Tìm hiểu “ván cờ” của Trung Quốc ở Biển Đông
Một kịch bản Trung Quốc có hành động khiêu khích ở Biển Đông từng được dự báo cách đây 20 năm và lý do dẫn đến các hành động này xuất phát từ mối quan hệ bất cân xứng. Điều này đã được nhiều học giả quốc tế nghiên cứu và công bố trong những năm gần đây…
Trung Quốc sẽ khiêu khích ở Biển Đông-dự báo từ 20 năm trước
Kịch bản Trung Quốc có hành động khiêu khích ở Biển Đông thực ra đã được giới quân sự và chính trị Mỹ dự tính từ lâu. Nhà văn Tôm Clan-xi (Tom Clancy), người có nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về tàu ngầm và các mối quan hệ với lãnh đạo hải quân Mỹ, từng viết tác phẩm SSN về đụng độ ở biển Đông từ năm 1996. Cách tiếp cận dễ hiểu nhất vào “ván cờ” mà Trung Quốc đã sắp đặt suốt hàng chục năm qua trên Biển Đông là thử chơi trò đánh tàu ngầm SSN dựa trên tác phẩm của Tom Clancy.
Trong giới học thuật, năm 1996 giáo sư chính trị học trường Harvard, ông Xa-mu-en Hăn-tinh-tơn (Samuel Huntington), đã đưa ra một kịch bản về sự thay đổi của cục diện địa lý chính trị quốc tế sẽ dồn ép tạo ra căng thẳng ở khu vực Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc bành trướng xuống Biển Đông thực sự không phải là quyết định nhất thời, hay các đối sách ngắn hạn vì lợi ích kinh tế. Tất cả khi được xâu chuỗi lại sẽ hoàn toàn ăn khớp với những gì mà các nhà quan sát phương Tây từng ghi nhận và dự báo từ 20 năm trước.
Giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam )
Theo Giáo sư An-tô-ni Rết (Anthony Reid), Đại học quốc gia Xin-ga-po, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác chính là định chế quan trọng nhất đang gìn giữ trật tự thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay, bắt đầu được thiết lập từ sau Hiệp ước Westphalia năm 1648. Đặc biệt là Hiến chương thành lập Liên hợp quốc sau ngày kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngay Điều 2 đã nhắc nhở rằng cơ sở hoạt động chính là “chủ quyền và bình đẳng” của tất cả các nước thành viên. “Chủ quyền” được hiểu và thực thi như là chủ quyền của nhà nước và toàn vẹn lãnh thổ. Trong Chiến tranh Lạnh, nguyên tắc này lại được tiếp tục nâng lên thành những cam kết của các nước lớn không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ. Giáo sư An-tô-ni Rết nhận định, Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt và vô cùng khôn khéo áp dụng những nguyên tắc đó để làm lợi cho mình.
Chủ trương “phát triển hòa bình” hiện nay của Trung Quốc chính là chiến lược sử dụng “ngoại giao mềm” để giành ngôi vị cường quốc. Trung Quốc đã dày công xây dựng thế cờ bá quyền từ hàng chục năm qua, bắt đầu bằng các cải tổ hệ thống giáo dục nhằm gia tăng tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan “Đại Hán”.
Mối quan hệ bất cân xứng
Để độc giả có thể nhanh chóng nắm bắt một số nghiên cứu, bài viết này xin trình bày cuốn sách về vị trí của Trung Quốc ở châu Á đạt được nhờ chủ trương ngoại giao bất cân xứng (Negotiating Asymmetry – China’s Place in Asia), do Đại học quốc gia Xin-ga-po xuất bản bằng tiếng Anh năm 2009. Đây là công trình nghiên cứu được tiến hành từ năm 2002 và do các học giả nhiều nước tham gia, trong đó Giáo sư An-tô-ni Rết là người chủ trì. Tất cả các học giả đều đi đến một kết luận chung là bất kể nhìn từ góc độ của quốc gia nào trong khu vực, hay mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc với quốc gia đó, thì điểm nổi bật vẫn là chính sách nước lớn và thái độ ép buộc trong trao đổi qua lại. Tùy theo thời điểm cũng như mức độ phản đối của các nước nhỏ mà Trung Quốc sẽ chấp nhận các vị trí khác nhau, nhưng luôn mang tính chất bất cân xứng.
Video đang HOT
Theo phân tích của Tiến sĩ Alexander L.Vuving (Vũ Hồng Lâm), hình tượng của mối quan hệ gia đình thường được Trung Quốc đem ra áp đặt để giữ thế bề trên với các nước trong khu vực, nhưng mỗi nước lại có đối sách riêng. Ví dụ như trước đây, các vương quốc Đông Nam Á thường chỉ chấp nhận Trung Quốc làm “bố vợ” của mình, thể hiện qua các đám cưới giữa các triều đình. Về lịch sử ngoại giao của Trung Quốc với Việt Nam từ những năm 1800 đến nay, Tiến sĩ Alexander L.Vuving cũng chỉ ra mối quan hệ “anh-em”, về cơ bản đã là bất cân xứng.
Tương tự như vậy là quy định triều cống. Có những giai đoạn Việt Nam mặc dù áp dụng hệ thống tổ chức nhà nước giống như Trung Hoa, nhưng khẳng định rõ vai trò khác biệt và tách riêng của mình.
Giáo sư An-tô-ni Rết. (Ảnh: Www.britac.ac.uk)
Khi cố gắng đặt mình vào vị trí ngang hàng với Trung Quốc, Việt Nam sẽ được các nước Đông Nam Á nể phục, giống như xưa kia Hàn Quốc đã từng dứt khoát thoát khỏi cái bóng gia đình của Trung Hoa, mặc dù vẫn duy trì truyền thống Khổng giáo. Khi nỗ lực xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chắc chắn Việt Nam sẽ được châu Á kính nể và công nhận vị trí ngang hàng, đánh giá bằng tư cách của một nền văn minh. Hơn vậy, tích cực đòi quyền bình đẳng trong ngoại giao và quyền lợi biển đảo với Trung Quốc đồng nghĩa với việc ủng hộ cho tiêu chí nền tảng nhất của Liên hợp quốc, mà cũng là nguyên tắc sống cơ bản nhất hiện nay của cộng đồng quốc tế.
Theo Tiến sĩ LÊ THANH HẢI (Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan)
Báo Quân đội nhân dân
Chuyên gia Biển Đông: Mỹ đề xuất "đóng băng leo thang" là dấu hiệu tốt
Trao đổi với Dân Trí, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông Richard Hayderian cho rằng, Mỹ cần tham gia tích cực hơn nữa về mặt ngoại giao với ASEAN và tăng cường "dấu chân" về quân sự cũng như chiến lược ở châu Á. Ông cũng cho rằng đề xuất "đóng băng leo thang" ở Biển Đông của Mỹ là dấu hiệu tốt.
Chuyên gia về Biển Đông, Giáo sư Philippines Richard Heydarian
Trong phần tiếp của cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, giáo sư đại học Ateneo De Manila, Philippines, đã nói về vai trò của Mỹ, Nhật, những nước lớn trong khu vực và Indonesia, một thành viên tích cực của ASEAN, trong việc tháo gỡ leo thang căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.
PV: Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, Mỹ đã ra rất nhiều tuyên bố về vấn đề này. Theo ông ngoài các tuyên bố, Mỹ cần làm thêm những gì?
Giáo sư Hayderian: Chính quyền Obama trước đó bị chỉ trích không quyết đoán trong việc "kìm" sự hiếu chiến trong vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc. Và có một số cơ sở cho điều này. Mỹ không thể tuyên bố là một người đảm bảo hòa bình ở khu vực khi không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp Biển Đông. Mỹ thậm chí không cam kết ủng hộ quân sự rõ ràng đối với Philippines, một đồng minh theo hiệp ước của Mỹ, nếu một cuộc chiến nổ ra do tranh chấp Biển Đông.
Mỹ rõ ràng là nên có vai trò tích cực hơn nữa. Là một cường quốc biển, Mỹ đã không đẩy lùi hiệu quả được Trung Quốc. Những gì Mỹ cần là phải làm nhiều hơn nữa để là một nước mang lại ổn định trên biển.
Điều này có nghĩa là Mỹ phải tham gia tích cực hơn nữa về mặt ngoại giao với ASEAN trong vấn đề Biển Đông và dĩ nhiên phải tăng cường "dấu chân" về quân sự cũng như về chiến lược mạnh mẽ hơn nữa ở châu Á.
Tôi cho rằng chính quyền Obama đã nhận thấy sự nguyên trạng trên Biển Đông không còn bền vững và đang lâm nguy, ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế - điều cốt lõi trong lợi ích quốc gia và sự ưu việt về hải quân của Washington ở Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo quan điện thoại vào ngày 10/6 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Đông Á-Thái Bình Dương Dainel Russel gợi ý rằng ASEAN và Trung Quốc cần phải đạt được một thỏa thuận tạm thời "đóng băng leo thang", trong đó có việc không chiếm thêm các đảo còn vô chủ trên Biển Đông. Ngài nghĩ sao về gợi ý này?
Giờ đây Mỹ đang tham gia tích cực hơn và đây là một dấu hiệu tốt. Tôi cho rằng đề xuất của Bộ Ngoại giao Mỹ tạo ra một cơ chế "đóng băng leo thang" lẽ ra phải được đưa ra sớm hơn.
Điều quan trọng vào thời điểm này là tăng cường áp lực mạnh mẽ đối với Trung Quốc nhằm làm giảm leo thang căng thẳng, và để Mỹ, ASEAN cùng các cường quốc Thái Bình Dương khác đóng vai trò làm trung gian. Về chính thức, ASEAN là nhà trung gian chủ chốt, nhưng sự tham gia của Mỹ và các cường quốc Thái Bình Dương khác sẽ tăng cường thêm được áp lực ngoại giao, qua các kênh song phương và đa phương, đối với Trung Quốc và một số nước còn lưỡng lự trong ASEAN.
Trong diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng trước, Nhật đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy vai trò mạnh mạnh mẽ hơn của nước này trong an ninh châu Á nhằm "đối trọng" với Trung Quốc. Ngài có đánh giá gì về điều này?
Việc Nhật Bản nổi lên là một nước đóng vai trò chủ chốt trong an ninh khu vực là điều vô cùng quan trọng. Dưới chính quyền của Thủ tướng Abe, Nhật đã nới lỏng những giới hạn mà nước này từng tự đặt ra về xuất khẩu vũ khí, đã tăng cường chi tiêu quân sự và thúc đẩy sửa đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật. Nhật cũng nổi lên là một đối tác quan trọng của ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.
Theo học thuyết "tự vệ tập trung", Thủ tướng Abe rõ ràng là đang xem xét đến viễn cảnh Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật đóng vai trò trực tiếp hơn trong việc bình ổn Các tuyến thông thương Biển (Sea Lines of Communications-SLOC) như Biển Đông, và hỗ trợ Mỹ cùng các đồng minh theo hiệp ước của Mỹ, như Philippines, nếu một cuộc chiến nổ ra trong khu vực. Không có gì ngạc nhiên, trong Đối thoại Shangri-La, ông Abe đã nói rất rõ Nhật là một "đối trọng" với Trung Quốc.
Chính quyền Obama cũng đã khuyến khích Nhật và các đồng minh Thái Bình Dương khác tăng cường vai trò an ninh của họ. Có thể thấy rõ Washington đang dựa nhiều hơn vào các đồng minh chủ chốt của mình, như Nhật, để đảm bảo trật tự tự do ở Đông Á, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ gặp khó khăn về tài chính và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Có thông tin cho rằng Ngoại trưởng Indonesia đã đề xuất các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp một phiên đặc biệt về căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Chúng ta có thể thấy gì từ điều này thưa ông?
Indonesia là một thành viên ngày càng tích cực của ASEAN. Do sự tích cực về ngoại giao và vị thế kinh tế của nước này, Jakarta hoàn toàn có khả năng hối thúc ASEAN trở thành nhà trung gian hiệu quả hơn trong việc đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.
Mặc dù không phải là một bên trực tiếp liên quan đến những tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông hiện nay, Indonesia đã phủ nhận tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định "đường chín đoạn" xâm lấn vào cả quyền thực thi pháp luật đối với quần đảo Natuna giàu khí đốt của Jakarta.
Indonesia cũng lo ngại trước những cuộc tuần tra ngày càng được gia tăng của lực lượng bán quân sự Trung Quốc trong chính EEZ của nước này. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Indonesia đóng vai trò tích cực hơn nhằm thống nhất ASEAN trong các tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc có vẻ như đã nhận thấy ảnh hưởng của Indonesia và đó là lý do vì sao Bắc Kinh đang gửi thông điệp ngoại giao tới Hà Nội và Manila cũng để nhằm vào Jakarta, đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng như trong vài tháng qua.
Tôi cho rằng Indonesia cần phải vận động tích cực, mạnh mẽ hơn nữa các nước khác trong ASEAN ủng hộ cho những nỗ lực nhằm xúc tiến COC và chỉ trích mạnh mẽ hơn nữa những hành động gây bất ổn của Trung Quốc.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Quý
Theo Dantri
Vu cáo trước Liên hợp quốc, TQ lộ điểm yếu Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao TQ đã bộc lộ vấn đề hình ảnh của nước này trong khu vực và TQ đang thua trên mặt trận công luận, một bài báo trên The Diplomat phân tích. Luận điểm vu cáo của TQ Dẫn nguồn từ AP, tờ Washington Postđưa tin, ngày 9/6, Trung Quốc đã gửi văn bản cáo buộc Việt Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên đường ở Hải Dương

Công an vào cuộc vụ rơi lan can khiến 3 nữ sinh ở Nghệ An bị thương

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Tạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viên

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lộ mặt mộc thiếu son phấn, visual không chỉnh sửa khác lạ ra sao?
Sao việt
22:14:26 14/04/2025
Lí do gì Jisoo (BLACKPINK) không đến cổ vũ Jennie, Lisa tại Coachella?
Sao châu á
22:01:20 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Thế giới
21:27:39 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận
Sức khỏe
19:21:26 14/04/2025
Phát hiện người yêu quen cùng lúc 3-4 cô, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi quyết định chơi chiêu"
Tv show
19:18:47 14/04/2025
Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!
Netizen
19:11:27 14/04/2025