Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Một trong những dòng game lâu năm và thành công nhất lịch sử làng game – Final Fantasy. Chắc hẳn biểu tượng của chúng cũng ít nhiều có ý nghĩa?
Phần lớn game thủ không mấy khi để ý đến logo của game vì hầu hết chúng chỉ là những chữ cái và biểu tượng đơn giản. Tuy nhiên với dòng game Final Fantasy, logo của mỗi tựa game đều mang một ý nghĩa đặc biệt. Trong thời gian chờ đợi Final Fantasy XV chuẩn bị ra mắt, hãy cùng tìm hiểu về tất cả logo của 14 phiên bản Final Fantasy từ trước đến nay.
Final Fantasy
Logo phiên bản đầu tiên trên NES không có gì đặc biệt bởi Square dự tính chỉ phát hành một tựa game duy nhất. Ở thời điểm đó họ đã không ngờ rằng nó sẽ trở thành một hiện tượng.
Nhiều năm sau, trong bản remake trên PlayStation (được bán kèm FFII với tên Final Fantasy Origins), logo mới khắc họa hình ảnh Chiến binh án sáng (Warrior of Light). Đây là người anh hùng không danh tính trong tựa game đầu tiên với mái tóc dài đặc trưng.
Trong lần remake thứ 2 trên PSP nhân kỉ niệm 20 năm ra đời dòng game, chiến binh ánh sáng tiếp tục xuất hiện trên logo, được vẽ bởi họa sĩ Yoshikata Amano, người mà phong cách nghệ thuật bao trùm toàn bộ 14 logo trong danh sách.
Final Fantasy II
Giống như phiên bản đầu tiên, Final Fantasy II được remake trên PSP với logo không thay đổi gì nhiều, vẫn lấy nhân vật phản diện chính “Hoàng đế” làm trung tâm.
Final Fantasy III
Video đang HOT
Các game thủ trên đất Mỹ phải tiếp tục chờ tới năm 2006 mới được thưởng thức Final Fantasy III chính thức dưới dạng remake cho DS. Trên logo là nhân vật anh hùng Luneth đang vung 2 thanh kiếm. Không nên nhầm lẫn phiên bản này với Final Fantasy III phiên bản US bởi thực chất nó là Final Fantasy VI.
Final Fantasy IV
Như đã đề cập ở trên, Square không phát hành Final Fantasy II và III tại Mỹ, thay vào đó Final Fantasy IV trên SNES được mang tới Mỹ với tên “Final Fantasy II”. Logo trên bìa đĩa game khá giản đơn, chỉ có một chữ “T” được thay bằng thanh kiếm.
Trong khi đó, logo thực sự của phiên bản tiếng Nhật khắc họa một trong những nhân vật ấn tượng nhất của game: Kain Highwind. Đóng góp lớn trong cốt truyện khiến anh ta hoàn toàn xứng đáng được xuất hiện trên biểu tượng của tựa game.
Trong phiên bản remake trên DS ra mắt năm 2008, Kain được thay thế bằng Golbez, nhân vật phản diện chịu trách nhiệm cho hầu hết lỗi lầm của anh. Golbez đã tẩy não Kain, khiến anh chống lại Cecil, nhân vật chính của Final Fantasy IV. Nhưng đồng thời Golbez lại bị thao túng bởi Zeromus, nhân vật phải diện thực sự của game. Red Moon, một trong hai mặt trăng của hành tinh trong game là căn cứ của tên này.
Độ rối rắm trong cốt truyện không dừng lại ở đó, Golbez cuối cùng lại hoàn lương và lộ diện là người anh trai thất lạc từ lâu của Cecil. Kết thúc game, Golbez nhận thấy mình đã phạm quá nhiều tội ác, vì vậy quyết định cùng những người Lunarian đi tới Red Moon và bay vào vũ trụ; giống như Darth Vader với Death Star, chỉ khác là không có súng laser.
The After Years là hậu bản được phát hành dưới dạng DLC trên hệ thống Wiiware năm 2009. Game bắt đầu tại Red Moon (lúc nãy đã quay trở lại) và kết thúc ở True Moon, nơi mà cuối cùng được hé lộ là quê nhà của The Creator, kẻ tạo ra và tiêu diệt mọi sự sống trên hành tinh trong FFIV. Đó là lý do logo của phiên bản này khắc họa True Moon và Red Moon, 2 thiên thể có ý nghĩa rất quan trọng trong cốt truyện Final Fantasy IV.
Final Fantasy V
Ý nghĩa của logo FFV đơn giản hơn phiên bản trước rất nhiều. Hình ảnh trong logo là một con rồng gió, loài vật mà người chơi có thể sử dụng để di chuyển trong game. Đây là những sinh vật sắp tuyệt chủng trong Final Fantasy V và tuy không có nhiều ý nghĩa trong cốt truyện, chúng là thú cưng của công chúa Lenna và Krile, hai nhân vật chính trong game.
Final Fantasy VI
Hãng game Nhật Bản có vẻ không mặn mà với thị trường Mỹ khi mà logo tựa game Final Fantasy thứ 3 phát hành tại đây tiếp tục được thiết kế một cách nghèo nàn. Nhưng may mắn là ngoài thanh kiếm thay cho chữ T, trên bìa đĩa game còn có thêm một con moogle và bóng đen rùng rợn.
Xuất hiện trên logo chính thức là Terra, một nhân vật chính của game, đang cưỡi trên Magitek Armor. Trong cảnh mở đầu, Terra lái cỗ máy này băng qua một vùng băng tuyết, và chỉ một thời gian ngắn sau sức mạnh pháp thuật của cô mất kiểm soát và bản chất của Terra bị hé lộ. Sẽ thật đáng tiếc nếu chưa chơi qua tựa game này, vì đây là game Final Fantasycó cốt truyện hay nhất cũng như một trong những kịch bản game tuyệt vời nhất từng được viết ra.
Final Fantasy VII
Có thể dễ dàng nhận ra trong logo game là Meteor ( Sao băng), thiên thể do Sephiroth triệu hồi để phá hủy thế giới. Nhân vật phản diện chính của Final Fantasy VII tin rằng mình là hậu duệ cuối cùng của Cetra – một dân tộc cổ xưa với nhiều loại phép thuật hùng mạnh. Kế hoạch của hắn là dùng Meteor gây ra một vết thương lớn cho hành tinh, buộc nó phải sử dụng tới nguồn năng lượng “Life Stream” để chạy chữa. Sephiroth dự tính sẽ hấp thu hết nguồn năng lượng này và trở thành một vị thần mới.
Sự nổi tiếng của Final Fantasy VII dẫn tới bộ phim CG mang tên Advent Children lấy bổi cảnh 2 năm sau những sự kiện xảy ra trong game. Logo bộ phim ban đầu có vẻ vẫn là Meteor, nhưng nếu nhìn kĩ sẽ nhận ra nó còn tượng trưng cho Midgar, một thành phố trong game với những cột trụ và đường ống đặc trưng.
Dirge of Cerberus là phiên bản spin-off đầu tiên của Final Fantasy VIIvới nhân vật chính là Vincent Valentines. Nhân vật này đặt tên cho khẩu súng ưa thích của mình là Ceberus, con chó ba đầu canh gác địa ngục trong thần thoại Hy Lạp. Đó là lý do trên logo tựa game này là biểu tượng 3 chiếc đầu chó.
Xem ra Square Enix không đầu tư nhiều cho Crisis Core vì logo có thiết kế đơn giản giống như phiên bản Final Fantasy đầu tiên. Dù vậy, đây vẫn là một trong những tựa game hay nhất mà hãng từng phát triển.
Theo Gamek
Câu chuyện đằng sau những tựa game Nhật sai chính tả
Việc soát chính tả trong các tựa game Nhật phần lớn đều được thực hiện thủ công, dẫn đến khó tránh khỏi lỗi.
Sai chính tả là một lỗi thường gặp trong những tựa game cần tới việc dịch thuật sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, điển hình như các sản phẩm đến từ Nhật Bản. Sự khác biệt trong bộ chữ tượng hình và bảng ABC cũng như nền văn hóa khiến cho JRPG thường xuyên trở thành nơi để cho những sơ suất của nhà phát triển có cơ hội nở rộ.
Dù vậy, không phải mọi sai sót trong khâu dịch thuật đều mang tính chủ quan. Một bài phỏng vấn thực hiện bởi tạp chí Edge với Alexander Smith - chuyên viên đảm nhiệm việc dịch game đang sinh sống tại Nhật Bản đã hé lộ nhiều điều thú vị đằng sau công đoạn lắm "nhiêu khê" này.
Trước hết, ông Smith cho biết hầu hết các hãng phát triển game tại Nhật Bản đều sử dụng hình thức lưu trữ gồm 2 byte dành cho mỗi kí tự bởi xứ sở Mặt Trời mọc sử dụng loại chữ tượng hình rất phức tạp. Khi chuyển sang tiếng Anh, phương thức này vẫn được giữ nguyên và dẫn đến tình trạng thừa thãi. Chắc hẳn đã có lần bạn từng nhìn thấy những từ như kiểu "THI S" hay "TH IS" trong game Nhật rồi chứ? Đây là lỗi trình bày thường thấy trong thể loại JRPG, đồng thời cũng không ảnh hưởng quá nhiều để hãng phát triển phải chú tâm tới.
Tựa game The Sacred Blacksmith.
Đồng thời, kiểu lưu trữ này cũng khiến cho việc kiểm tra chính tả bằng những phần mềm tự động gần như không thể thực hiện được. Game nhập vai kể cả có độ dài ngắn cũng chứa hàng ngàn câu thoại, trong khi đội dịch thuật chỉ có từ hai tới ba người. Họ bắt buộc phải soát lỗi chính tả thủ công và với khối lượng công việc như vậy, sai sót là điều khó mà tránh khỏi, ví dụ như lỗi dịch thuật ở ngay đoạn đầu của Final Fantasy VII mà chắc nhiều người vẫn còn nhớ.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về bộ chữ hay âm tiết cũng khiến việc dịch thuật từ tiếng Nhật sang tiếng Anh trở nên rối rắm. Final Fantasy VII tiếp tục là một ví dụ khi phiên bản gốc trên PS1 dịch tên nhân vật là Aeris, trong khi chủ định của Square Soft muốn đặt là Aerith.
Vì vậy từ nay nếu như nhìn thấy lỗi sai chính tả nào đó trong các tựa game chuyển thể, hãy cố gắng thông cảm cho đội ngũ phát triển bởi đó nhiều khả năng nằm ngoài ý muốn của họ. Còn tất nhiên đối với những trường hợp sai ngay từ vòng gửi xe như Resident Evil "Revelaitons" hay Final "Fantsy" thì không thể chấp nhận được và xứng đáng bị ném đá rồi.
Theo Gamek
Thử thách chơi toàn bộ 21 bản Final Fantasy trong 1 tháng 2 game thủ đối đầu với nhau trong một cuộc thi rất thú vị: hoàn thành phiên bản 21 Final Fantasy trong tháng 12 này. Giống như nhiều đồng đạo khác trong thể loại nhập vai, mỗi phiên bản Final Fantasy đều đòi hỏi người chơi phải bỏ ra rất nhiều thời gian để rèn luyện sức mạnh cho nhân vật, tiêu diệt...