Tìm kịch bản ứng phó cho những biến động ‘khôn lường’ của giá dầu
Sáng 8/9/2022, tại Hà Nội, Báo Đầu tư đã tổ chức Toạ đàm “Biến động giá dầu và Kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển” với sự tham dự của hơn 80 khách mời đến từ các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và hiệp hội quốc tế và đông đảo cơ quan báo chí.
Toạ đàm “ Biến động giá dầu và Kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển”.
Sau những hệ lụy do đại dịch COVID-19 tới nhiều mặt kinh tế – xã hội, tình trạng biến động giá xăng dầu gần đây tiếp tục tác động trực tiếp tới thu nhập, chi tiêu và đời sống của người dân cũng như doanh nghiệp do giá thành sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng cao, làm tăng CPI.
Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó, và mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập báo Đầu tư, phát biểu khai mạc Tọa đàm.
Đặc biệt, thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng và châu Âu đang đối mặt với mùa đông khắc nghiệt sắp tới nên các nước đang tăng cường dự trữ xăng dầu càng làm giá dầu có nguy cơ tiếp tục gia tăng.
Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Vậy, biến động giá xăng dầu đã tác động như thế nào đến kinh tế trong nước và kịch bản nào hữu hiệu ứng phó với những biến động này để giữ vững mức tăng trưởng ổn định, bền vững? Đó là những nội dung mà cuộc Tọa đàm hướng tới.
Tại buổi tọa đàm, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp cho biết: “Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp điều hành ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp và đã thu được một số kết quả tốt. Tuy nhiên, để có thể thích ứng với chi phí xăng, dầu tăng, ngoài việc điều chỉnh giá bán một số sản phẩm cho phù hợp, doanh nghiệp cũng nên triển khai thực hiện đồng thời một số giải pháp như tận dụng, tiết kiệm nguyên vật liệu ở mức tối đa nhằm có thể giảm bớt một phần chi phí, tăng cường quản lý, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh chặt chẽ hơn, hạn chế thất thoát; đàm phán với đơn vị vận chuyển ( xe thuê ngoài) để không tăng cước vận chuyển quá cao; tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nguyên vật liệu khác để có chất liệu tốt, giá thành biến động ít nhất; đầu tư cải tiến dây chuyền để cải thiện môi trường làm việc và tăng năng suất để hạn chế chi phí đội giá thành sản phẩm”.
Cũng tại Tọa đàm, các chuyên gia kinh tế từ các tổ chức và hiệp hội, cùng đông đảo đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã chia sẻ những nhận định về cuộc khủng hoảng năng lượng, về tác động của biến động giá dầu tới phát triển kinh tế – xã hội. Các diễn giả đã đưa ra nhiều giải pháp thực tế và các đề xuất hữu ích nhằm chung tay vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh vận chuyển theo hướng phát triển bền vững, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh nhằm tăng cường khả năng độc lập của Việt Nam về năng lượng và giúp tránh được các cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.
Video đang HOT
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Tọa đàm.
Đặc biệt, tại buổi tọa đàm, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chia sẻ từ góc nhìn của cơ quan lập pháp của Việt Nam về xu hướng giá dầu đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng. Ông Hiếu cho biết: “Hoạt động dầu khí có nhiều rủi ro, có tính quốc tế, cần quan tâm đến thông lệ quốc tế. Luật Dầu khí (sửa đổi) chỉ điều chỉnh các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí – hoạt động thượng nguồn dầu khí, còn các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn của ngành dầu khí, như lọc hóa dầu, sản xuất phân bón và sản xuất điện, được điều chỉnh bằng các luật khác”.
Theo ông Hiếu, bối cảnh thị trường và điều kiện đất nước cho thấy, việc đồng bộ Luật Dầu khí (sửa đổi) với các quy định của luật khác là cần thiết. Ví dụ để xây dựng một đường ống dẫn khí, phải chiểu theo nhiều luật khác như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… Do đó các quy định trong dự án luật nên theo hướng cho phép thực hiện các dự án thăm dò, khai thác dầu khí theo chuỗi, tránh một việc phải trình nhiều cơ quan, bộ ngành, tránh xung đột về pháp lý.
Ông Lương Văn Khôi, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia, phát biểu tại Tọa đàm.
Là đơn vị tham vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, ông Lương Văn Khôi, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia, đã đưa ra đánh giá thực trạng hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong thời gian qua do biến động giá dầu, đồng thời tham mưu bộ xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua các thách thức do biến động giá dầu. Ông Khôi cho biết: “Tình hình kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm cho thấy ổn định vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. CPI tháng 8 tăng 3,6% so với cùng kỹ năm trước, tính chung 8 tháng tăng 2,58%, tương đương cùng kỹ các năm 2018-202, giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng giảm nhẹ; đảm bảo nguồn cung điện, xăng dầu, kịp thời chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động không đúng quy định, chủ động phương án điều hành, tạo dư địa hỗ trợ giá xăng dầu trong trường hợp cần thiết”.
Theo ông Khôi, định lượng tác động của giá dầu thế giới tăng trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine cho thấy, với giả định giá dầu thế giới tăng 40 USD/thùng, cùng với (1) Rủi ro đầu tư tại Nga tăng 4 điểm phần trăm, tại Ukraine tăng 2 điểm phần trăm và tại EU tăng 0,5 điểm phần trăm; (2) Chi tiêu Chính phủ của EU cho các nước ngoài EU tăng 0,5% GDP; (3) Xuất khẩu của Nga và các nước phát triển trong EU giảm 30 điểm % năm 2022 và sau đó tăng về kịch bản cơ sở; (4) Shock tỷ giá RUB trong hai năm 2022 và 2023; (5) Nhập cư từ Nga sang Ba Lan, Đức thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm lần lượt 0,38 điểm % và 0,84 điểm % so với tăng trưởng kinh tế trong trường hợp không có căng thẳng Nga – Ukraine xảy ra (KBCS); lạm phát tại Việt Nam tăng thêm 1,8 điểm % trong năm 2022 và 1,62 điểm % trong năm 2023.
Ông Kenya Maeda, Chuyên gia cao cấp Bộ phận Thương mại & Cung ứng dầu thô, Thị trường Toàn cầu, Công ty Idemitsu Kosan, phát biểu tại Tọa đàm.
Trong khi đó, ông Kenya Maeda, Chuyên gia cao cấp Bộ phận Thương mại & Cung ứng dầu thô, Thị trường Toàn cầu, Công ty Idemitsu Kosan, đã đưa ra những bài học kinh nghiệm ứng phó trong bối cảnh bất ổn về nguồn cung và về giá xăng dầu trên thế giới, mức độ ảnh hưởng đối với Idemitsu Kosan và các hoạt động tại Việt Nam.
Ông Kenya cho biết: “Nhu cầu dầu thô toàn cầu trong trung và dài hạn dự kiến sẽ tăng. Dựa trên các kế hoạch mở rộng hoặc đóng cửa từ các nhà máy lọc dầu trong khu vực châu Á, chúng tôi dự đoán, khả năng cung cấp các sản phẩm từ xăng dầu trong trung và dài hạn sẽ không thoả mãn được nhu cầu tăng trưởng. Để duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định đối với khía cạnh an ninh năng lượng (ngay cả trong thị trường mà không có triển vọng ổn định trong tương lai), cần phải thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng đối với các sản phẩm xăng dầu, từ thu mua các nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến bán hàng và tiêu dùng.”
Thời gian qua, doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19 chưa kịp phục hồi thì nay lại thêm vấn đề mới đó là giá cả tăng cao, gây ảnh hưởng nặng cho ngành vận tải hoạt động trong hệ thống logistics. Theo ông Lê Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logisitics Việt Nam, giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics; phí xăng dầu chiếm hơn 30% trong tổng chi phí cấu thành của logistics hiện nay.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng Giám đốc, Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tại Tọa đàm.
Trong khi đó, với vai trò là trung gian giữa bên mua và bên bán, ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng Giám đốc, Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đã đưa ra những phân tích về những hoạt động doanh nghiệp có sự tương hỗ với những thay đổi về lên xuống của giá xăng dầu – một nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, và đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp để bình ổn sản xuất trong bối cảnh giá dầu bấp bênh. Theo ông Dũng, trên thế giới, các doanh nghiệp xăng dầu thường dùng các công cụ bảo hiểm giá, thông qua các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, để chốt giá nhập khẩu, xuất khẩu theo chu kỳ vài tháng, thậm chí vài năm. Điều này khiến giá đầu vào và đầu ra được ổn định, và khi giá biến động, họ có nhiều “room” để điều tiết thị trường hơn. “Tôi kỳ vọng chúng ta sẽ sớm đồng bộ các chính sách của các Bộ ban ngành, để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể tự tin sử dụng các công cụ bảo hiểm giá một cách hiệu quả. Với tư cách là hội viên của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, các doanh nghiệp trong Hiệp hội có sự quan tâm rất lớn tới các công cụ bảo hiểm giá này, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc về mặt cơ chế để có thể thực hiện một cách hiệu quả,” ông Dũng nhấn mạnh.
Giá dầu cao hơn giá xăng, doanh nghiệp vận tải như 'ngồi trên lửa'
Nhiều doanh nghiệp vận tải bày tỏ lo lắng trước việc giá dầu diesel liên tục tăng cao, thậm chí đắt hơn cả giá xăng, điều chưa xảy ra trên thị trường xăng dầu.
Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 5/9, cơ quan điều hành điều chỉnh giá xăng trong nước giảm 366 - 439 đồng, xuống còn 23.359 - 24.230 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 1.430 đồng/lít lên 25.180 đồng/lít, vượt giá xăng. Đây là điều chưa từng có trên thị trường xăng dầu trong nước vì giá xăng thường cao hơn giá dầu.
Dữ liệu cập nhật mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, giá dầu diesel tại thị trường Singapore hiện là 134,6 USD/thùng, trong khi giá xăng RON95 chỉ là 102,9 USD/thùng. Với mức giá này, khả năng dầu có thể tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 11/9.
Chia sẻ với VTC News, ông Nguyễn Văn Quýnh, đại diện hãng Vận tải Bắc Nam, cho hay giá dầu tăng sẽ tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là giao thông vận tải. Theo ông Quýnh, doanh nghiệp của ông chủ yếu chở hàng hóa nông sản từ Nam ra Bắc và ngược lại bằng container hoặc xe tải. Nhu cầu sử dụng dầu diesel rất lớn, nếu giá dầu tiếp tục tăng cao, doanh nghiệp sẽ phải đau đầu để cân đối giữa doanh thu và lợi nhuận.
"Đội xe vận tải hàng hóa trọng tải lớn của chúng tôi đa phần sử dụng nhiên liệu dầu. Theo tính toán, mỗi xe tiêu hao 40 - 45 lít dầu cho 100km đường. Do vậy, giá dầu tăng sẽ khiến giá vận chuyển tăng, kéo theo đà tăng của cước vận tải hàng hóa", ông Quýnh nói.
Doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa lo lắng trước diễn biến nóng của giá dầu diesel. (Ảnh minh họa)
Theo ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, chủ thương hiệu xe Sao Việt, về cơ bản giá xăng hay dầu tăng đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ cấu phương tiện vận tải hiện nay của Sao Việt, tỷ lệ xe chạy dầu chiếm số lượng lớn, chỉ có một số ít taxi chạy xăng, nên khi giá dầu tăng, chi phí vận hành cũng tăng theo. "Việc giá dầu tăng cao chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí vận hành của doanh nghiệp", ông Bằng nói.
Vẫn theo ông Bằng, về nguyên tắc, giá dầu tăng thì các doanh nghiệp có xe khách chạy bằng dầu sẽ phải tính toán tăng giá vé để thêm chi phí. Tuy nhiên, mức giá hiện tại vẫn nằm trong biên độ giá cước mà doanh nghiệp vận tải đã tính toán để xây dựng giá vé trước đó nên chưa tác động đến việc tăng giá cước vận tải. Thêm nữa, trong bối cảnh giá hiện tại, hầu hết các nhà xe vẫn đang cố gắng duy trì họa động và hy vọng giá dầu giảm trong kỳ điều chỉnh tới.
Ông Tô Quang Học, nhà xe chuyên tuyến Hà Nội - Thái Bình, cho biết giá cước vận tải bao gồm nhiều chi phí đầu vào, ngoài xăng dầu tác động trực tiếp còn có các yếu tố cung cầu, cân đối hàng hóa chiều đi, chiều về. Trường hợp xe đầy tải, cả hai chiều đều có hàng thì giá cước sẽ rẻ hơn chỉ chở hàng một chiều.
"Dầu tăng trong ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp thì chúng tôi vẫn cố gắng duy trì hoạt động chờ diễn biến mới. Hy vọng từ giờ đến cuối năm, giá dầu ổn định, doanh nghiệp dễ thở hơn", ông Học nói.
Ngoài lĩnh vực vận tải, theo đánh giá của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) việc giá dầu vượt giá xăng sẽ khiến người tiêu dùng có thể phải đối diện với áp lực chi tiêu do giá cả hàng hóa khó hạ nhiệt. Nguyên nhân, giá dầu tăng sẽ kéo theo đà tăng của cước vận tải hàng hóa. Thêm nữa, nhiều thiết bị máy móc, động cơ, dây chuyền sản xuất cũng hoạt động bằng dầu. Chi phí vận tải hay chi phí sản xuất sẽ được phản ánh vào giá nhiều loại mặt hàng và dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng
"Vì vậy, việc giảm giá xăng nhưng giá nhiều mặt hàng khó giảm sẽ tiếp tục là bài toán nan giải cho thị trường hàng hóa trong thời gian tới", báo cáo của MXV nêu.
Vì sao giá dầu cao hơn giá xăng?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, từ trước đến nay, chúng ta đã quen với việc giá bán lẻ dầu diesel và dầu hoả luôn thấp hơn giá xăng. Tuy nhiên, tại kỳ điều hành 5/9, lần đầu tiên giá bán lẻ dầu diesel, dầu hỏa lại cao hơn giá xăng.
Nguyên nhân là tại thị trường thế giới, từ đầu năm 2022 đến nay, sau xung đột giữa Nga - Ukraine, nguồn cung khí đốt cho thị trường châu Âu và Mỹ giảm, nhu cầu đối với dầu diesel và dầu hỏa tăng. Điều này dẫn đến giá các sản phẩm dầu tăng cao, ở mức tương đương hoặc cao hơn giá xăng. Đến những tháng gần đây, để chuẩn bị cho nhu cầu tăng vào mùa lạnh, người dân lại đang dần chuyển sang dùng dầu khi giá năng lượng tăng cao, giá dầu tiếp tục tăng khá mạnh, cao hơn nhiều so với giá xăng.
Thứ trưởng cho biết thêm, hiện nay, bình quân giá xăng trên thế giới là 105 USD/thùng, trong khi giá dầu đang ở mức 143 USD/thùng.
Hầu như ở các nước châu Âu, giá dầu đều cao hơn giá xăng, ví dụ Italy, Hungary, Đức, Pháp, Đan Mạch, Áo, Cộng hoà Séc, Bỉ, Anh, Bồ Đào Nha. Hay như tại Mỹ, giá xăng hôm nay là 4,5 USD/gallon, còn giá dầu là 5,059 USD/gallon.
Trong nước, do cơ cấu giá xăng dầu, các mức thuế, chi phí kinh doanh dịch vụ rất khác nhau. Đối với các loại dầu, thuế nhập khẩu chỉ ở mức 0 - 0,72%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 0%. Còn đối với các loại xăng, thuế nhập khẩu bình quân là 9,7%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 8-10%. Do đó, giá bán lẻ xăng trong nước từ trước đến nay vẫn cao hơn giá dầu.
"Tuy nhiên, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 5/9 vừa qua, do giá xăng thế giới và giá dầu thế giới có sự chênh lệch lớn, giá dầu cao hơn giá xăng khoảng 30 - 35 USD/thùng nên giá bán lẻ dầu trong nước đã lần đầu tiên cao hơn giá xăng", ông Hải nói.
Giá xăng dầu giảm hơn nữa sẽ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp "Chúng tôi mong muốn giá xăng dầu thấp hơn nữa sẽ tốt hơn cho tất cả các đối tượng, đó là doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào và người dân, người tiêu dùng", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải cung cấp thông tin tới báo chí tại cuộc họp báo. Trả lời...