Tìm hiểu Tết Nguyên Đán khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới
Tết Nguyên Đán rơi vào ngày 25 tháng 1 năm nay, mọi người trên khắp thế giới sẽ ăn Tết theo nhiều phong tục khác nhau như diễu hành, cầu nguyện, thả đèn lồng, hay bắn pháo hoa. Dưới đây là văn hóa ăn Tết ở 22 quốc gia
Hoa Kỳ: Vũ công biểu diễn tại phố người Hoa của thành phố New York vào ngày 17 tháng 2 năm 2019.
Vương quốc Anh: Múa rồng ở quảng trường Trafalgar của London vào ngày 29 tháng 1 năm 2017.
Philippines: Người Philippines gốc Hoa cầu nguyện trong đền Seng Guan ở quận Binondo, Manila của Trung Quốc, vào ngày 19 tháng 2 năm 2015.
Nhật bản: Múa lân trước cửa hàng ở khu phố Tàu Yokohama, cộng đồng người Hoa lớn nhất Nhật Bản, vào ngày 19 tháng 2 năm 2015.
Việt Nam: Người dân và người nước ngoài đếm ngược ở trung tâm Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2017.
Myanmar: Bé gái ngồi trên vai mẹ ở phố người Hoa Yangon trong dịp Tết Nguyên đán vào ngày 28 tháng 1 năm 2017.
Nga: Người dân mặc trang phục truyền thống nhảy múa đón Tết Nguyên đán ở Chita, Nga, ngày 17 tháng 2 năm 2018.
Canada: Thủ tướng Canada Justin Trudeau bên con lân năm mới tại Vancouver vào ngày 29 tháng 1 năm 2017.
Tây Ban Nha: Múa rồng tại một siêu thị ở Madrid để mang lại may mắn trong năm mới vào ngày 13 tháng 2 năm 2016.
Indonesia: Người dân cầu nguyện trong dịp Tết Nguyên đán tại chùa Satya Dharma ở Denpasar, Bali, vào ngày 19 tháng 2 năm 2015.
Ý: Biểu diễn ở trung tâm Rome để chào mừng Năm Dậu vào ngày 27 tháng 1 năm 2017.
Video đang HOT
Australia: Hàng trăm du khách tham gia khai mạc Lễ hội đèn lồng Tết Nguyên đán tại công viên Tumbalong ở Sydney, vào ngày 23 tháng 2 năm 2018.
Trung Quốc: Bắn pháo hoa ở Hồng Kông ngày 29 tháng 1 năm 2017.
Panama: Múa lân rước may cho một cửa hàng tại thành phố Panama vào ngày 16 tháng 2 năm 2018.
New Zealand: Mọi người tham gia Lễ hội đèn lồng ở công viên Albert, Auckland vào ngày 27 tháng 2 năm 2015.
Ấn Độ: Người Ấn gốc Hoa múa lân đón Tết âm lịch tại Kolkata, vào ngày 8 tháng 2 năm 2016.
Hàn Quốc: Người Hàn Quốc mặc trang phục lính gác tham gia Lễ đổi lính canh tại cung điện hoàng gia Seoul vào ngày 31 tháng 1 năm 2014.
Malaysia: Bé trai hứng nước nhận phước lành ở đài phun nước linh thiêng của chùa Tien Hou, Kuala Lumpur, vào ngày 31 tháng 1 năm 2014.
Brazil: Bức tượng chúa Kitô Cứu thế được chiếu sáng đón Tết âm lịch tại Rio de Janeiro vào ngày 27 tháng 1 năm 2017.
Pháp: Các vũ công biểu diễn đón Tết Nguyên đán trong trận bóng đá tại sân vận động Parc des Princes ở Paris vào ngày 17 tháng 2 năm 2018.
Nam Phi: Khi chiều tà, các vũ công nhảy múa ở phố người Hoa đầu tiên, Johannesburg, vào ngày 24 tháng 2 năm 2018.
Israel: Cựu Tổng thống Israel Shimon Peres (phải) và đại sứ Trung Quốc tại Israel Zhan Yongxin bắt tay trước sự kiện đánh dấu Tết Nguyên đán vào ngày 8 tháng 2 năm 2016, tại Tel Aviv.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Chợ hoa lớn nhất Hà Nội rực rỡ trước thềm xuân
Thời điểm gần Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 là lúc "vựa hoa xuân" Quảng Bá vào chính vụ. Đây là lúc chợ hoa tấp nập, nhộn nhịp và rực rỡ nhất trong năm.
Chợ hoa Quảng Bá hay còn có tên gọi chợ hoa Quảng An Tây Hồ nằm trên đường Nghi Tàm (P.Quảng An, Q.Tây Hồ, Hà Nội) là chợ đầu mối lớn chuyên bán các loại hoa ở Hà Nội. Quanh năm chợ hoa nhộn nhịp với đủ loại hoa từ khắp nơi được bày, cả bán buôn và bán lẻ. Những ngày Tết đến xuân về chợ hoa lại càng thêm tấp nập, cao điểm nhất là từ 2 tới 4 giờ sáng
Nơi đây cung cấp các loại hoa sỉ và lẻ cho thương lái lẫn người mua thông thường. Tại đây, người mua có thể lựa chọn bất kỳ loại hoa nào chưng trong ngày tết, từ những loại đơn giản như: Hồng, ly, cúc, đồng tiền, dơn... đến những loại hoa nhập ngoại khác như: Hoa diên vĩ, phi yến, tulip, thạch liễu, tuyết mai...
Những ngày gần tết, giá hoa ở đây tăng hơn so với ngày thường. Mỗi bó hoa hồng với 100 bông, thường có giá từ 70.000 - 12.000 đồng, vào những ngày cận tết thì giá tăng lên từ 150.000 - 180.000 đồng/bó. Cúc thường 50.000 đồng/bó 50 bông, giờ tăng lên khoảng 80.000 đồng/bó 50 bông, hoa địa lan tết được bán với giá trung bình 100.000/bông, tầm xuân 220.000/bó, đào có giá 150.000/cành...
Tết năm nay, lượng người mua bán tăng lên nhiều, theo đó nguồn cung cũng tăng theo
Năm nay thời tiết thuận lợi nên các loại hoa đều được chợ nhập vào tăng gấp đôi so với năm ngoái
Năm nay, hướng dương là một trong những loại hoa được người mua ưa chuộng
Các loại hồng như hồng nhung, hồng thơm, hồng kít... được nhập về với số lượng lớn năm nay
Các tiểu thương đang tấp nập sắp hoa ra quầy để phục vụ nhu cầu mua sắm tết của người dân
Chợ hoa tết không còn giới hạn, bó gọn trong khu quy hoạch, mà được người bán, người mua "mở rộng" lên khắp sườn đê, mặt đê và chạy dài cả vài cây số
Khu chợ này không chỉ là chỗ bán hoa của nông dân các làng hoa của Hà Nội, mà còn là chỗ tụ hội của hoa tươi đến từ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Sa Pa..., thậm chí cả hoa tươi bảo quản trong xe lạnh từ Đà Lạt hay từ Trung Quốc
Bài và ảnh: Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
Những địa điểm xem pháo hoa nổi tiếng ở các nước đón Tết Nguyên đán Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) là một nét truyền thống văn hóa lâu đời trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á. Trong đó, thời khắc giao thừa luôn được mọi người mong chờ nhất bởi những màn trình diễn pháo hoa đặc sắc tại các địa điểm nổi tiếng. Dưới đây là những điểm đón giao thừa tập trung...