Tìm hiểu về các dòng xe máy
Được sản xuất theo vô số kiểu dáng dùng cho những mục đích khác nhau nhưng phần lớn các loại môtô đều rơi vào ba phân khúc chính: đường phố, off-road và dual-sport.
Môtô đường phố
Môtô đường phố là loại được thiết kế để chạy trên các con phố lát gạch. Đặc trưng của chúng là loại lốp trơn mượt với ta-lông không sâu, động cơ dung tích 125cc và vận tốc tối đa 160 – 200 km/h.
Tại Ấn Độ và Pakistan, môtô là loại phương tiện phổ biến hơn xe hơi do chi phí vận hành thấp và giá bán hợp túi tiền. Dung tích của những chiếc xe sử dụng tại đây khá nhỏ (50 – 450cc), do đó tiết kiệm nhiên liệu hơn (1,25 – 2,5 lit/100 km).
Bản thân môtô đường bộ cũng được chia thành một số loại nhỏ như sau:
Dòng Cruiser
Chiếc cruiser Harley-Davidson Softail.
Cruiser là loại môtô bắt chước phong cách của dòng xe Mỹ xuất hiện trong khoảng 1930 – 1960, ví dụ Harley-Davidson, Indian hay Excelsior-Henderson, mặc dù cũng thừa hưởng nhiều cải tiến từ ngành luyện kim và thiết kế. Vị trí lái của chúng luôn hướng bàn chân lên phía trước. Thông thường, khi lái một chiếc cruiser, người sử dụng sẽ hất mu bàn tay lên, thẳng đứng hoặc nghiêng xương sống về phía sau một chút, tạo cảm giác thoải mái hơn cho những chuyến đi đường trường đồng thời tăng khả năng điều khiển. Những chiếc môtô thiết kế theo phong cách chopper cũng được liệt vào loại cruiser.
Một số chiếc cruiser sở hữu tính năng hoạt động và khả năng ngoặt hạn chế do thiết kế gầm thấp. Nếu thích ôm cua tại tốc độ cao hơn, người lái phải độ lại chiếc cruiser để cải thiện góc nghiêng và tính năng hoạt động. Dòng môtô cruiser thường được độ lại sao cho phù hợp với ý tưởng của chủ sở hữu.
Dòng Sportbike
Môtô thể thao, đôi khi còn gọi là “crotch rocket” tập trung phần lớn vào tốc độ, khả năng gia tốc, giảm tốc và tính tiện dụng. Vì lý do này, phần lớn các thành viên trong dòng xe thể thao đều có chung những nét thiết kế đặc trưng. Môtô thể thao thường sở hữu khối động cơ tính năng cao nằm trong bộ khung trọng lượng nhẹ. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này giúp duy trì cấu trúc nguyên vẹn và bộ khung gầm rắn chắc. Hệ thống phanh phối má phanh cực “ăn” với yên phanh đa pittong xếp trên dãy rô-to thông khí quá khổ. Hệ thống giảm xóc được thiết kế theo công nghệ tiên tiến tính về khả năng điều chỉnh và vật liệu chế tạo nhằm cải thiện độ ổn định và bền bỉ.
Chiếc môtô thể thao Kawasaki ZX-7RR.
Cặp lốp trước/sau to và rộng hơn loại trang bị cho các dòng môtô khác nhằm phù hợp với tốc độ cua cũng như góc nghiêng lớn. Chụp thông gió là thiết bị mang tính phụ trợ cho dòng môtô thể thao. Khi được sử dụng, chụp thông gió thường mang hình dáng khí động để giảm lực kéo càng nhiều càng tốt, đồng thời ít cản gió cho người lái. Hiện nay, có một số mẫu xe thể thao sở hữu tính năng hoạt động “khủng” đến mức lập tức có mặt trên đường đua ngay sau khi rời khỏi phòng trưng bày.
Thông thường, những chiếc xe tương tự bao giờ cũng đi kèm các đặc điểm thiết kế tổng thể không thích hợp đường bộ nếu đem so sánh với phần lớn các dòng môtô khác. Chúng ít tập trung vào các thiết bị phụ trợ và tính năng tiện nghi thường thấy trên dòng môtô touring, điển hình như chân chống đứng, túi đựng đồ hai bên hông, kính chắn gió khổ lớn hoặc chụp thông gió cản nước mưa. Vị trí lái được sắp xếp sao cho cân bằng về trọng lượng và khí động. Cụ thể hơn, bàn đặt chân nâng cao kề sát với thân người còn khoảng cách tới tay lái thì kéo dài thêm đẩy vị trí cơ thể và trọng tâm lên trước, trên cả bình nhiên liệu.
Dòng môtô thể thao được chia thành nhiều loại khác nhau: loại entry-level dành cho người mới bắt đầu học lái, loại dung tích nhỏ (50 – 400cc), loại siêu thể thao tập trung chủ yếu vào tính năng tối ưu trên đường đua với động cơ có vòng tua máy lớn nhưng dung tích nhỏ (600 – 800cc), loại siêu xe trang bị động cơ cỡ lớn (800 – 1.100cc), loại hyper sport nhắm đến vận tốc cộng khả năng gia tốc tối đa nhờ khối động cơ “khủng” (1.100 – 1.400cc) và loại sport touring dành riêng cho những chuyến đi đường trường.
Chiếc tourer Honda Goldwing Dòng Touring
Sau khi được trang bị đầy đủ, bất kỳ chiếc môtô nào cũng có thể trở thành “bạn đồng hành” tin cậy trong những chuyến đi đường trường. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn tung ra thị trường các mẫu xe được thiết kế chuyên dụng cho mọi hành trình du lịch dài ngày. Môtô tourer thường ứng dụng động cơ dung tích lớn, chụp thông gió và màn hình hiển thị các thông tin dự báo thời tiết, bình xăng hào phóng cho những đoạn đường dài phòng trường hợp không có trạm tiếp liệu cùng vị trí ngồi thẳng đứng và thoải mái hơn hẳn dòng xe thể thao. Dòng xe này có thể chia thành nhiều loại nhỏ vốn rất phổ biến trong ngành công nghệ xế nổ.
Dòng Sport-touring
Môtô sport-tourer là sản phẩm lai tạo giữa hai dòng thể thao và touring. Chúng thường phát huy lợi thế trong những chuyến du lịch đường trường với vị trí lái nghiêng về phía trước, cơ cấu lái linh hoạt và tính năng hoạt động miễn chê.
Video đang HOT
Chiếc sport-tourer điển hình BMW R 1200 RT.
Dòng Naked-bike
Còn được biết đến với cái tên môtô “tiêu chuẩn” hoặc “đường bộ”, dòng xe naked chính là phần khung cơ bản của một chiếc xế nổ khi gỡ bỏ mọi bộ phận chính. Điểm nhấn của nó là chức năng và tính năng hoạt động hơn là các tấm ốp thân khí động hay vị trí lái cường điệu thường thấy trên dòng xe thể thao.
Môtô naked trở thành “chuẩn mực” từ thập niên 1970 và đầu 1980 (với sự xuất hiện của dòng xe Nhật Bản Universal). Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, loại xế “trần truồng” dần đánh mất chỗ đứng khi các nhà sản xuất dồn tâm sức cho dòng môtô thể thao, tourer và cruiser. Mãi đến cuối thập niên 1990, môtô naked mới hồi sinh tại thị trường châu Âu với nhiều mẫu mã mới không chụp thông gió do các nhãn hiệu nổi tiếng giới thiệu.
Dòng xe naked hiện nay thường được trang bị hệ thống giảm xóc hiện đại và mạnh mẽ trừ những mẫu mang phong cách cổ điển. Có thể kể đến một số cái tên nổi tiếng trong gia đình naked như Ducati Monster, Triumph Speed Four hay Suzuki SV650. Bên cạnh đó là những phiên bản naked đi kèm động cơ dung tích lớn chủ yếu được sản xuất tại Nhật Bản như Honda CB 1300 Super Four và Suzuki Bandit 1250.
Chiếc môtô naked Suzuki GS500E 1997.
Dòng Feet-forward
Khi lái một chiếc môtô feet-forward, người sử dụng phải đặt chân lên trước (tương tự xe hơi) thay vì để sau và dạng sang hai bên như bình thường. Phần lớn những chiếc môtô kiểu này sở hữu phần thân thấp tư thế lái hơi ngửa. Tuy nhiên, hiện nay rất khó tìm thấy một chiếc xe tương tự trên đường phố vì chúng chỉ được sản xuất để thử nghiệm mà thôi.
Dòng xe ga và mobylette
Xe ga là loại phương tiện dùng để chạy trên đường bộ. Đóng vai trò như một phần của tay đòn nên động cơ trên xe ga thường chuyển động cùng hệ thống giảm xóc. Dòng xe này được trang bị cặp bánh nhỏ (chưa đến 14 inch), hộp số tự động và động cơ cỡ nhỏ (dung tích 125cc trở xuống). Nhờ kiểu dáng bước qua, người sử dụng có thể lái xe với cả hai chân đặt lên bàn đỡ.
Tại vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là Italia, người dân rất ưa chuộng dòng xe tay ga. Trong khi đó, tại Mỹ, xe ga là hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong các ký túc xá đại học vì tính linh động và tiết kiệm nhiên liệu của nó. Tuy nhiên, những chiếc xe ga với động cơ phân khối lớn hơn 250cc như Honda Silver Wing, Honda Reflex, Yamaha Majesty và Suzuki Burgman mới chính là mốt đối với giới trẻ Mỹ hiện nay. Để bắt kịp xu thế chung, cuối năm 2006, Australia bắt đầu tung mẫu Honda Silver Wing 650cc ra thị trường nội địa. Mẫu môtô ba bánh Piaggio MP3 do Italia sản xuất cũng là cái tên đáng nhớ trong phân khúc xe ga phân khối lớn.
Kiểu dáng khác biệt giữa một chiếc xe tay ga và một chiếc cruiser.
Từng là sản phẩm kết hợp giữa xe đạp và xe máy, mobylette được trang bị động cơ nhỏ (loại hai thì dung tích 50cc chạy bằng điện) và hệ dẫn động giản đơn. Năng lượng dùng để vận hành chiếc xe có thể lấy từ hai nguồn: động cơ hoặc sức đạp của người lái.
Tại rất nhiều địa phương, mobylette được cấp phép dễ dàng hơn các loại xe sở hữu động cơ lớn khác. Đại diện cho dòng môtô chi phí thấp, mobylette có thể chạy ngon mà không cần đến sự xuất hiện của bàn đạp hai bên. Mobylette rất phổ biến tại Mỹ vào cuối thập niên 1970 và đầu 1980. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, dòng xe này đã bị liệt vào danh sách “tuyệt chủng”. Tại châu Á, mobylette còn được gọi là môtô khung đơn.
Môtô off-road
Môtô off-road (hay xe địa hình) bao gồm nhiều loại khác nhau với thiết kế và tính năng hoạt động dành riêng cho những mục đích cụ thể. Nếu dùng cho mục đích off-road, dòng xe địa hình được chia thành 4 loại như sau:
Loại trọng lượng nhẹ, ứng dụng động cơ cỡ nhỏ.
Loại sở hữu hệ thống giảm xóc khoảng chạy dài và khoảng sáng gầm lớn.
Loại có kết cấu thô ráp, đơn giản, ít tấm ốp thân và không chụp thông gió.
Loại bánh lớn với loại lốp nhiều đinh kẹp vào vành bằng khóa ốp.
Dòng xe địa hình thường được sử dụng trong nhiều môn thể thao đua off-road, điển hình là:
Đua motocross: đường đua được thiết kế độc nhất với hàng loạt chướng ngại vật khác nhau. Các tay đua buộc phải vượt qua chúng để giành chiến thắng chung cuộc. Vì mục đích giảm trọng lượng, những chiếc môtô chỉ được chứa tối đa 7,5 lit xăng. Khoảng chạy giảm xóc chính xác giúp các tay đua bay qua các chướng ngại vật tại tốc độ cao. Có hai loại môtô được phép tham gia các cuộc đua motocross là loại trang bị động cơ dung tích 250cc, hai thì và loại 450cc, 4 thì. Các tay đua có thể tùy chọn chiếc xe theo ý thích của mình.
Đua đường trường: địa điểm thường là những sa mạc rộng lớn. Đối tượng tham gia là những chiếc xe được phép chạy trên đường bộ (như enduro) nhưng đổ nhiều nhiên liệu hơn. Dung tích động cơ giới hạn trong khoảng từ 450 – 660cc (hai hoặc bốn thì) nhằm đảm bảo an toàn cho các tay đua.
Chiếc môtô off-road không yên tham gia cuộc đua địa hình.
Đua địa hình: một hình thức đua tập trung phần lớn vào kỹ năng cân bằng và độ chính xác hơn là tốc độ. Do đó, trọng lượng thấp và cơ cấu lái linh hoạt là ưu tiên hàng đầu. Thông thường, những chiếc xe tham gia đua địa hình sẽ ứng dụng loại động cơ hai thì cỡ nhỏ (125 – 300cc). Vì ảnh hưởng lớn đến trọng tâm nên yên xe thường bị gỡ bỏ. Với lượng nhiên liệu bị giới hạn xuống mức tối thiểu, phạm vi đua địa hình thường khá ngắn.
Đua rãnh: đường đua hình ô van là nơi diễn ra cuộc tranh tài giữa những chiếc môtô chạy ở tốc độ cao, không phanh, không giảm xóc, về số 2 và sử dụng methanol.
Môtô Dual-sport
Dual-sport là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ các loại xe được phép chạy trên đường bộ nhưng sở hữu thiết kế phù hợp cho các tình huống off-road. Môtô dual-sport thường kết hợp giữa tính năng hoạt động của cả hai dòng xe kể trên. Nói cách khác, chúng dựa trên mẫu mã off-road của các nhà sản xuất và thêm vào những thiết bị cần thiết để được phép chạy trên đường bộ (ví dụ: đèn, xi nhan, còi, gương).
Chiếc dual-sport nổi tiếng Kawasaki KLR650.
Dòng Adventure
Môtô du lịch thám hiểm là loại xe đường bộ có động cơ dung tích lớn phù hợp cho các chuyến đi đường dài. Ngoài ra, chúng còn thuộc gia đình dual-sport với bình nhiên liệu lớn và túi đựng đồ hai bên. Trọng lượng cũng như các thông số khác giúp chúng tách khỏi dòng xe off-road. Suzuki DR-Z400S trọng lượng nhẹ (136 kg) và BMW R1200GS Adventure (256 kg) là hai gương mặt nổi bật trong dòng xe này.
Dòng Enduro
Enduro là phiên bản được phép chạy trên đường bộ của motocross với hai nét đặc trưng là khoảng sáng gầm lớn và hành trình giảm xóc dài. Nhìn chung, chúng không thích hợp cho những chuyến du lịch đường dài vì đầu tư phần lớn cho tính năng off-road và cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, enduro còn đi kèm một số dấu hiệu phân biệt với phiên bản motocross, tiêu biểu như bộ giảm âm, trọng lượng bánh đà, đèn xi nhan, gương và đèn pha. Tuy nhiên, bộ yên cao và đàn hồi kém giúp dòng xe enduro trở thành lựa chọn lý tưởng trên đường bộ.
Dòng Supermoto
Supermoto là dòng xe kết hợp giữa motocross và enduro. Thuộc dòng dual-sport, supermoto ngày càng trở nên phổ biến với những cải tiến từ phía các nhà sản xuất như vành nhỏ và cặp lốp đường bộ. Thêm vào đó, nhờ lợi thế trọng lượng nhẹ, độ bền cao, chi phí thấp và cơ cấu lái mạnh mẽ, supermoto được rất nhiều tay lái sử dụng trên đường phố. Thị trường môtô hiện nay đang tràn ngập các sản phẩm thuộc dòng supermoto như Ducati Hypermotard, KTM 990SM, Honda CRF230M, Kawasaki KLX250SF và Yamaha WR250X.
Theo Zing
Ngắm Harley Davidson Road King 2009 'độ' tại Việt Nam
Đam mê xế "độ", nhất là những chiếc xe dòng cruiser, một tay chơi môtô tại Sài Gòn đã sở hữu chiếc Harley Davidson Road King đời 2009 được làm lại khá công phu ngay tại Mỹ, trước khi về Việt Nam.
Theo anh Liêm, chủ nhân chiếc xe, do quá đam mê tự làm những chiếc xe môtô theo sở thích của mình, anh đã "dọn" lại chiếc Harley Davidson dòng Road King đời 2009. Sau khi tháo toàn bộ những chi tiết cũ trên xe, một "bộ cánh" mới được khoác lên làm chiếc Road King trở nên "ngầu" hơn và bắt mắt hơn mỗi khi đi trên phố.
Road King được mệnh danh là "ông vua đường phố" với kiểu dáng khỏe khoắn, thích hợp cho những chuyến đi đường dài. Được gắn động cơ Twin Cam 96, dung tích xi lanh 1.584cc, Road King đạt công suất cực đại ở vòng tua 3.500 vòng/phút.
Chiếc Road King 2009 "độ" đầu tiên tại Việt Nam.
Chiếc xe được làm lại công phu, được chủ nhân bổ sung thêm phần đèn và giàn âm thanh ấn tượng.
Kiểu dáng chiếc Road King bắt mắt hơn sau khi khoác lên mình một "bộ cánh" mới.
Căm (nan hoa) bánh trước được thay mới hoàn toàn.
Toàn bộ chiếc xe được sơn lại màu nâu sang trọng.
Cụm đèn pha trước được gắn thêm một số chi tiết.
Lốc máy 1.584 phân khối trang trí với phần ốp bên ngoài mang biểu trưng của hãng xe môtô hàng đầu nước Mỹ.
Kính (gương) chiếu hậu cũng được thay đổi cho phù hợp với chiếc xe.
Bầu lọc gió ấn tượng được mạ crôm sáng bóng.
Dàn âm thanh với hơn 10 chiếc loa được gắn trên xe.
Bộ đèn trang trí nhiều màu tự động thay đổi sau mỗi 5 giây.
Xe còn được trang bị thêm GPS dẫn đường.
Nhìn từ phía sau, chiếc xe ấn tương với 2 thùng đồ lớn hai bên, cặp ống xả nằm gọn phía dưới và cụm đèn hậu dễ nhận ra.