Tìm hướng đưa Đà Nẵng thành đô thị tầm cỡ Châu Á
Dù chịu tác động không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự ảm đạm và trì trệ của thị trường bất động sản, giảm sút nguồn thu ngân sách địa phương, nhưng Đà Nẵng vẫn là điểm sáng so với bức tranh kinh tế chung của của cả nước…
Đó là nhận xét của TS. Trần Du Lịch – đại diện nhóm tư vấn phát triển vùng trong đề dẫn về hội thảo với chủ đề “Phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố mang tầm vóc khu vực ASEAN và Châu Á: Từ ý tưởng đến giải pháp” được tổ chức ngày 12/7 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức lần thứ II.
Có 11 tham luận và hàng chục ý kiến hướng đến tìm các giải pháp xây dựng TP Đà Nẵng thành đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực và nhấn mạnh đến đặc trưng của một “đô thị đáng sống” hay “thành phố sống tốt”.
Các nhà nghiên cứu, khoa học tham dự hội thảo
Theo TS. Trần Du Lịch, để Đà Nẵng trở thành một đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực và thật sự như “một viên kim cương tỏa sáng trên bờ biển Đông ra thế giới” thì nhiệm vụ của Đà Nẵng còn nặng nề, còn nhiều thử thách trong vài thập niên tới.
Một ý tưởng, khuyến nghị của TS Trần Du Lịch đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu; đó là việc xây dựng Đà Nẵng phải tuân thủ nghiêm ngặt triết lý phát triển đô thị “đáng sống” mà hội thảo lần I đã đặt ra. Muốn tuân thủ triết lý phát triển như vậy phải xây dựng một bộ tiêu chí về đô thị trong tương lai.
TS Trần Du Lịch đề nghị nên tham khảo bộ tiêu chí của tổ chức đánh giá về đô thị rất nổi tiếng là Mercer đã được thế giới thừa nhận, đưa vào xếp hạng “đô thị sống tốt”, để xây dựng hệ thống tiêu chí phát triển Đà Nẵng.
Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, Đà Nẵng đang phải đối diện nhiều vấn đề, mà đầu tiên là “đã đạt được một số cái nhất nên rất dễ hài lòng, lúc ấy chỉ còn một cách duy nhất là vượt qua chính mình”. Cách để Đà Nẵng vượt qua chính mình là nhìn vào thời đại, một thời đại mà ý tưởng về phát triển, về lối sống và cách sống đã thay đổi.
TS Võ Trí Thành phát biểu: Đà Nẵng không phải là thành phố đi sau để trở thành một thành phố tầm cỡ khu vực và châu Á mà là một thành phố có rất nhiều điểm bắt đầu cùng với những thành phố đã phát triển hơn mình rất nhiều rồi. Một trong số đó là sự ra đời của nhiều loại hình công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin như điện toán đám mây, dữ liệu lớn… mà thế giới cũng như Việt Nam đều đang giai đoạn bắt đầu. Liệu Đà Nẵng có đủ tầm nhìn cao xa để vượt qua cả 2030 và 2050, không chỉ trở thành một thành phố ngang tầm ASEAN và châu Á mà là một mẫu hình mới đi cùng với thời đại không.
Video đang HOT
Ông cũng cho rằng để sớm đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, vừa là trung tâm giao thương trong nước vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài, thành phố cần ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ có chất lượng cao như du lịch, thương mại, tài chính – ngân hàng, giáo dục…
Với các ngành này, TS Võ Trí Thành cho rằng nên phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu riêng để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu để Đà Nẵng trở thành điểm đến của các dòng hàng hóa trong và ngoài nước…
Đà Nẵng hướng đến thành phố ngang tầm với các thành phố nổi tiếng của ASEAN và Châu Á
TS. Trần ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch Việt Nam cho rằng, dựa trên những thuận lợi về địa thế có sông, có biển, có núi, để trở thành một thành phố ngang tầm ASEAN và châu Á, Đà Nẵng cần phát triển bến du thuyền, xây dựng thành phố trên cao và chiếu sáng cho sông Hàn để thu hút du khách, nhà đầu tư đến với Đà Nẵng.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – ông Văn Hữu Chiến – cho biết, hội thảo lần này nêu ra những hướng đi, những cách nhìn mới có giá trị hiện thực cao và tầm nhìn dài hạn về phát triển TP Đà Nẵng xoay quanh 3 nội dung lớn: phát triển đô thị và không gian đô thị; phát triển Đà Nẵng thành trung tâm du lịch, dịch vụ chất lượng cao và trung tâm công nghiệp công nghệ cao phù hợp xu hướng phát triển khu vực ASEAN và châu Á.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng mong muốn tiếp tục hoàn thiện ý tưởng sáng tạo, có giá trị cao; cụ thể hóa những nhóm giải pháp hữu hiệu để xây dựng Đà Nẵng ngang tầm các thành phố ASEAN và châu Á.
Theo Dantri
Tham nhũng, lãng phí - chống không tốt sẽ đe dọa sự tồn vong
Sáng 24/6, Tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII, đơn vị 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1, TPHCM để thông báo kết quả kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII và ghi nhận các kiến nghị, phản ánh của cử tri.
Tín hiệu vui từ kỳ họp lịch sử
ĐBQH Trần Du lịch đã báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội đến với đông đảo bà con cử tri. Điểm nhấn đáng chú ý của kỳ họp này là việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các nhân sự chủ chốt. Lần đầu tiên làm thử nhưng Quốc hội đã làm công khai, minh bạch. Các ĐBQH, các đoàn ĐBQH đều đã thảo luận, bàn bạc trung thực mà không bị áp lực hay có ý kiến chỉ đạo nào. Kết quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm đã phản ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội. "Đây là cuộc bỏ phiếu thành công", ĐB Trần Du lịch nhấn mạnh.
Do còn nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải đáp, tháo gỡ, cần phải đem ra mổ xẻ, bàn bạc kỹ nên Luật Đất đai chưa được thông qua. Sau khi Hiến pháp mới được ban hành, Luật Đất đai cũng sẽ thông qua. Hiện nay, việc lấy ý kiến đóng góp của cử tri về dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn được tiếp thu cho đến hết ngày 30/9.
Cử tri Trần Văn Lài bày tỏ vui mừng sau kỳ họp Quốc hội
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ vui mừng về hoạt động của các ĐBQH, niềm tin về một kỳ họp lịch sử. Cử tri Lê Văn Minh (P. Cầu Ông Lãnh) cho biết: "Tôi theo dõi kỳ họp, các phiên chất vấn, trả lời chất vấn không bỏ sót buổi nào. Tôi rất vui mừng, dào dạt niềm tin và không có lý do gì phải bi quan cả. Kỳ họp đã bàn đến các vấn đề nóng, trọng đại của đất nước. Quốc hội đi đúng hướng khi đặt lợi ích của dân, do dân, vì dân lên trên hết". Cử tri Minh cũng cho rằng, điều mà ông và người dân quan tâm, mong mỏi là sau kỳ họp, các ĐBQH, Chính phủ... các Bộ, ngành làm sao cho những lời hứa của các vị lãnh đạo trước Quốc hội thành hiện thực. Làm sao để kỳ họp Quốc hội cuối năm nay người dân thấy được nợ xấu giảm nhiều, hàng tồn kho được giải phóng, bớt đi số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, số người lao động có việc làm trở lại tăng... "Không để sót những điều mà cử tri bức xúc đó mới là cái kết có hậu của một kỳ họp", cử tri Minh nhấn mạnh.
Cử tri Trần Đăng Tâm (P.Đa Kao) cũng bày tỏ vui mừng trước kết quả kỳ họp Quốc hội. Ông cho rằng, Quốc hội đã rất cảm thông với nhân dân, cử tri. Việc lấy phiếu tín nhiệm là hành động cần thiết để răn đe các quan tham, cán bộ yếu kém.
Nhiều cử tri mong mỏi cần chấn chỉnh tình trạng tham nhũng, lãng phí
Phấn khởi trước việc lấy phiếu tín nhiệm nhưng các cử tri cho rằng, cần phải làm tới nơi, tới chốn, quyết liệt hơn. Cử tri Trần Đăng Tâm cho biết, trong từ điển Tiếng Việt, không có cụm từ "tín nhiệm cao" hay "tín nhiệm thấp". Lần sau, Quốc hội nên ghi rõ là "tín nhiệm" hoặc "không tín nhiệm". Đồng tình quan điểm này, cử tri Trần Văn Lài, Nguyễn Kiên Cường cũng cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm như kỳ họp vừa rồi là thành công bước đầu, mới lên "dây cót" tinh thần cho những ĐBQH nào yếu kém. Lần sau, cần đưa ra tiêu chí tín nhiệm/bất tín nhiệm để tránh sự mơ hồ.
Quyết liệt với lãng phí, tham nhũng
ĐBQH Trần Du Lịch cho biết, thời gian qua, tái cơ cấu nền kinh tế còn quá chậm. Năm 2014, Quốc hội sẽ giám sát tối cao để chấm dứt tình trạng ì ạch này. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ tiếp tục cải cách hành chính, chống lãng phí, tăng cường an ninh quốc phòng, đối ngoại...
Cử tri Nguyễn Hiền Hà (P.Cầu Ông Lãnh) cho rằng, 2 vấn đề khiến người dân quan tâm và bức xúc là tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm và tham nhũng, lãng phí. "Tham nhũng sẽ xói mòn chính quyền, giảm uy tín của Đảng và mất niềm tin trong nhân dân. Xử án tham nhũng thì lại căn cứ vào các tình tiết như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu để giảm tội. Những người có khả năng tham nhũng thì ai cũng có các tình tiết này. Xét xử kiểu này chẳng khác nào tiếp tay cho tham nhũng", cử tri Hà nói.
Cử tri Phạm Đức Hùng (P. Nguyễn Cư Trinh) bức xúc trước tình trạng nhiều cây cầu ở TPHCM cứ mỗi lần khởi công, khánh thành đều có rất nhiều đoàn xe công tham dự. Xe công đi dự lễ, giao thông bị đổi hướng, lực lượng theo bảo vệ nhiều... chưa tính chi phí xăng dầu, hao mòn... quá lãng phí cho kinh tế nhà nước. Nhiều công trình, dự án khởi công nhiều năm rồi nhưng nay vẫn để đó, cỏ mọc um tùm. Cán bộ tham những thì cũng có người bị xử lý nhưng quá ít. Còn lãng phí cũng tác hại ghê ghớm nhưng quy trách nhiệm, chưa có ai bị xử lý. Nhiều vụ tham nhũng, lãng phí số tiền lớn nhưng lại chuyển sang tội danh "Cố ý làm trái..." để xử lý nhẹ tay.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận các ý kiến của cử tri
Cử tri Phạm Đức Hùng cũng cho rằng vấn đề công khai tài sản sẽ góp phần phòng chống tham nhũng nhưng chưa được quan tâm. Người dân phải được biết những ai là người phải kê khai, công khai tài sản và người dân có quyền kiểm tra hoạt động này. "Những người đương chức phải công khai, những người nguyên chức cũng phải công khai vì có những người tìm cách hạ cánh an toàn chứ không phải là về hưu", cử tri Hùng nói.
Tiếp thu ý kiến của bà con cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các ý kiến đóng góp chân thực, thẳng thắng và đầy trách nhiệm. Chủ tịch nước cũng cho rằng lãng phí là vấn đề hệ trọng. Chống lãng phí không tốt sẽ đe dọa sự tồn vong của chế độ, của Đảng và giảm lòng tin của nhân dân. Hiện không thiếu các văn bản quy trách nhiệm cá nhân về tham nhũng, lãng phí nhưng trong tổ chức, thực hiện không đủ nghiêm minh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng thông báo đến đông đảo bà con cử tri kết quả chuyến thăm Trung Quốc vừa qua. Chuyến thăm không chỉ được trong nước mà cả khối ASEAN và quốc tế rất quan tâm. Ba vấn đề mà Việt Nam và Trung Quốc bàn bạc là quan hệ giữa 2 nước, các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và vấn đề biển Đông. Hai bên đã trao đổi hết sức thẳng thắng trong các cuộc họp và đã đạt được những thỏa thuận nhất định. Những thỏa thuận này không phương hại đến quốc gia thứ 3 nào khác.
Theo Dantri
Tạm trú 2 năm được nhập khẩu nội thành Chiều qua, 20-6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú. Theo đó, sẽ nâng điều kiện thời gian tạm trú từ 1 năm lên 2 năm đối với trường hợp đăng ký thường trú vào các quận nội thành. Cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Đấu...