Tìm hướng đi mới cho làng nghề tương truyền thống
Thời gian qua, sự có mặt của các tổ hợp tác, hợp tác xã làng nghề trên địa bàn huyện Phú Bình ( Thái Nguyên) đã góp phần định hướng tổ chức, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho nhiều làng nghề. Tổ hợp tác làng nghề tương truyền thống xã Úc Kỳ là một điển hình.
Đến thăm làng nghề tương truyền thống Úc Kỳ, ngay từ đầu ngõ, chúng tôi dễ dàng nhận ra hương vị đặc trưng của tương nếp. Cẩn thận rót tương vào từng chai nhỏ, ông Dương Văn Tuyến ở xóm Ngoài, phấn khởi chia sẻ: “Tôi đang đóng 250 lít tương để kịp gửi cho một tiểu thương ở Hà Nội. Bây giờ, tương của làng nghề đã được nhiều người biết đến nên bán chạy lắm, làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Ngoài việc mỗi gia đình tự chủ động tiêu thụ thì còn có sự hỗ trợ của tổ hợp tác làng nghề, chuyên cung cấp nếp và thu mua tương cho bà con”.
Cơ sở sản xuất tương của hộ ông Dương Văn Tuyến ở xóm Ngoài 2, xã Úc Kỳ. Ảnh: V.M
Từ năm 2012, tổ hợp tác của làng nghề tương truyền thống Úc Kỳ được thành lập gồm 3 thành viên (tổ trưởng, kế toán, thủ quỹ). Trung bình mỗi năm, tổ hợp tác cung ứng khoảng từ 12 – 14 tấn nếp thầu dầu và thu mua khoảng từ 10.000 – 12.000 lít tương của các hộ trong làng nghề, tập trung ở các xóm: Múc, Ngoài 1, Ngoài 2, Làng, Tân Lập…
Bà Dương Thị Thành – Tổ trưởng, cho biết: “Thu nhập của nghề làm tương không cao như làm tại các công ty nhưng cũng đủ sống, đây là nghề của cha ông để lại. Tuy nhiên, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì người dân cũng không dám làm lớn. Trước thực tế đó, được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như để gỡ khó cho làng nghề, tổ hợp tác được thành lập. Công việc của chúng tôi là lựa chọn nếp ngon để làm tương và thu gom, tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Nguyên tắc của tổ đó là chỉ thu gom sản phẩm tương đạt chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ uy tín cho làng nghề”.
Trung bình mỗi năm, tổ hợp tác sản xuất được từ 6 – 7 tạ giống, đồng thời, thu mua lại thóc rồi xát lấy gạo bán cho bà con với giá 25.000 đồng/kg. Cao điểm là tháng giáp Tết Nguyên đán, tổ hợp tác đã cung cấp gần 20 tấn gạo phục vụ làm tương và bánh.
Anh Dương Văn Thường – hộ có kinh nghiệm nhiều năm làm tương ở Úc Kỳ, cho biết: “Trước đây, tôi chỉ làm 1 – 2 chum tương, thi thoảng bán được vài lít. Từ khi có Tổ hợp tác thu mua, gia đình tôi luôn làm duy trì từ 100 – 120 chum mới đủ cung cấp cho thị trường. Với giá bán dao động 20.000 – 25.000 đồng/lít (tùy loại nếp), trung bình mỗi tháng, gia đình tôi bán được khoảng 4.000 lít tương, trừ mọi chi phí tôi thu về 10 – 12 triệu đồng/tháng”.
Video đang HOT
Ông Dương Văn Giảng – Chủ tịch UBND xã Úc Kỳ cho biết: Nghề làm tương có từ lâu đời trên địa bàn xã Úc Kỳ. Năm 2015, làng nghề tương được công nhận là làng nghề truyền thống. Để duy trì hiệu quả nghề này, các hộ dân đã liên kết thành lập Tổ hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nghề làm tương đã tạo việc làm ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Theo Danviet
Thái Nguyên: Nuôi gà đồi kiểu thế này, có tiền tỷ cũng đúng thôi
Nhờ chuyển từ nuôi gà truyền thống sang nuôi gà thả đồi theo hướng an toàn sinh học, phát triển thương hiệu "Gà đồi Phú Bình", mỗi năm gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên (xóm Cà, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã thu về trên 1 tỷ đồng.
Trước khi tham gia HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh, gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên cũng đã có thâm niên gần 20 năm trong việc nuôi gà. Tuy nhiên, phải đến khi tham gia HTX vào năm 2014 và thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học, gia đình anh mới thực sự có của ăn của đề từ việc nuôi gà.
Với diện tích chuồng trại khoảng 750m2 của gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên (xóm Cà, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình) đáp ứng khoảng 6.000 con gà mỗi lứa
"Trước đây gia đình tôi cũng như nhiều hộ chăn nuôi gà trong vùng vẫn chủ yếu nuôi gà theo phương pháp truyền thống. Việc kiểm soát chất lượng đầu vào không được chặt chẽ, thức ăn cho gà hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Do đó chất lượng thịt không đảm bảo, nhiều khi gà chết rất nhiều...", anh Tuyên chia sẻ.
Phải đến năm 2014, khi HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh được thành lập cùng thời điểm nhãn hiệu "Gà đồi Phú Bình" được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, gia đình anh Tuyên mới bắt đầu thực hiện quy trình chăn nuôi gà theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn và chất lượng.
Từ tháng 6/2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đã tạo ra những ưu điểm vượt trội. Với việc áp dụng mô hình này, kỹ thuật lựa chọn con giống được nâng cao hơn trước, việc kiểm soát chất lượng đầu vào dễ dàng và đảm bảo hơn, nhờ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên mà chi phí đầu vào lại giảm đi đáng kể.
Anh Tuyên cho biết, hiện gia đình anh có khoảng 1,5ha diện tích đồi dành cho chăn nuôi trong đó khoảng 750m2 là diện tích chuồng trại để nuôi gà, đáp ứng mỗi lứa 6.000 con gà. Gia đình anh Tuyên thường xuyên nuôi 2 giống gà chính là gà ri và gà ri lai. Đây là 2 giống gà dễ nuôi phù hợp với điều kiện bán chăn thả, có chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng.
Anh Tuyên hiện là Phó giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh, đồng thời là 1 trong 10 thành viên của Hợp tác xã thực hiện mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học.
Theo anh Tuyên, quy trình nuôi gà đồi trải qua rất nhiều công đoạn, tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn con giống. Sau đó đến công đoạn lựa chọn thức ăn chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại để phòng tránh bệnh tật cho gà cũng vô cùng quan trọng. Việc nuôi gà phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là từ 20 - 30oC, nên tùy theo tình hình thời tiết mà điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.
Thông thường ở thời điểm từ 1 - 2 tháng đầu gà sẽ được chăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Sau đó đến tháng thứ 3, thức ăn cho gà sẽ được thay đổi bằng loại thức ăn phối trộn gồm các thành phần chủ yếu như ngô, khô đậu tương, cám mạch và một số loại khoáng chất khác...
Ngoài việc lựa chọn con giống đảm bảo thì việc vệ sinh chuồng trại cũng quan trọng không kém. Sau khi xuất bán một lứa gà phải để trống chuồng trại từ 15 - 20 ngày để vệ sinh, phun thuốc sát trùng, rắc vôi rồi mới cho lứa tiếp theo vào chuồng. Gà thường mắc các bệnh như cầu trùng, CRD (hen), ký sinh trùng và ecoli (tiêu chảy) nên việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa bệnh cho gà là hết sức cần thiết.
Việc nuôi gà thả đồi không mất quá nhiều công chăm sóc và ít bệnh tật hơn gà nuôi chuồng, hơn nữa chất lượng thịt gà đồi lại thơm ngon và săn chắc hơn
"Việc nuôi gà thả đồi không mất quá nhiều công chăm sóc và ít bệnh tật hơn gà nuôi chuồng. Hơn nữa việc kết hợp nuôi gà thả đồi với quy trình chăm sóc khép kín, được Trung tâm kiểm định, theo dõi thường xuyên nên chất lượng thịt gà đồi thơm ngon và săn chắc hơn. Mỗi ngày, hai vợ chồng tôi chỉ mất khoảng 4 giờ đồng hồ để chăm sóc gà, thời gian còn lại vợ chồng tôi vẫn có thể làm thêm ruộng và trồng rừng," anh Tuyên nói.
Ngoài nuôi gà đồi thịt thương phẩm, gia đình anh còn tự sản xuất con giống để bán và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Tuyên bán ra thị trường khoảng 40.000 con gà giống với giá bán 12.000 đồng/con.
Hiện nay, gia đình anh đang ký hợp đồng trực tiếp với 4 đơn vị thu mua gà đồi thương phẩm, chủ yếu là các cửa hàng, khách sạn ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Kạn và một số trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình.
Ngoài nuôi gà thương phẩm, gia đình anh Tuyên còn tự sản xuất con giống để bán và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình.
Hằng năm, HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh xuất bán khoảng 60.000 con gà giống và trên 10.000 con gà đồi thương phẩm (tương đương 200 tấn/năm) với doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm. Riêng gia đình anh Tuyên, mỗi năm xuất bán từ 10.000 - 20.000 con gà đồi thương phẩm, doanh thu từ 1 - 1,2 tỷ đồng/năm.
Cũng theo anh Tuyên, giá gà đồi năm nay cao hơn những năm trước, ở thời điểm hiện tại giá gà ri thịt là 80.000 đồng/kg, và giá gà ri lai là 60.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Tân Kim- Phú Bình : Phấn đấu trở thànhđiểm sángvề nông thôn mớiởTháiNguyên Năm 2019, xã Tân Kim là một trong 03 xã đạt chuẩn NTM của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Về xã Tân Kim hôn nay, chúng ta được chứng kiến sự đổi thay của một vùng quê. Nhờ chủ trương xây dựng NTM, hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa được cải tạo, nâng cấp. Nhiều dự án phát...