Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2
Có thật sự Random trong DOTA 2 là may rủi hoàn toàn?
Đã nhiều lần ngậm ngùi khi thấy Faceless Void của đối phương “hack” backtrack, hay bị gấu con của Lone Druid “first hit entangle”? Hãy cùng tìm hiểu thêm về cơ chế random trong DOTA 2 và áp dụng vào game đấu của bạn.
Trong DOTA 2, có 2 cơ chế để random, cơ chế thứ nhất là phân phối ngẫu nhiên thật (true random distribution, hay còn được gọi là RNG), cơ chế thứ hai là phân phối ngẫu nhiên giả (Pseudo-random distribution, PRD).
Đối với cơ chế thứ nhất, cách hoạt động của nó khá dễ hiểu. Ví dụ như bạn có 50% để crit khi tấn công chẳng hạn, thì mỗi hit tấn công, có riêng lẻ cho mình 50% cơ hội critical. Cách hoạt động của hệ thống ở cơ chế này tương tự như việc bạn tung đồng xu, mỗi lần tung luôn luôn có 50% ra mặt xấp/ ngửa, và tỉ lệ này là riêng biệt ở mỗi lần tung. Chính vì sự riêng biệt ở mỗi lần tấn công (như khi tung đồng xu này), mà ở một ngày đẹp trời, bạn hoàn toàn có thể luôn có crit một cách liên tục, nhưng cũng có khi không critical phát nào, bởi vì tỉ lệ critical của bạn ở mỗi cú đánh là hoàn toàn riêng biệt và không ảnh hưởng bởi nhau.
Counter Helix của Axe là skill dựa vào RNG, nên cho ra khả năng xoay “khủng khiếp” này.
Để giảm bớt độ “hên xui” và tăng tính ổn định cho hệ thống random, cơ chế thứ hai thường được áp dụng cho những effect/ skill có tính quyết định. Với pseudo-random distribution (PRD), thay vì có một % cố định cho mỗi cú đánh, số % này sẽ tăng dần dễ tăng khả năng crit của bạn cho những hit đánh sau. Tất nhiên, vì sự tăng dần này, mà % bạn được critical ở ngay hit đầu tiên sẽ thấp hơn con số được ghi 50% nhiều, nhưng ở mỗi hit không crit sau đó, con số này sẽ tăng lên để tăng khả năng đạt critical của bạn, và reset khi cú đánh đạt critical.
Chính vì sự không “random” hoàn toàn mà cơ chế này được gọi là phân phối ngẫu nhiên giả. PRD sẽ làm giảm thiểu khả năng đạt nhiều critical liên tiếp, hay đánh mãi mà không có critical nào.
Rất may là những cảnh “máu chảy đầu rơi” này sẽ không xảy ra một cách liên tiếp.
Video đang HOT
Ví dụ ở item Crystalys, với 20% critical và được tính theo cơ chế PRD:Ở hit đầu tiên, bạn có 5.57% critical. Mỗi hit tiếp theo, số % này tăng dần thêm 5.57% và đạt gần 100% ở hit thứ 18 (giả sử 17 hit trước đó không xảy ra critical). Do đó, PRD đã đảm bảo cho critical xảy ra và hạn chế những series all-crit hay không crit.
List những skill sử dụng PRD
Những skill và item liên quan đến critical:
Những item sử dụng PRD:
Áp dụng vào game
Với những skill/ item có critical, việc đánh creep một vài hit trước khi ra combat sẽ làm tăng khả năng critical của bạn ở combat. Điều này khá quan trọng với những hero phụ thuộc vào critical như Phantom Assassin, Kunkka (với Crystalys/ Daedalus), … Với Phantom Assassin, ngay khi level 6, áp dụng trick này sẽ gây ra một lượng dame khá lớn.
Tương tự với Entangling Claws của gấu con của Lone Druid, bạn nên cho gấu con hit creep vài lần để tăng % xuất hiện trói khi hit hero đối phương (những first hit entangle luôn khiến đối phương bất ngờ và mang lại lợi thế lớn cho bạn). Đặc biệt, những hit gấu con đánh trong lúc đối phương đang bị entangled cũng được “đếm” để tăng % entangle cho những hit tiếp theo, vì thế việc bị trói 2 lần liên tiếp cũng không phải là hiếm.
Admiral Bulldog đã quá nổi tiếng với những pha “hack” Entangle của mình với Lone Druid.
Kết
Có thể đối với một số game MOBA khác, hệ thống random được thay thế bằng hệ thống đếm (như bạn sẽ bash đối phương mỗi 4 hit), và loại bỏ hoàn toàn những sự may rủi. Nhưng, chính sự may rủi đó là thứ đem lại cảm xúc và cảm giác hồi hộp cho DOTA 2, khi đặt mạng sống vào những cú bash may rủi trong từng cú đánh hay những cảm giác khi nhận 1 hit critical bất ngờ từ đối phương.
Theo VNE
"Give Diretide" - phản ứng quá mức của một bộ phận fan hâm mộ DOTA 2
Đến lúc này thì toàn bộ các fan DOTA 2 đã chắc chắn rằng event Halloweene đã không xảy ra như họ mong đợi. Tất nhiên, sự thất vọng và bức xúc là một điều dễ hiểu, và một nhóm các fan hâm mộ DOTA 2 đã tìm mọi cách để "biểu tình", ban đầu mọi thứ chỉ như một trò đùa vui vẻ, nhưng liệu có phải họ đã đi quá xa?
Khởi đầu với _ Give DIRETIDE
Để thể hiện mong muốn của mình, các fan hâm mộ DOTA 2 đã spam khắp các diễn đàn về DOTA 2 và "Give Diretide" đã trở khẩu hiệu chung của cộng đồng. Những topic, group được lập ra, thậm chí một trangweb givediretide.com đã được lập ra để cung cấp cho người chơi vô số những cách để "biểu tình" như kí tên ủng hộ, gia nhập FB group hay vote cho ý tưởng in chữ "Give Diretide" lên vũ khí trong Counter-Strike,...
Kênh tường thuật DOTA 2 nổi tiếng Beyond the Summit đã dựng hẳn một đoạn video ngắn, trong đó họ chôn cất Diretide một cách "buồn bã". Bên cạnh đó, các fan hâm mộ cũng đã tạo khá nhiều video hay ảnh chế với nội dung "troll" hài hước xung quanh sự kiện này.
Spam trên Facebook của Volvo
Hãng ô tô Volvo do có cái tên phát âm gần giống với Valve nên cũng đã gặp "vạ lây" trong làn sóng Diretide lần này. Mặc dù biết rõ Volvo và Valve chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng các fan hâm mộ lại thi nhau spam khẩu hiệu "Give Diretide" trên fan page chính thức của Volvo. Nguyên nhân của điều này là bởi, cái tên Valve vẫn thường bị người chơi xuyên tạc thành Volvo cũng giống như cách các fan DOTA 2 sử dụng từ Daed gem (thay cho Dead game) hay doto (thay cho DotA). Chắc hẳn các khách hàng và nhân viên của hãng xe này đã có một khoảng thời gian bối rối, thắc mắc với câu hỏi "Diretide là cái gì vậy?".
Trò đùa kì cục và có phần hơi quá đáng này cũng đã thu hút sự chú ý của hãng xe Volvo khi hãng này đã có lời nhắn tời Valve rằng "Valve, mũ (tiếng lóng chỉ cosmetic items) thì cũng tuyệt đấy, nhưng mọi người muốn Diretide!".
Chắc hẳn rất nhiều fan DOTA 2 sẽ mua xe Volvo sau sự kiện lần này.
Cho đến những hành động quá giới hạn
Metacritic.com là trang web tổng hợp cho phép người chơi đánh giá về các sản phẩm giải trí như phim ảnh, âm nhạc hay trò chơi. Trước ngày Halloween, DOTA 2 nhận được 90/100 điểm từ các nhà chuyên môn và 8,9/10 điểm đánh giá của người chơi. Và trong vòng một hai ngày sau khi Halloween kết thúc, điểm trung bình của người chơi đã tụt xuống con số 4 tròn trĩnh.
Lí do là vô số các fan trong lúc tức giận đã tặng cho trò chơi yêu thích của mình hàng loạt điểm 0. Cơn bão này vẫn chưa ngừng lại ở đó, chuyên mục DOTA 2 ở các trang tin lớn về game khác cũng phải hứng chịu điều tương tự.
DOTA 2 đã nhận được vài nghìn điểm 0 trong một ngày.
Có vẻ như một bộ phận không nhỏ người chơi vẫn còn thấy ức chế, một số đã đi quá giới hạn của mình: quấy phá điện thoại của Cyborgmatt, blogger thường phân tích các bản cập nhật của DOTA 2; than phiền về DOTA 2 và Valve bất kì lúc nào có thể; các diễn đàn nói về DOTA 2 đến hiện tại vẫn ngập trong những lời than phiền, "Give Diretide" và những tranh cãi xung quanh nó. Thậm chí một vài người quá khích tới nỗi mang "Give Diretide" tới cả Facebook của tổng thống Obama.
Giống như cuộc biểu tình, "Give Diretide" cho thấy sự nhiệt tình của các fan hâm mộ với DOTA 2, một điều có lẽ chưa từng xảy ra với bất kì tựa game nào trong lịch sử. Nhưng mọi thứ đã đi quá giới hạn của mình, cả cộng đồng cũng như Valve đều có lỗi trong sự cố lần này. Và thiệt hại thì chính bản thân trò chơi và cộng đồng DOTA 2 là người phải gánh chịu.
Các fan nổi điên không đơn giản chỉ vì Diretide, họ kêu gào đòi Valve quan tâm hơn tới tựa game yêu thích của mình, tương tác với cộng đồng và chiều theo vô vàn những mong muốn của người chơi. Trong khi Valve lựa chọn cách im lặng trước tất cả mọi chỉ trích, không ai biết họ đang làm gì lúc này. Không cần biết đội ngũ phát triển trò chơi đang tính toán điều gì, nhưng sẽ thật thất vọng nếu DOTA 2 không có một bản patch thực sự chất lượng trong thời gian tới.
Theo VNE
Đại gia tung hàng trăm triệu VNĐ mua đồ ảo trong game Cộng đồng game thủ tại Thục Sơn Kỳ Hiệp vài ngày qua đang sôi sục với nhân vật mới liên tiếp đoạt được các vật phẩm khủng và mang trên người bộ trang phục trị giá hàng trăm triệu đồng. Tại máy chủ Kim Hoa Môn vừa xuất hiện một nhân vật mà hầu hết đối với các game thủ còn khá xa...