hợp điều hành của lực lượng quản lý hoạt động bay hàng không dân dụng. Căn cứ tình huống cụ thể đối với từng loại máy bay vi phạm và khu vực vi phạm, cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng lực lượng đang làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu ở khu vực phù hợp thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép máy bay vi phạm hạ cánh. Về thẩm quyền ra lệnh thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Với máy bay chuyên cơ vi phạm vùng trời Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo trực tiếp Thủ tướng quyết định bay chặn, bay kèm, bay ép. |
Đưa xác máy bay rơi ở Quảng Nam rời khỏi hiện trường Chính quyền địa phương đề xuất cử lực lượng công binh đến rà tìm, thu gom mảnh vỡ kim loại nhỏ còn sót lại để người dân sản xuất được an toàn. Sáng 10-1, ông Phạm Đức Công, Chủ tịch UBND phường Điện Nam Bắc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), cho biết sáng cùng ngày, đại diện Trung đoàn 929, Sư...